Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 7 đến tuần 9

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 7 đến tuần 9

Tiết 25, 26: Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

(Trích Đôn- ki -hô -tê)

 - Xéc- van -tet -

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

- Thấy rõ tài nghệ của Xec- van- tet trong việc xây dựng cặp nhân vật tương phản về mọi mặt: Hiệp sĩ Đôn- ki- hô- tê và giám mã Xan –chô- pan- xa. Đánh giá đùng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật. Từ đó rút ra bài học thực tiễn bổ ích.

- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt VBTS

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: soạn bài

- Học sinh: Soạn bài

III. Tiến trình dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”

2. Bài mới:

Tây Ban Nha là đất nước nằm ở phía Tây Châu Âu. Trong thời đại phục hưng đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại là Xéc- van- tet với tác phẩm bất hủ: Đôn- ki- hô- tê

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tuần 7 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 25, 26: Văn bản ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích Đôn- ki -hô -tê)
 - Xéc- van -tet -
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Thấy rõ tài nghệ của Xec- van- tet trong việc xây dựng cặp nhân vật tương phản về mọi mặt: Hiệp sĩ Đôn- ki- hô- tê và giám mã Xan –chô- pan- xa. Đánh giá đùng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật. Từ đó rút ra bài học thực tiễn bổ ích.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, tóm tắt VBTS 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày giá trị nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”
2. Bài mới: 
Tây Ban Nha là đất nước nằm ở phía Tây Châu Âu. Trong thời đại phục hưng đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại là Xéc- van- tet với tác phẩm bất hủ: Đôn- ki- hô- tê
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu vài nét về tác giả?
Tên đầy đủ: Mi- ghen Đơ Xec- van- tet. Cha ông là một thầy thuốc nghèo, đông con. Thuở nhỏ ông chịu nhiều khổ cực. Khi trưởng thành, ông gia nhập quân đội Tây Ban Nha, chiến đấu dũng cảm ở I- ta- li- a và được thưởng huy chương
Trên đường về nước, ông bị bọn cướp biển Bắc phi bắt làm tù binh năm năm. Sau đó, ông được gia đình chuộc về. Ông làm đủ nghề trước khi kiếm sống bằng ngòi bút
Trình bày xuất xứ của đoạn trích?
Chương này có tựa đề là: “Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn- ki- hô- tê với cối xay gió và những việc đáng ghi nhớ khác”
HS đọc phần tóm tắt tiểu thuyết
HS quan sát SGK
GV giải thích:
- Cối xay gió: cối xay hoạt động bằng sức gió thổi quay các cánh quạt. Tại các nước Châu Âu rất phổ biến các loại cối xay.
- Truyện kiếm hiệp: truyện về cuộc đời, sự nghiệp của những hiệp sĩ. Truyện kiếm hiệp hiện đại xuất hiện vào cuối TK XX, còn gọi là truyện chưởng
Truyện được kể theo trình tự nào?
Thời gian: trước- trong và sau khi Đônkihôte đánh nhau với cối xay gió
H: Dựa vào trình tự ấy, xác định bố cục của VB?
GV hướng dẫn: Chú ý các câu đối thoại của nhân vật cần đọc với giọng thích hợp
GV đọc mẫu một đoạn -> học sinh đọc tiếp
Liệt kê năm sự việc chính trong VB?
- Đ nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió.
- Thái độ và hành động của mỗi người với chiếc cối xay gió
- Quan niệm và cách xử sự của mỗi người khi đau đớn.
- Quan niệm xung quanh chuyện ăn
- Quan niệm xung quanh chuyện ngủ
Dựa vào năm sự việc chính hãy tóm tắt ND VB?
Lần này, thầy trò Đ gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là những gã khổng lồ xấu xa. Mặc cho Xan- chô- pan- xa can ngăn Đ vẫn đơn thương độc mã xông tới chiếc cối xay gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt. Vào lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng ĩ ngã lộn cổ xuống đất. Ngọn giáo gãy tan tành. Xan- chô- pan- cha chạy đến cứu chủ. Đ tuy rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng hiệp sĩ không được phép rên la. Đ giải thích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ- re- xtôn thù nghịch gây ra nhưng chàng vẫn vững tin mình sẽ chiến thắng lão. Hai thầy trò lại tiếp tục lên đường tìm kiến những cuộc phiêu lưu mới. Trên đường đi, Đ vì nhớ tình nương và vì danh dự của một hiệp sĩ nên đã không hề rên rỉ, không ăn, không ngủ trong khi X cứ việc ăn no, ngủ kĩ.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
* Tác giả(1547- 1616)
- Là nhà văn nổi tiếng của Tây Ban Nha thời phục hưng
* Tác phẩm
- VB trích từ phần đầu chương XVIII của cuốn tiểu thuyết Đôn- ki- hô- tê
2. Chú thích
3. Bố cục
- Đoạn 1: từ đầu- >không cân sức
Những nhận thức của Đ trước trận đấu với cối xay gió.
- Đoạn 2: Tiếp-> ngã văng ra xa
Đ gây chiến với cối xay gió và thất bại
- Đoạn 3: còn lại
Quan niệm của hai thầy trò trước việc bị đau, chuyện ăn và chuyện ngủ
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc- Tóm tắt 
Tiết 2.
Hoạt động của 
thầy và trò
Nội dung bài học
Trong VB có những NV nào?
Giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của hai nhân vật này?
Hình dánh của hai nhân vật này được MT ra sao?
Chú ý phần tóm tắt tiểu thuyết- 78
Đ tuổi trạc năm mươi, da dẻ sắt seo, thân thể tráng kiện. Lão vẫn chưa lấy vợ, suốt ngày đêm mê mẩn đọc các loại sách kiếm hiệp. Mê đến mức cũng muốn trỏ thành hiệp sĩ. Bởi thế lão quyết tâm bắt chước các hiệp sĩ, đổi tên thành Đ(ban đầu tên là Ki-ha- đa), lão tự tìm cho mình một người yêu dấu để tôn thờ, đó là một cô gái béo, lùn trong làng, gọi tên là Đuyn- xi- nê- a xinh đẹp, kiều diễm. Lão đánh bóng mấy thứ vũ khí và áo giáp cũ tổ tiên để lại, có con ngựa gầy mang tên Rô- xi- nan- tê
Em nhận thấy đặc điểm gì trong tính cách của Đ và Xan?
Ở mỗi nhân vật đều có những ưu- nhược điểm khác nhau.
Tính cách của hai NV này ntn với nhau?
Tác giả sử dụng NT gì? Có tác dụng ntn? 
Tương phản, đối lập -> 
Làm nổi bật cả hai nhân vật. Bên cạnh X, Đ càng hoang tưởng, càng cao thương, càng điên rồ. Bên canh Đ, X càng khoẻ mạnh, thực tế, hèn nhát
Em rút ra bài học bổ ích gì từ câu truyện trên?
2. Tìm hiểu văn bản
 Đôn-ki-hô-tê 
Xan- chô- pan-xa
Nguồn gốc
 Là quí tộc nghèo
Là nông dân
Hình dáng
Gầy gò, cao lênh khênh
Béo, lùn
Suy nghĩ, hành động
Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió
Tưởng là những gã khổng lồ xấu xa, quyết giao chiến để giết hết chúng
Chỉ là những chiếc cối xay gió
Thấy cánh quạt
Cánh tay dài ngoẵng
Cánh quạt
Cuộc giao chiến với cối xay gió
- Thúc ngựa xông lên
- Thét lớn, lấy khiên che kín thân, lăm lăn ngọn giáo phi thẳng tới -> giáo gãy, người và ngựa văng ra xa
- Hét to, ngăn cản
- Không tham gia
Sau cuộc chiến
Cho rằng thất bại là do pháp sư
Vì đánh nhau với cối xay gió
Quan niệm sống 
- Ngã vẹo cả người nhưng không kêu đau vì là hiệp sĩ
- Không ăn, không ngủ để nghĩ tới người yêu
-> hoang tưởng, dũng cảm, lãng mạn, sống vì lí tưởng công bằng và tự do cho mọi người
- Hơi đau là rên rỉ ngay
- Ung dung, thoải mái ăn uống ngon lành
-> tỉnh táo, thực dụng vì bản thân, ích kỉ, hèn nhát
- NT: tương phản, đối lập
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
* Nghệ thuật
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được biểu hiện và đặc điểm tính cách của hai NV: Đ- X
- Nắm được đặc sắc trong NT xây dựng NV của tác giả
2. Huớng dẫn về nhà
 - Phân tích tính cách của hai nhân vật: Đ- X
 - Xem trước bài: Tình thái từ
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
******************************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 27: TÌNH THÁI TỪ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là tình thái từ
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ minh hoạ.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
HS đọc
Chú ý vào các câu có từ in đậm
Cho biết các câu a,b,c thuộc kiểu câu nào?
a. Mẹ đi làm rồi à? 
-> Kiểu câu nghi vấn- sắc thái tôn trọng, lễ phép
b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm thán
Nếu bỏ từ in đậm đi thì ý nghĩa câu văn có gì thay đổi?
Thông tin sự kiện không thay đổi nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi(đặc điểm ngữ pháp của câu có khi có hai hoặc nhiều người giao tiếp)
Từ “ạ” ở VD d biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
Vậy các từ in đậm được thêm vào câu để làm gì?
Thế nào là tình thái từ?
Theo em tình thái từ gồm những loại nào?
HS đọc VD
Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào? Bộc lộ thái độ, tình cảm ra sao?
Khi sử dụng tình thái từ, ta cần lưu ý điều gì?
HS lựa chọn đáp án đúng
GV hướng dẫn HS giải thích
GV hướng dẫn HS đặt câu
HS làm bài - > lên bảng chữa bài
I. Chức năng của tình thái từ
1. Ví dụ
Các từ:
- à: thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, biểu thị sắc thái tôn trọng, lễ phép
- đi: thêm vào câu để cấu tạo câu cầu khiến
- thay: thêm vào để cấu tạo câu cảm thán
- ạ: sự lễ phép
-> tình thái từ
2. Kết luận(ghi nhớ SGK- 143)
II. Sử dụng tình thái từ
1. Ví dụ
 Câu 1: à - > dùng để hỏi, thái độ thân mật, quan hệ ngang hàng
 Câu 2: ạ - > dùng để hỏi, thái độ lễ phép, quan hệ trên dưới
Câu 3: nhé - > dùng để cầu khiến, thái độ lễ phép, quan hệ ngang hàng
Câu 4: ạ -> cầu khiến, lễ phép, quan hệ trên dưới
2. Kết luận(SGK 81)
III. Luyện tập
Bài 1
Các câu có dùng tình thái từ là: b,c,e,i
Bài 2
a. Chứ: nghi vấn, dùng trong trường hợp điều nghi vấn đã ít nhiều được khẳng định.
b. Chứ: nhấn mạnh điều vừa khẳng định, cho là không thể khác được
c. ư: hỏi, với thái độ phân vân
d. nhỉ: thái độ thân mật
e. nhé: dặn dò, thái độ thân mật
g. vậy: thái độ miễn cưỡng
h. cơ mà: thái độ thuyết phục
Bài 3
- Nó là học sinh giỏi mà!
- Đừng trêu chọc nữa, nó khóc đấy!
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị!
- Em chỉ nói vậy để anh biết thôi!
- Con thích được tặng cái cặp cơ!
- Thôi, đành ăn cho xong vậy!
Bài 4
-Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ?
- Bạn đã học bài rồi chứ?
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được khái niệm tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc ghi nhớ 1, 2
 - BTVN: 5- tr. 83
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
******************************
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 28 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu cần đạt	
Giúp học sinh: Thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm khi viết một đoạn văn tự sự.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Cho biết sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong VB tự sự? Vai trò của yếu tố MT-BC trong văn tự sự?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
Cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cùng được biết
- Các yếu tố MT- BC có thể nhiều hay ít, đạm hay nhạt nhưng nó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính.
Để viết được đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần thực hiện những bước nào?
- Bước 1: Sự việc có đối tượng là đồ vật, con người
- Bước 2: Ngôi thứ nhất số ít, số nhiều; ngôi thứ ba số ít, số nhiều
HS dựa vào các sự việc đã cho tự viết đoạn văn.
HS tìm đoạn văn có nội dung tương tự bài 1 trong VB Lão Hạc
So sánh đoạn văn vừa viết với đoạn văn trong tác phẩm của Nam Cao?
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
1. Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự
- Sự việc: gồm một hoặc nhiều hành vi, hành động...đã xảy ra.
- Nhân vật chính: là chủ thể hành động, hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc xảy ra.
- Các yếu tố MT- BC có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính t ... uý giá làm sao...
b. Kết luận
- Bố cục gồm ba phần: MB-TB- KB
- Có kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm
2. Dàn ý của một bài văn tự sự
a. Mở bài: Giới thiệu NV, SV, tình huống xảy ra câu chuyện
b. Thân bài:
 - Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
- Khi kể phải kết hợp MT-BC
c. Kết bài: Nêu kết quả sự việc và cảm nghĩ của người trong cuộc.
II. Luyện tập
Bài 1
a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm.
b. Thân bài: 
 - Lúc đầu do không bán được diêm nên em không dám về nhà vì sợ bố đánh
- Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Nhưng vẫn chẳng ăn thua gì.
- Sau đó, em đánh liều quẹt các quê diêm để sưởi. Mỗi lần một que, em lại thấy hiện lên một viễn cảnh đẹp đẽ:
+ Lần 1: lò sưởi
+ Lần 2: Bàn ăn
+ Lần 3: Cây thông
+ Lần 4: bà hiện về
+ Lần 5: Hai bà cháu dắt tay nhau về trời
- Các yếu tố MT-BC đan xen trong quá trình kể truyện. đặc biệt là sau mỗi lần quẹt diêm.
c. Kết bài
Em bé bán diêm chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Bài 2
a. Mở bài: Giới thiệu chung về bạn. Kỉ niệm khiến mình xúc động là gì?
b. Thân bài: Kể sự việc xúc động ấy:
 - Xảy ra ở đâu, lúc nào, với ai
 - Chuyện xảy ra ntn(Mở đầu- diễn biến- kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động ntn?(MT các biểu hiện xúc động)
c. Kết bài: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được dàn ý của bài văn TS kết hợp MT- BC
2. Huớng dẫn về nhà
 - Hoàn thiện bài tập 2 tr. 95 theo hướng dẫn trên lớp.
 - Tiết sau học VB: “Hai cây phong”
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
******************************
TUẦN 9
Ngày soạn:././2010
Ngày dạy: .././2010 
Tiết 33, 34: Văn bản Hai cây phong
(Trích Người thầy đầu tiên)
 - Ai- ma- top-
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh: 
 - Phát hiện trong văn bản có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện.
 - Hiểu nguyên khiến hai cây phong gây xúc động cho người đọc.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Soạn bài
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bàygiá trị ND- NT của VB: “Chiếc lá cuối cùng”
2.Bài mới:
 Đối với mỗi người VN, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm: cây đa cũ, bến đò xưa. Còn đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai- ma- tốp là nhớ tới làng quê. Mỗi lần về thăm quê, ông không thể không tới thă, hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Giới thiệu vài nét về tác giả?
Nhà văn nổi tiếng Chingiz Aitmatov đã qua đời ngày 10.6.2008, tại một bệnh viện ở Đức, khi chưa tròn 80 tuổi.
- Xuất thân trong một gia đình viên chức
Trong chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược Ai- ma- top tuy còn nhỏ nhưng phải cáng đáng nhiều công việc nặng nề ở quê nhà.
- Năm 1958, ông bắt đầu nổi tiếng với truyện ngắn Gia- mi- li- a. Sau đó ông cho xuất bản nhiều kiệt tác như Cây phong non trùm khăn đỏ
- Đầu năm 2004, ông được nhận danh hiệu giáo sư danh dự của trường ĐH Lô- mô- nô- xốp.
Giới thiệu về xuất xứ của tác phẩm?
In trong tập: “Ga- mi- la- truyện núi đồi và thảo nguyên”
Cho HS đọc phần tóm tắt truyện: “Người thầy đầu tiên”(Hỏi- đáp tr.50)
Giải thích từ: Cao nguyên, thung lũng, thảo nguyên, cây phong?
VB có thể chia làm mấy phần? Xác định nội dung của mỗi phần?
Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Cách kể chuyện của tác giả có gì đặc biệt?
đan xen hai mạch kể.
Người kể chuyện xưng “tôi” khi nào? Cách xưng hô đó có ý nghĩa gì?
Người kể chuyện xưng “chúng tôi” khi nào? Cách xưng hô đó có ý nghĩa gì?
Xưng “chúng tôi” bắt đầu từ: vào năm học cuối...biêng biếc kia.
Phần còn lại từ đầu bài văn ...gương thần xanh và tôi lắng nghe cho đến hết, người kể chuyện xưng tôi.
Do đó, VB gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau.
Trong mạch kể xưng tôi người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ. Không nhất thiết bao giờ người kể ở dạng này cũng chính lá tác giả.
Trong mạch kể xưng “chúng tôi”, vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại kể nhân danh cả “bọn con trai” ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trong bọn.
Theo em mạch kể nào quan trọng hơn?
Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn vì được dùng nhiều hơn và còn bao bọc mạch kể xưng chúng tôi
Trong VB tác giả sử dụng những PTBĐ nào?
TS-MT-BC
GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ.
GV đọc- HS đọc tiếp
Hãy tóm tắt ND của VB?
Xuyên suốt các sự việc trong đoạn trích ta thấy hiện lên hai hình ảnh thiên nhiên và 
con người.
Hãy gọi tên các hình ảnh đó?
- Hai cây phong
- Người kể chuyện
Hai hình ảnh đó có MQH với nhau ntn?
Trong mạch kể này có hai đoạn: 
- Đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè(tr. 98)
- Đoạn dưới liên quan đến thế giới đẹp đẽ ...(tr. 98)
 Trong kí ức tuổi thơ “chúng tôi” hình ảnh hai cây phong hiện ra ntn?
ĐV tả cảnh bọn trẻ trèo lên hai cây phong để từ đó say mê khám phá thảo nguyên phía sau làng có ý nghĩa gì?
Tại sao có thể nói người kể đã MT hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ?
Bức tranh TN như hiện ra trước mắt: thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục...Bức tranh ấy không chỉ cụ thể, sinh động mà còn có màu sắc.
 Trong kí ức tuổi thơ của bọn trẻ làng Ku- ku- rêu hai cây phong có ý nghĩa ntn?
Trong ĐV này tác sử dụng BPNT nào? Có tác dụng gì?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả - Tác phẩm
* Tác giả(1928- 2008)
- Là nhà văn Cư- rơ- gư- xtan(thuộc Liên Xô trước đây)
- Là tác giả của nhiều tập truyện vừa và nhiều tiểu thuyết nổi tiếng.
* Tác phẩm
- VB trích trong phần đầu của truyện : “Người thầy đầu tiên”
2. Chú thích
3. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu...phía tây -> Giới thiệu chung về vị trí của làng
- Phần 2: Tiếp...gương thần xanh - > nhớ về hình ảnh hai cây phong
- Phần 3: Tiếp...xanh biêng biếc kia -> Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi lúc trẻ thơ
- Phần 4: còn lại-> nhớ về người trồng hai cây phong
 * Ngôi kể thứ nhất:
 - Xưng tôi(số ít): bộc lộ cảm xúc riêng, lúc ở hiện tại, lúc ở quá khứ
 - Xưng chúng tôi(số nhiều): Cảm xúc chung của người kể và các bạn bè trong quá khứ
-> Lồng ghép hai mạch kể => tác dụng mở rộng cảm xúc vừa riêng vừa chung
II. Tìm hiểu văn bản
1. Đọc- Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản
a. Hình ảnh hai cây phong đối với nhân vật “chúng tôi”
- Trong kí ức tuổi thơ: 
+ Nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời....xào xạc dịu hiền
+ Là nơi hội tụ bắt chim trong những ngày hè
+ Là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái.
+ Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới.
-> Là người bạn thân thiết của những đứa trẻ trong làng
-> NT: So sánh, miêu tả cụ thể, sinh động
Hai cây phong hiện lên trong lời kể của NV “Tôi” ntn?
Trong câu văn này T/G sử dụng BPNT gì? Có tác dụng ntn? 
So sánh -> Khẳng định vai trò không thể thiếu đối với những người đi xa về làng. Thể hiện niềm tự hào của dân làng Ku- ku- rêu
Theo nhân vật “tôi” hai cây phong này có đặc điểm gì?
Để MT đặc điểm của hai cây phong tác giả sử dụng BPNT gì? Có tác dụng ntn?
Nguyên nhân sâu xa nào khiến cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động cho NV “Tôi”?
Người thầy đầu tiên và cô bé An- tư- nai gần bốn mươi năm về trước mà người kể chuyện gần đây mới biết:
 Chính thầy Đuy- sen đã đem về trồng hai cây phong với cô bé An- tư- nai và gửi gắm ước mơ những đứa trẻ nghèo sẽ lớn lên và mở mang kiến thức
Các chi tiết này cho ta hiểu thêm điều gì về NV “tôi”?
Các hình ảnh này gợi em nhớ những gì về tuổi thơ của mình?
VB toát lên những ND gì?
Nét đặc sắc NT của VB là gì?
Viết một đoạn văn kể về một kỉ niệm tuổi thơ của em.
b. Hình ảnh hai cây phong đối với nhân vật “Tôi”
- Như những ngọn hải đăng trên đỉnh núi-> tín hiệu của làng
- Mỗi lần về làng, việc đầu tiên là tìm hai cây phong thân thuộc ấy
- Đặc điểm:
+ Có tiếng nói riêng
+ Có tâm hồn riêng
+ Chan chứa những lời ca êm dịu
+ Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành
+ Rì rào theo những cung bậc khác nhau
+ Như một làn sóng thuỷ triều
+ Như tiếng thì thầm tha thiết...như một đốm lửa vô hình
+ Bỗng im bặt một thoáng
+ Cất tiếng thở dài
+ Khi bão dông xô gãy cành lá ...nghiêng ngả và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rực
-> NT: so sánh, miêu tả, biểu cảm, nhân hoá
= > khắc họa hình ảnh cây phong tươi đẹp, kiên cường, gần gũi, gắn bó với con người qua đó thể hiện tình yêu quê hương da diết.
- Là nhân chứng của câu chuyện xúc động về thầy Đuy- sen và cô học trò An- tư- nai, là niềm tự hào của người dân Ku- ku- rêu.
=> T/Y cây phong gắn liền với tình yêu quý người thầy giáo, T/Y thiên nhiên mở rộng với tình yêu con nguời.
III. Tổng kết và luyện tập
1. Tổng kết
* Nội dung
- Miêu tả sinh động, cụ thể hình ảnh hai cây phòn bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
- Thể hiện tình yêu quê hương, thiên nhiên, yêu quý, trân trọng người thầy đầu tiên
* Nghệ thuật:
 - So sánh, nhân hoá, MT- BC
 - Đan xen hài hoà hai mạch kể
2. Luyện tập
D. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
 - Nắm được bố cục và ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong với nhân vật “Tôi”
 - Thấy được những đặc sắc NT của VB
2. Huớng dẫn về nhà
 - Học thuộc phần tổng kết
 - Phân tích ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong trong mạch kể “tôi”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
******************************
Tiết 35 – 36: Viết bài tập làm văn số 2
(Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm)
I. Mục tiêu cần đạt	 
 Giúp học sinh: 
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm 
 - Rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày... 
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Ra đề- đáp án- thang điểm
- Học sinh: Ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
ĐỀ BÀI
Kể lại một việc làm của em khiến bố mẹ em rất vui lòng.
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
a. Mở bài(1,5điểm): 
Có thể giới thiệu:
 - Giới thiệu về tình huống, hoàn cảnh em đã làm việc tốt. Đố là việc tốt gì?
 - Giới thiệu về kết quả của việc tốt em đã làm.
b. Thân bài(7 điểm)
Lần lượt kể các sự việc liên quan đến việc tốt em đã làm
Kể theo trình tự:
 - Thời gian, không gian
 - Theo diễn biến của sự việc
 - Theo diễn biến của tâm trạng
 - Phải sử dụng yếu tố miêu tả: tả lại đặc điểm, hoạt động...
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em khi làm được việc tốt, cảm xúc của bố mẹ trước việc làm của em.
Mỗi ý trình bày thành một đoạn văn theo các cách quy nạp, diễn dịch, song hành...
c. Kết bài(1,5điểm)
Khẳng định lại cảm xúc của em và của bố mẹ sau khi em đã làm được một việc tốt.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7+8+9.doc