Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 04

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 04

TUẦN 4

 Tiết 13 Văn bản : LÃO HẠC

 ( Nam Cao )

Ngày soạn :

Ngày giảng :

A . Mục tiêu :

 1. Kiến thức: Nắm nội dung tác phẩm .Biết được con người Lão Hạc xung quanh việc bán chó và cái chết của lão 2. Kĩ năng: Đọc sáng tạo và phân tích nhân vật .

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thương , cảm thông , quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả .

B. Chuẩn bị :

 1. GV : Nghiên cứu tà liệu ,soạn giáo án .

 2. HS : Học bài cũ , soạn bài mới .

C. Tiến trình lên lớp :

 I . Ổn định (1’)

 II . Kiểm tra bài cũ (5’)

 - Từ các nhân vật chị Dậu ,anh Dậu và bà lão hàng xóm , em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 ?

 III . Bài mới

 1. Đặt vấn đề (1’) Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì thật là hiếm. Và quý đến như thế tại sao lão lại bán chó để rồi dằn vặt , hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội thê thảm ? Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này .

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
 Tiết 13 Văn bản : LÃO HẠC 
 ( Nam Cao )
Ngày soạn :
Ngày giảng :
A . Mục tiêu :
 1. Kiến thức: Nắm nội dung tác phẩm .Biết được con người Lão Hạc xung quanh việc bán chó và cái chết của lão .
 2. Kĩ năng: Đọc sáng tạo và phân tích nhân vật .
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thương , cảm thông , quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả .
B. Chuẩn bị :
 1. GV : Nghiên cứu tà liệu ,soạn giáo án .
 2. HS : Học bài cũ , soạn bài mới .
C. Tiến trình lên lớp :
 I . Ổn định (1’) 
 II . Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Từ các nhân vật chị Dậu ,anh Dậu và bà lão hàng xóm , em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 ? 
 III . Bài mới 
 1. Đặt vấn đề (1’) Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì thật là hiếm. Và quý đến như thế tại sao lão lại bán chó để rồi dằn vặt , hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội thê thảm ? Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này .
 2.Triển khai bài 
a. Hoạt động 1 (5’)
GV gọi học sinh đọc chú thích (* ) ở sgk .
GV : Nêu vài nét về tác giả ?
HS : Tên thật là Trần Hữu Tri ,chuyên viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi .
Ông hi sinh trên đường đi công tác .
GV : Tác phẩm “Lão Hạc” viết về đề tài gì?
HS :Là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài người nông dân .
 I . Giới thiệu tác giả ,tác phẩm .
 1. Tác giả (sgk)
 2. Tác phẩm (sgk)
b. Hoạt động 2 (15’)
GV Yêu cầu học sinh đọc phần chữ nhỏ thật kĩ ở nhà sau đó tóm tắt những nét chính ? 
(Tình cảnh gia đình lão Hạc ,tình cảm của lão Hạc đối với cậu Vàng, sự túng quẫn ngày càng đe doạ lão Hạc ...)
GV: Hướng dẫn đọc : đọc chậm, buồn. Chú ý các đoạn độc thoại . 
GV: Đọc mẫu -gọi học sinh đọc tiếp.
GV: Lưu ý học sinh các chú thích khó 5 ,6, 9,10,11,15,21,24,28,31,30,40,43 .
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đoạn trích. Chú thích các chi tiết .
- Lão Hạc kể chuyện bán chó , ông giáo cảm thông, an ủi.
- Lão Hạc nhờ cậy ông giáo 2 việc.
- Cuộc sống của lão Hạc sau đó, thái độ của ông Giáo, Binh Tư... Cái chết của lão Hạc 
 II . Đọc ,tìm hiểu chú thích 
 1. Đọc 
2. Chú thích 
3. Tóm tắt 
c. Hoạt động 3 (10’)
GV : Vì sao lão Hạc rất yêu thương “cậu Vàng” mà vẫn phải đành lòng bán cậu ?
HS : Con đường cuối cùng vì lão Hạc quá nghèo , lại yếu sau trận ốm rồi không có việc làm , ăn hết vào tiền để dành dụm bấy lâu nay trong lúc đó cậu Vàng lại ăn rất khoẻ , lão Hạc lại không nỡ để cho nó đói sẽ gầy nếu lúc đó mà bán thì sẽ hụt tiền .
GV : Tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả thái độ , tâm trạng của lão Hạc khi kể chuyện bán cậu Vàng với ông Giáo ?
HS : Cố làm ra vui vẻ , cười như mếu ,mắt ầng ậng nước ,mặt đột nhiên co rúm lại ,vết nhăn xô lại ép nước mắt chảy, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít ,hu hu khóc .
GV: Qua đó em thấy lão Hạc là người như thế nào ?
HS: Giàu tình cảm, thuỷ chung, trung thực thương con (không có tiền cưới vợ bỏ đi phu đồn điền cao su lão cảm thấy ăn năn, mắc tội vì không lo liệu nổi cho con cho nên lão tích cóp dành dụm tiền cho con và giữ lại mảnh vườn nên phải bán chó bởi nuôi nó sẽ phải tiêu phạm vào tiền dành cho con . 
 III .Tìm hiểu văn bản 
1. Nhân vật lão Hạc 
 a. Tâm trạng lão Hạc sau khi bán cậu Vàng 
- Day dứt ,đau đớn ,ân hận xót xa, thương tiếc .
=>Người nông dân nghèo nhưng rất thương con ,sống tình nghĩa, giàu lòng tự trọng, trọng danh dự .
IV. Củng cố (3’)
- Tóm tắt toàn bộ nội dung truyện .
V. Dặn dò (3’)
- Bài cũ : 
 + Tóm tắt ngắn gọn truyện .
 + Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng .
- Bài mới : Soạn tiết 2 
 + Nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?
 + Thái độ , tình cảm của nhân vật “Tôi” đối với lão Hạc ?
Tiết 14: LÃO HẠC (T2)
 ( Nam Cao)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
A: Mục tiêu
 Kiến thức: 
 - Biết được nguyên nhân cái chết Lão Hạc để thấy được số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước C/M tháng 8 
 - Qua nhân vật ông Giáo thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Nam Cao: Thương cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với những người nông dân nghèo khổ.
 - Nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
2. Kĩ năng: - Tìm hiểu và phân tích nhân vật
3. Thái độ: Thương cảm xót xa với những người nông dân nghèo khổ.
B: Chuẩn bị:
 1.GV: Soạn giáo án.
 2. HS: Học bài cũ , soạn bài mới.
C: Tiến trình lên lớp
 I. Ổn định (1’)
 II.Kiểm tra bài cũ (5’)
 	Phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng . Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
III.Bài mới.
Đặt vấn đề (1’) Sau khi bán chó cuộc sống vẫn còn khó khăn , lão Hạc yếu đi nhiều lại thêm cơn bão đã phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn . Không còn gì để ăn lão phải tìm đến cái chết . Thật thương tâm cho số phận của người nông dân nghèo khổ .Thái độ , suy nghĩ của Nam Cao qua cuộc đời lão Hạc như thế nào ? Ta đi vào tìm hiểu tiết 2 của bài. 
Triển khai bài :
a.Hoạt động 1(10’)
GV : Qua việc lão Hạc nhờ vả ông Giáo em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này? Có ý kiến cho rằng lão làm như vậy là gàn rỡ, lại có ý kiến cho là đúng. Vậy em có ý kiến như thế nào về việc này?
HS: Lão Hạc âm thầm, quyết liệt chuẩn bị cho cái chết của mình theo cách nghĩ, cách làm có thể được của ông già nông dân nghèo.
GV: Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
HS : Bất ngờ, dữ dội và kinh hoàng. Do trúng độc bã chó, một cái chết trong đau đớn, vật vã, cùng cực về thể xác nhưng thanh thản về tâm hồn.
GV: Tại sao lão Hạc lại chọn cái chết như vậy?
HS : - Đây là một cách tạ lỗi với cậu Vàng, lão tự trừng phạt, hành hạ mình như một con chó chết vì ăn phải bã.
 - Cũng là cách giải thoát cho tương lai đứa con trai.
GV: Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?
HS : - Góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc cũng như những người nông dân trước Cách mạng tháng 8.
 Đồng thời tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến.
 b. Cái chết của lão Hạc.
- Bất ngờ , dữ dội và kinh hoàng.
- Chết vì bã chó, đau đớn , vật vã về thể xácnhưng thanh thản về tâm hồn.
- Nguyên nhân :
 + Tình cảnh đói khổ, túng quẩn.
 + Giải thoát cho tương lai đứa con trai.
- Ý nghĩa :
 +Bộc lộ số phận và tính cách của lão Hạc cũng như những người nông dân trước Cách mạng tháng 8.
 + Tố cáo hiện thực xã hội thực dân nữa phong kiến.
b. Hoạt động 2(13’):
GV : So với cách kể chuyện của Ngô Tất Tố trong tiêủ thuyết “Tắt đèn”, cách kể chuyện của NamCao trong truyện ngắn này có gì khác nhau?
HS: Ở tác phẩm “Tắt đèn” kể chuyện ở ngôi thứ 3, tác giả giấu mặt . Còn trong truyện “Lão Hạc” Nam Cao chọn cách kể ở ngôi thứ 1.
GV : Trong truyện nhân vật ông Giáo có vai trò gì?
HS : Là người chứng kiến , tham gia vào câu chuyện , dẫn dắt câu chuyện, bày tỏ thái độ tâm trạng của bản thân.
GV : Thái độ của ông của ông Giáo đối với lão Hạc, em nhận xét ông Giáo là người như thế nào?
HS : Giàu tình thương, giàu tự trọng, cảm thông sâu sắc...
GV: cho học sinh đọc đoạn văn 
“ Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta...thêm đáng buồn”.
HS: Thể hiện cái nhìn trân trọng, cảm thông, nhân hậu đối với con người .
GV: Vì sao ông Giáo lại viết: Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn?
HS: Vì thất vọng trước sự thay đổi không chịu được, đói ăn vụng túng làm càn của một người trong sạch, tự trọng .
GV: Tác giả viết: “ Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn” nghĩa như thế nào?
HS : Vì vẫn có những cái chết đầy hi sinh và bi phẫn như cái chết của lão Hạc, nhân tính vẫn chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá . 
GV: Đáng buồn theo nghĩa khác nên hiểu như thế nào?
HS: Thể hiện những người tốt, tự trọng, đáng thương, đáng thông cảm như thế cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc ....
2. Nhân vật ông Giáo 
- Giàu tình thương, giàu tự trọng, cảm thông sâu sắc với lão Hạc .
=> Tâm trạng và suy nghĩ của ông Giáo chan chứa một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng âm trầm giọng điệu buồn và bi quan .
 c, Hoạt động 3 (8’)
GV : Nghệ thuật kể chuyện, tả người, tả tâm trạng của Nam Cao đặc sắc ở những điểm nào ?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ ở sgk . 
3. Nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm 
- Ngôi kể thứ nhất ->gần gũi chân thực .
- Cốt truyện linh hoạt kết hợp tự nhiên giữa kể, tả và hồi tưởng bộc lộ trữ tình .
- Bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình.
* Ghi nhớ (sgk)
.
IV. Củng cố (3’)
 - Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ ?
V. Dặn dò (4’)
 - Bài cũ :
 + Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì ?
 + Nghệ thuật và nội dung của tác phẩm . 
 - Bài mới : Soạn bài : Cô bé bán diêm .
 + Đọc ,tóm tắt ngắn gọn , tìm bố cục văn bản .
 + Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được miêu tả như thế nào ?
 + Tìm hình ảnh tương phản trong đoạn trích ?
 	-----------------------------------------------------------------
 Tiết 15 : TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
Ngày soạn :
Ngày giảng : 
A . Mục tiêu
 1. Kiến thức : Hiểu khái niệm Từ tượng hình, Từ tượng thanh và đặc điểm, công dụng của nó .
2, Kĩ năng : Biết sử dụng Từ tượng hình, Từ tượng thanh trong việc viết văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm .
3, Thái độ : Tích cực, chủ động, hứng thú và yêu thích Tiếng Việt .
B . Chuẩn bị 
1, GV : Soạn giáo án , bảng phụ 
2, HS : Học bài cũ , làm bài tập và soạn bài mới.
C. Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định (1’)
II. Kiểm tra bài cũ ( kiểm tra 15’)
1, Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ .
 2, Hãy xếp các từ : nhìn , mắt , liếc , lưỡi , chua , nếm , ngọt ,sắc , mù,ngon vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng :
 Thị giác
 Vị giác
III. Bài mới .
 1, Đặt vấn đề (1’) Trong khi nói và nhất là trong các văn bản , chúng ta thường gặp những từ mô phỏng âm thanh hay những từ gợi tả hình dáng , trạng thái của sự vật . Những từ đó gọi là từ tượng hình , từ tượng thanh . Để hiểu rõ thêm về đặc điểm và công dụng của nó -> Vào bài mới.
 2, Triển khai bài
a, Hoạt động 1 (10’)
GV treo bảng phụ có ví dụ cho HS đọc thầm các đoạn trích , lưu ý các từ in đậm .
GV : Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật , những từ nào mô phỏng âm thanhcủa tự nhiên , con người. 
HS : - Từ gợi tả hình ảnh , dáng vẻ,trạng thái : móm mém , xồng xọc , vật vã , nụ cười , xộc xệch , sòng sọc.
 - Âm thanh : hu hu , ư ử .
GV : Những từ trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
HS : Gựi hình ảnh , âm thanh cụ thể , sinh động , có giá trị biểu cảm cao .
GV : Từ tượng hình? từ tượng thanh? Công dụng ?
HS : Trả lời ở ghi nhớ
GV : Em hãy tìm vài từ tượng thanh , vài từ tượng hình .
HS : Ngất ngưởng, lom khom, ha ha, oa oa....
 I. Đặc điểm , công dụng 
 1,Ví dụ : (sgk – trang 49)
 2, Nhận xét :
- Hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái : móm mém , xồng xộc , vật vã.....
- Âm thanh : hu hu , ư ử.
 3.Ghi nhớ :(sgk – trang 49)
b, Hoạt động 2 ( 13’)
GV: cho HS thảo luận nhóm bt 1( tìm từ tượng hình từ tượng thanh)
Tìm5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người?
Phân biệt ý nghĩa các từ tượng thanh tả tiếng cười?
Đặt câu với các từ tượng hình, từ tượng thanh sau: Lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè...
VD: - Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ những tiếng cành cây khô gãy lắc rắc.
 II. Luyện tập
Bài tập 1:
- Từ tượng hình:rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh : soàn soạt, bịch, bốp, nham nhảm.
 Bài tập2:
- Ngất ngưởng, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, khật khưỡng.
Bài tâp3:
- Ha hả: to, sảng khoái , đắc ý.
- Hì hì: vừa phải, thích thú , hồn nhiên.
- Hô hố: to, thô lỗ, vô ý.
- Hơ hớ: to, hơi vô duyên, thoải mái, vui vẻ.
Bài tập4:
IV: Củng cố (2’)
- Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Cho VD.
V: Dặn dò (3’)
 - Bài cũ: 
 + Học phần ghi nhớ ,tìm được ví dụ .
 + Làm các từ còn lại của bài tập 4 , bài tập 5 .
 - Bài mới : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội 
 + Khái niệm về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
 + Cách sử dụng ?
 Tiết 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN
 TRONG VĂN BẢN
Ngày soạn:
	Ngày giảng:
A: Mục tiêu
 1.Kiến thức: Hiểu được vai trò và cách sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
 2. Kĩ năng: dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và nội dung giữa các đoạn văn trong văn bản.
 3.Thái độ: Yêu thích môn TLV.
B: Chuẩn bị
 1.GV: Soạn giáo án
	 2.HS: Soạn bài mới
C: Tiến trình lên lớp.
 I. Ổn định (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 5’)
 - Thế nào là từ ngữ chủ đề, câu chủ đề? Em hãy cho biết các cách trình bày nội dung của đoạn văn?
 III.Bài mới
 1.Đặt vấn đề (1’) Lâu nay, các em đã từng viết những bài TLV , các em cũng đã biết cách sử dụng các phương tiện liên kết trong văn bản để liên kết các đoạn văn với nhau.Vậy phương tiện liên kết có tác dụng ntn?
 2.Triển khai bài
a.Hoạt động 1(10’)
Gọi HS đọc các đoạn văn ở SGK.
GV: Hai đoạn văn có mối liên hệ gì với nhau không? Tại sao?
HS: Không liên hệ. Vì tuy viết về một ngôi trường nhưng việc tả cảnh hiện tại và phát biểu cảm nghĩ về ngôi trường ấy không thống nhất ở một thời điểm nên không logic làm cho người đọc cảm thấy hụt hẫng khi đọc.
GV: Cụm từ”Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?
HS : Bổ sung làm rõ thời gian mà nhân vật” Tôi” phát biểu cảm nghĩ.
GV: Theo em với cụm từ trên hai đoạn văn liên hệ với nhau ntn?
HS: Tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Tạo sự liên kết về hình thức và nội dung =>Gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn làm cho hai đoạn văn liền ý liền mạch với nhau.
GV: Tác dụng của việc liên kết đoạn?
HS: làm cho ý các đoạn văn vừa phân biệt nhau vừa liền mạch với nhau một cách hợp lý tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
 I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
 1.Ví dụ:
 - “Trước đó mấy hôm” phương tiện liên kết đoạn
 2. Tác dụng.
 - Thể hiên quan hệ ý nghĩa, góp phần làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản
b.Hoạt động 2(12’)
GV cho học sinh đọc các đoạn văn ở SGK.
GV: Đoạn a: hai đoận văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học.Đó là những khâu nào?
HS:Đó là hai khâu tìm hiểu và cảm thụ.
GV :Tìm những từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn?
HS: Bắt đầu, sau khâu tìm hiểu.
GV: Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê ta dùng những từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện có quan hệ đó?
HS: Đầu tiên,trước hết, thứhai, tiếp theo, ngoài ra, cuối cùng,...
GV: Đoạn b: Tìm quan hệ ý giữa hai đoạn văn trên?
HS: Quan hệ tương phản,đối lập.
GV:Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?
HS:Trước đó, nhưng 
GV: Từ”nhưng” theo em chỉ quan hệ ý nghĩa ntn?
HS: Quan hệ đối lập
GV:Tìm thêm những phương tiện liên kết thực hiện ý nghĩa đối lập?
HS: Trái lại, ngược lại, vậy mà,...
GV : “ Trước đó” trong đoạn văn trên là khi nào ?
HS : Trước lúc nhân vật “ Tôi” cắp sách đến trường .
GV : “ Đó” thuộc từ loại gì ? Hãy kể tiếp những từ ngữ có tác dụng này ?
HS : Chỉ từ . Các từ : này , ấy , vậy, thế, kia...
GV : Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó? Tìm từ ngữ liên kết ?
HS : Quan hệ tổng kết , khái quát.
Từ ngữ liên kết : nói tóm lại.
 Cho HS đọc đoạn văn ở sgk.
GV : Tìm câu liên kết hai đoạn văn ?
HS : Ái dà , lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
GV : Tại sao câu đó có tác dụng liên kết ?
HS : Vì nó bổ sung làm rõ ý của đoạn .
GV : Khi liên kết các đoạn văn , ta dùng phương tiện liên kết nào ? Tác dụng của nó?
 II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản .
 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn trong văn bản.
 a. Bắt đầu , sau -> liệt kê
 b. Nhưng -> Quan hệ tương phản đối lập.
 c. Đó ->Chỉ từ.
 d. Nói tóm lại -> Tổng kết.
 2. Dùng câu nối để liên kết giữa các đoạn văn.
* Ghi nhớ :sgk
c, Hoạt động 3 ( 11’)
Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kếtđoạn văn trong những đoạn trích sau , chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa ?
Hoạt động nhóm : Chia 4 nhóm 4 câu hỏi sau đó đại diện nhóm trình bày .
 III. Luyện tập: 
 Bài tập 1: Chỉ ra phương tiện liên kết 
 a. Nói như vậy : Tổng kết
 b. Thế mà : Đối lập
 c. Tuy nhiên : Tương phản
 Cũng : Nối tiếp
 Bài tập 2 : 
 a. Từ đó
 b. Nói tóm lại
 c. Tuy nhiên 
 d. Thật khó trả lời
IV. Củng cố ( 2’ ) 
 - Nêu những phương tiện liên kết ? Tác dụng của nó ?
V. Dặn dò ( 3’ )
 - Bài cũ : Học phần ghi nhớ và làm bài tập 3.
 - Bài mới : Tóm tắt văn bản tự sự.
 + Khái niệm : Tóm tắt văn bản tự sự
 + Cách tóm tắt 
TUẦN 6
Tiết 21 Văn bản : CÔ BÉ BÁN DIÊM
 ( An- đéc- xen )
 Ngày soạn :
 Ngày giảng :
A. Mục tiêu :
 1. Kiến thức :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc