Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 21 đến hết

Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 21 đến hết

 Tiết 21

CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An - Đéc - Xen)

A- Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó An - Đéc - Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với cô bé bất hạnh.

 B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 1. Giáo viên:

 - Tranh về cô bé bán diêm.

 - Tìm hiểu thêm về tác giả

 2. Học sinh:

 - Đọc kỹ văn bản - phân đoạn chuẩn

 - Nắm rõ chú thích

 C- Hỏi bài cũ:

 ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.

 ? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt là gì ? ( Chuyển bài mới)

 D- Tiến trình bài dạy:

 1. giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã làm quen với các nhà văn hiện thực của Việt Nam, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một tác giả văn học nước ngoài thông qua văn bản " Cô bé bán diêm".

 2. Hoạt động của thầy và trò:

 

doc 272 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Từ tiết 21 đến hết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 6/10/2005
 Tiết 21
Cô bé bán diêm
(An - Đéc - Xen)
A- Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý của truyện, qua đó An - Đéc - Xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với cô bé bất hạnh. 
	B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1. Giáo viên: 
	- Tranh về cô bé bán diêm. 
	- Tìm hiểu thêm về tác giả 
	2. Học sinh: 
	- Đọc kỹ văn bản - phân đoạn chuẩn 
	- Nắm rõ chú thích 
	C- Hỏi bài cũ:
	? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. 
	? Yêu cầu của một văn bản tóm tắt là gì ? ( Chuyển bài mới) 
	D- Tiến trình bài dạy:
	1. giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã làm quen với các nhà văn hiện thực của Việt Nam, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một tác giả văn học nước ngoài thông qua văn bản " Cô bé bán diêm". 
	2. Hoạt động của thầy và trò: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trò
? Tác giả truyện ngắn này là ai ?
Em hiểu gì về ông ? 
Tác giả: An - Đéc - Xen ( 1505- 1875) nhà văn Đan Mạch nổi tiếng, truyện ngắn của ông nhẹ nhàng, tươi mát stoát lên lòng yêu thương con người và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng cái tốt đẹp trên thế gian. 
? Đọc bài? 
? Bài này nên đọc thế nào ? 
- GV: Nêu yêu cầu đọc và đọc lại 1 đoạn, gọi học sinh đọc tiếp -> hết bài. 
? Em biết điều gì về Đan Mạch? 
? Em hiểu cây thông nô en như thế nào ?
II- Tìm hiểu văn bản:
? Văn bản thuộc thể loại gì ? ( T/sự) 
? Tìm nhân vật quan trọng, sự việc tiêu biểu ? 
? Truyện chia mấy phần ? 
- Yêu cầu: Đọc chậm, cảm thông, phân biệt cảnh thực và ảo. 
- Một nước nhỏ ở Bắc Âu. S =1/8 VN - Thủ đô là Cô Pen - ha ghen. 
( SGK) 
- Cô bé bán diêm 
- Mẹ chết, bà chết, sống với bố, nhà nghèo, đi bán diêm trong đên giao thừa ( rét buốt).
- Suốt ngày không bán được bao diêm nào, không dám về nhà, trong một góc tường, em đã năm lần bậc que diêm với những mộng tưởng của mình. 
	? Phân trọng tâm có thể chia làm mấy đoạn nhỏ: 
Căn cứ vào đâuđể chia các đoạn ? 
Đọc lại phần đầu truyện, em hiểu gì về gia cảnh của cô bé bán diêm ? 
? Để nói về gia cảnh ấy tác giả đã sử dụng những hình ảnh tương phản nào ? 
? ý nghĩa của những hình ảnh tương phản ấy ?
? Em hãy cho một lời bình về hình ảnh tương phản này ? 
? Đoạn văn với nghệ thuật tương phản đặc sắc đã giúp em hiểu gì về gia cảnh cô bé bán diêm ? 
- 5 đoạn: Mỗi lần quẹt diêm một đoạn. 
(1) Gia cảnh của cô bé bán diêm: 
- Mẹ chết, sống với bố, bà cũng qua đời, nhà nghèo, chui rúc trong một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà, luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa, phải đi bán diêm để sống. 
- Đêm giao thừa, đường phố rét buốt ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà. ..
+ Trời giá rét - tuyết rơi/ cô bé đầu trần, chân đất...
+ Ngoài đường lạnh buốt, tối đen/ cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn. 
+ Em bé bụng đói, cả ngày chưa ăn uống gì / trong phố sực nức mùi ngổng quay. 
Nổi bật tình cảnh đói rét, khổ hết sức tội nghiệp ( đói, rét, khổ) . 
- Em sống chui rúc giữa các xó tối tăm/ngôi nhà xinh xắn...khi bà nội...
-> Khổ về vật chất hơn thế lại mất mát chổ dựa tinh thần, vì chỉ có bà em mới thương em. 
A: Nghèo khó 
B: Phải sống cô đơn, thiếu tình cảm 
C: Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập. 
D: Cả A, B, C đều đúng. 
Hướng dẫn về nhà
- Tìm hiểu phần còn lại, đọc kỹ trả lời câu hỏi ( SGK) 
10/10/2005	
 Tiết 22:	
Cô bé bán diêm ( Tiếp )
A- Mục tiêu cần đạt: 	
	- Đã ghi ở tiết 21 
	- Tiếp tục hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần còn lại của truyện, tổng kết. 
B- Chuẩn bị của giáo viên - học sinh:
Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu. 
- Soạn giáo án 
2. Học sinh:
- Đọc kỹ bài - tóm tắt tác phẩm 
- Trả lời các câu hỏi trong (SGK )
C- Hỏi bài cũ:
? Kể tóm tắt truyện " Cô bé bán diêm" 
? Nêu rõ hình ảnh của cô bé bán diêm? Nghệ thuật biểu hiện đặc sắc của tác giả trong việc thể hiện điều đó ?
D- Tiến trình hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài " Chúng ta đã đọc và tìm hiểu văn bản" - Tiết học hôm nay cô trò ta tiếp tục phân tích.
2. Hoạt động của thầy và trò 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 ( H/s đọc " chà ! giá quẹt...về chầu thượng đế)
? Qua đoạn truyện vừa đọc, em thấy tác giả kể với ta điều gì ? 
2, 5 lần em bé quẹt d- Qua một ngày không bán được bao diêm nào, không ai bố thí cho em một đồng xu, sợ thế nào cha cũng đánh, không dám về nhà, trong một xó tối, một góc tường, giữa hai ngôi nhà em bé đã làm gì ? Đọc lại văn b iêm và những mộng tưởng của em. 
? Để xây dựng đoạn truyện này, tác giả đã sử dụng nét nghệ thuật đặc sắc nào ? 
? Qua những lần quẹt diêm, mộng tưởng và thực tế, ảo ảnh và cuộc đời hiện lên đan xen nhau thế nào em hãy phân tích ? 
? Em thấy những mộng tưởng hiện lên trước mắt em bé có hợp lý không ? hợp lý ở chổ nào ? 
? Nghệ thuật đan xen....có ý nghĩa gì ? 
? Những mộng tưởng đó giúp em hiểu gì về tâm hồn cô bé bán diêm ? 
? Hãy đọc lại đoạn cuối đoạn truyện kể với ta điều gì ? 
? Em cảm nhận đoạn văn này hay ở chổ nào ? 
? Hình ảnh ấy khiến ta có cam giác gì về cái chết của cô bé bán diêm? Về tấm lòng tình cảm của nhà văn An Đéc Xen giành cho những con người nghèo khổ. 
- Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. 
Lần 1: Hình ảnh lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng...diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, em nghĩ đến nhiệm vụ bán diêm và lời cha chửi mắng. 
Lần 2: Hình ảnh bàn ăn trắng tinh, với con ngổng quay...tiến về phía em, diêm vụt tắt, chỉ còn lại biểu tưởng lạnh lẽo, giá rét, gió bấc vun vút, phố xá vắng teo, khách qua đường lãnh đạm...
Lần 3: Hình ảnh cây thông nô en to với hàng ngàn ngọn nến sáng rực...diêm vụt tắt tất cả những ngọn nến biến thành những ngôi sao xa rời. 
Lần 4: Hình ảnh người bà mỉm cười...em sung sướng reo lên trò chuyện với bà nhưng diêm vụt tắt, bà biến mất...
Lần 5: Để níu giữ hình ảnh bà, em quẹt tất cả...hình ảnh bà to lớn, đẹp lão hiện ra, nắm tay em bay lên - và lúc đó em cũng đã lìa khỏi cuộc đời. 
-> Rét -> lò sưởi 
Đói -> bàn ăn 
Muốn đón giao thừa, hưởng niềm vui...cây thông nô en. 
Cô đơn, buồn không được chăm sóc...người bà...
-> Một tâm hồn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ước mơ về một mái ấm gia đình có bà, có mẹ, có tình yêu thương...bởi thực tại em sống vô cùng đau khổ, đói rét, bị bỏ rơi...
3. Cô bé bán diêm đã chết ( vì giá rét trong đêm giao thừa ) 
- Nghệ thuật đối lập tương phản đặc sắc: 
+ Giữa ngày mồng một đầu năm hứa hẹn những mầm sống mới mọc lên, một em bé đã chết trước sự thờ ơ của bà.
+ Chết trong băng giá trong đêm mà sáng ra má vẫn hồng, mỗi vẫn mỉm cười. 
- Em chết về thể xác nhưng tâm hồn vẫn khát vọng vẫn còn sống mãi, vẫn đẹp, hồn nhiên. 
-> Tình thương, niềm tin con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người của nhà văn.
Tổng kết
? Nét nghệ thuật nổi bật nhất của An Đéc Xen trong truyện " Cô bé bán diêm" là gì ? 
A. Sử dụng nhiều hình ảnh tương đồng với nhau. 
B. Sử dụng nhiều hình ảnh tưởng tượng
C. Sử dụng nhiều từ tượng hình tượng thanh 
D. Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng 
? Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện " Cô bé bán diêm" ? 
A: Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo khổ phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa. 
B: Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người. 
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ 
D. Cả 3 nội dung trên đều đúng. 
? Sự thông cảm, niềm thương yêu của nhà văn giành cho cô bé được thể hiện qua những chi tiết nào ? 
 - Miêu tả những mộng tưởng ở những lần quẹt diêm. 
 - Miêu tả cảnh hai bà cháu bay lên trời 
Miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cư
 E. Hướng dẫn về nhà
( Bài tập số 4) 
	 ? Có ý kiến cho rằng: "Hình tượng ngọn lửa trong truyện " Cô bé bán diêm" là một hình tượng lấp lánh nhất " Vì sao ? (Nghĩa ước mơ, ngợi ca, ấm áp tình yêu thương...) 
	- Đọc kỹ bài trợ từ, thán từ. Trả lời các câu hỏi trong bài. 
12/10/2005
 Tiết 23
Trợ từ, thán từ
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ. Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong từng trường hợp giao tiếp cụ thể. 
B. Chuẩn bị của GV-HS
GV: Bảng phụ có ghi các ví dụ.
 HS: Đọc kỹ bài trả lời các câu hỏi trong sgk.
C . Hỏi bài cũ :	 
	? Nêu cảm nhận của em về cô bé bán diêm ? 
 ? Hình tượng ngọn lửa là một hình tượng lấp lánh nhất ? Vì sao ? 
D . Tiến trình hoạt động dạy và học:
1.Giới thiệu bài: GV lấy ví dụ có trợ từ...........vào bài.
Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV 3 thí dụ trong SGK lên bảng phụ. 
? Đọc các thí dụ trên ? 
? Nghĩa của các câu đó có gì khác nhau ? 
? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
? Từ " Những" " Có" thêm vào có tác dụng gì ? 
? Những từ đó là trợ từ, vậy trợ từ là gì ?
H/c đọc ghi nhớ SGK 
? Đọc câu thí dụ a, b trong SGK, chú ý những từ in nghiêng, đậm ?
? Những từ "mày, a, này, vâng" biểu thị điều g
I - Trợ từ
Câu 1: Nó ăn hai bát cơm, bình thường. 
Câu 2: ý nói ăn vậy là nhiều 
Câu 3: ý nói ăn ít 
Câu 2: Thêm " Những"; câu 3 thêm "Có"
Nhấn mạnh sự việc được nói đến biểu thị thái độ đánh giá của ng
 II- Thán từ
- "Này=> nhằm gây sự chú ý 
- "a" => biểu thị sự tức giận
- "vâng" lời đáp lại một cách lễ phép
A: Các từ ấy có thể làm thành một câu đối lập ( SGK - H/c chọn A, C, D
III. Luyện tập
Bài tập 1: Trợ từ là những từ in đậm ở câu a, c, g, i. 
Bài tập 2: Lấy -> nhấn mạnh sự ít ỏi, tối thiểu 
Cả, nguyên, đến -> nhấn mạnh sự tốn nhiều tiền, gánh nặng; 
Đếm - > nhấn mạnh sự vô lý 
Cả -> nhấn mạnh ăn quá mức bình thường 
Cứ -> nhấn mạnh sự lặp lại nhàm chán 
Bài tập 3: 
	Chỉ ra các thán từ 
	Này, à, ấy, vâng, chao ôi, hởi ôi. 
Bài tập 4: 	Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì ? 
	- Ha ha: Khoái chí 
	- ái ái: Tỏ ý van xin 
	- Than ôi! Tỏ ý nuối tiếc 
Bài tập 5: 
	A ! Mẹ đã về 	ừ ! Thì thôi vậy 
	Ôi ! Trời đẹp quá 	ơ ! Thì ra là anh ư ! 
Bài tập 6: 
	Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Gọi dạ, bảo vâng. 
	- Nghĩa đen: Dùng thán từ gọi đáp một cách lễ phép 
	- Nghĩa trắng: Nghe lời một cách máy móc, thiếu suy nghĩ 
 E. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc ghi nhớ, sử dụng thán từ vào cuộc sống một cách chính xác.
- Làm tiếp bài tập 5. 
- Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. 
Ngày 12/10/2005
Tiết 24: 
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu thị biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự. 
	Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự. 
B.Chuẩn bị của GV-HS: 
1.GV: Bảng phụ có ghi các ví dụ.
Phiếu học tập
2 . HS: Đọc kỹ bài-trả lời câu hỏi trong sgk
C. Hỏi bài cũ:
 ? Thế nào là trợ từ ? Thế nào ...  
2. Tồn tại: 
- Một số em chưa hiểu đề, chưa xác định đúng thể loại chứng minh vì thế thiếu dẫn chứng.
- Một số diễn đạt yếu, văn viết thiếu mạch lạc, thiếu dẫn chứng hoặc trình bày lộn xộn. 
- Một số em dùng từ chưa chính xác, diễn đạt tối nghĩa 
-Một số chưa biết mở bài 
- Rất nhiều em chưa biết đưa yếu tố tự sự miêu tả biểu cảm vào văn nghị luận, vì thế bài làm khô khan, thiếu cụ thể, sinh động. 
IV.Chữa một số lỗi tiêu biểu về việc đưa các yếu tố. 
- “Lòng tự hào của Nguyễn Trãi đã khiến ông đau nhói trong lòng không ăn ngủ.’’ 
- Kết bài có em viết: 
" Qua các bài ấy, lời văn vẫn còn mãi đến nay ". 
Chữa lại: Trong cuộc sống lao động khẩn trương xây dựng đất nước hôm nay, tư như còn nghe văng vẳng đâu đây lời tuyên ngôn độc lập rất đỗi tự hào của cha ông ta thưở trước, hẳn thế hệ trẻ chúng ta, không ai có thể thờ ơ trước nhiệm vụ của mình. Ôi ! Tương lai đất nước, sự phồn vinh dân tộc, tất cả đang trông chờ đợi chúng ta phải không các bạn ? 
D.Hướng dẫn về nhà
- Tiếp tục chữa lỗi trong bài làm 
- Viết thêm một đoạn hoặc 2 đoạn văn có yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả. 
- Ôn tập văn nghị luận theo câu hỏi trong SGK .
 Thứ 3 ngày 2 tháng 5 năm 2006.
Tiết 132:
Văn bản thông báo
	A.Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp học sinh hiểu được những trường hợp cần viết văn bản thông báo, nắm được đặc điểm của văn bản thông báo. 
Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách. 
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài,chuẩn bị 1 bản thông báo mẫu.
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
C.Tiến trình bày dạy:
	1. Ôn định lớp 
	2. Bài cũ 
H: Nêu đặc điểm của văn bản tường trình ? 
H: Trong những trường hợp nào thì cần viết văn bản tường trình ? 
3. Bài mới. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Đặc điểm của văn bản thông báo:
H: Hãy đọc các văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi ? 
H: Trong các văn bản trên ai là người thông báo,ai là người nhận thông báo?Mục đích thông báo là gì?
H: Hãy đọc lại ghi nhớ 
H: Khi trình bày văn bản thông báo ta cần nhớ điều gì ? 
H: Em thấy thông báo khác thông cáo ở chổ nào ? 
Ví dụ: Thông báo về đại hội đảng toàn quốc lần thứ X; tình hình I Rắc) 
H: Chỉ thị có giống thông báo không ? 
III.Luyện tập
- Thông báo của trạm y tế Nam hà về việc tiêm phòng bệnh "Quai bị" ngày 5/5/2006. 
	Em hãy thay mặt trạm trưởng y tế viết thông báo gửi cho các xóm.
D.Hướng dẫn về nhà
- Viết một văn bản thông báo với nội dung không trùng với các nội dung trong SGK .
- Ôn tập văn nghị luận trung đại theo hướng dẫn ôn tập phần văn trong SGK. 
Nhóm 1, 2: văn bản 1 
Nhóm 3, 4: Văn bản 2 
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc lưu ý trong SGK 
- Thông cáo: Có tầm vĩ mô lớn, thường là các văn bản của Nhà nước, của Trung ương Đảng với nội dung có tầm quan trọng nhất định. 
- Có tính chất pháp lệnh, nặng vệ mệnh lệnh, tác động hành động phải thi hành. 
Ví dụ: Chỉ thị về tăng giá xăng dầu 
-- Cho học sinh viết trong 5 phút. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung
Thứ 7 ngày 6 tháng 5 năm 2006.
Tiết 133:
Tổng kết phần văn ( tiếp theo )
	A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8 nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại đồng thời thấy được nội dung- nghệ thuật tiêu biểu của cụm văn bản tác phẩm văn học nghị luận.
Tích hợp với văn bản nghị luận hiện đại ở lớp 7, phần tập làm văn giải thích, chứng minh, phần Tiếng Việt.
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp so sánh, chứng minh ,hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong bài ôn tập.
B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Các bảng hệ thống, bảng phụ , phiếu trắc nghiệm.
2. Học sinh: Soạn bài kĩ theo hướng dẫn sách giáo khoa, xem lại các bài văn học nhật dụng đã học ở lớp 7
	C.Tiến trình hoạt động dạy và học
 	1.ổn định:
	2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Giáo viên hệ thống lại những văn bản đã học trong chương trình lớp 8
- Tiết trước chúng ta đã học ôn tập những văn bản thơ trữ tình( giai đoạn 3 thập kỉ đầu thế kỉ XX;thơ mới giai đoạn 1932-1945; Thơ Cách mạng 1939-1945)
- Hôm nay chúng ta cùng ô tập lại những tác phẩm nghị luận ( Nghị luận thời trung đại, nghị luận thời hiện đại)( Giáo viên ghi bài mới)
3. Bài mới: Tổng kết phần văn: Ôn tập cụm ( 6) văn bản nghị luận
	I.Bảng hệ thống:
	- Vì học sinh đã lập hệ thống theo bảng theo hướng dẫn ở nhà của SGK Ngữ văn 8 tập 2 nên phần này giáo viên hướng dẫn học sinh lên bảng ghép các phần mà giáo viên chuẩn bị( Theo từng nhóm )dưới hình thức trò chơi,sau đó đối chiếu với phần bài soạn ở nhà.
- 
TT
Tên vb
Tác giả
Thểloại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Ghichú
1.
Chiếu dời đô(Thiên đô chiếu-1010)
LíCông
Uẩn(Lí TháiTổ974-1029)
Chiếu(Nl.
trung đại)
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập,thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí:trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân.
Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan,dân tuân hành
2.
Hịch tướng sĩ(Dụ chư tì tướng hịch văn-1285)
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn(1231-1300)
Hịch(NL-trung đại)
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiếnchống quân Nguyên-Mông(thế kỉ XIII), thể hiện lòng căm thù giặc ý chí quyết tâm chiíen đấu và chiến thắng.Trên cơ sở đó tác giả phê phán khuyết điểm các tì tướng, khuyên họ phải ra sức học tập binh thư yếu lược rèn luyện quân chuẩn bị Sát Thát
áng văn chính luận xuất săcvs,lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết chứa chan,tình cảm thắm thiết,rung động lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm..
Quan hệthần chủ vừa nghiêm khắc vừa bạo dung vừa tâm sự vừa phê phán vừa khuyên răn, khơi dậy lương tâm danh dự
3.
Nước Đại Việt ta(Trích Bình Ngô đại cáo-1428)
ức Trai- Nguyễn Trãi(1380-1442)
Cáo(NL-Trung đại)
ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao,ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lâp: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, cólãnhthổ riêng,phong tục tập quán, chủ quyền, có truyền thống lịch sử.Kẻ xâm phạm nhân nghĩa sẽ bị thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn,xác thực,ý tứ rõ ràng,sáng sủa và hàm súc,kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh;đặt tiền đề lí luận cho toànbài;xứng đáng là áng Thiên cổ hùng văn
Nguyễn Trãi thaylời vua Lê Thái Tổ(Lê Lợi) viết để công bố cho toần dân biết sự kiện lịch sử trọng đại này.
4.
Bàn luận về phép học(Luận học pháp 1791)
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp(1723-1804)
Tấu(NL-Trung đại)
-Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập:học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước.muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm(Hành)
Lập luận chặt chẽ,luận cứ rõ ràng:sau khi phê phán những biểu hiện lệch lạc sai trái tro g việc học,khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
Tấu(bản tấu,khải,sớ):Văn bản của quan tướng,dân viết đệ trình lên vua chúa.
5.
Thuế máu(Trích chương Bản án chế độ thực dân Pháp-1925)
Nguyễn ái Quốc(1890-1969)
Phóng sự-chính luận(NL-hiện đại, chữ Pháp)
Bộ mặt giả nhângiả nghĩa,thủđoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc(1914-1918)
Tư liệu phong phú, xác thực,tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại:Mâu thuẩn trào phúng, ngôn ngữ,giọng điệu giễu nhại.
Lần đầu tiên trên thế giới chế độ thuộc địa bị kết án một cách hệ thống cụ thể và chính xác
6.
Đi bộ ngao du(Trích Ê-min hay về giáo dục,1762)
J.Ru-xô(1712-1778)
Nghị luận nước ngoài(Chữ Pháp)
Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt.Tác giả là một con người giản dị,rất quý trọng tj do và rất yêu thiên nhiên.
Lí lẽ và dẫn chứng rút từ ngay ki h nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động,thay đổi các đại từ nhân xưng.
Nghị luận trong các tiểu thuyết, thấy được bóng dáng tinh thần của tác giả.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II. Khái niệm về văn Nghị luận:
H:Thế nào là văn Nghị luận?- Là kiểu văn bản nêu những luận điểm rồi bằng những luận cứ,luận chứng làm sáng tỏ luậnđiểm ấy một cách thuyết phục.Cốt lõi của nghị luận là ý kiến- luận điểm,lí lẽ và dẫn chứng,lập luận.
III.So sánh giữa văn bản nghị luận trung đại và trung đại
H: Em hãy nhắc lại những văn bản nghị luận hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 7?
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta( Hồ chí Minh)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ( Phạm văn Đồng)
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.(Đặng Thai Mai)
ý nghĩa văn chương(Hoài Thanh)
H: Những điểm khác biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại?
- Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học sinh sắp xếp
( Học sinh các tổ nhóm trình bày so sánh so sánh, giáo viên nhận xét)-
- Phần kết quả,giáo viên treo bảng phụ và khẳng định đây chính là phân biệt và so sánh giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
IV.Chứng minh 6 văn bản nghị luận dều được viết có lí có tình, có chứng cứ và có sức thuyết phục cao.
a.Lí: ( Giáo viên giải thích )
Lí là luận điểm, ý kiến xác thực ,vữn chắc ,lập luận chặt chẽ.Đó là cái gốc là xương sống của bài văn nghị luận.
b.Tình: Là tình cảm, cảm xúc, nhiệt huyết, niềm tin vào lẽ phải, vào vấn đề, luận điểm của mình nêu ra( bộc lộ qua lời văn, giọng điệu, một số từ ngữ, trong quá trình lập luận, không phải là yếu tố chủ chốt nhưng rất quan trọng)
 c.Chứng cứ: Là dẫn chứng- sự thật hiển nhiên đểkhẳng định luận điểm.
 => Ba yếu tố trên không thể thiếu và kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn trong bài văn nghị luận, tạo nên giá trị thuyết phục cao.Thế nhưng mỗi văn bản lại thể hiện theo cách riêng của mình
H: Em hãy lần lượt cụ thể ở từng văn bản?- học sinh trình bày,giáo viên bổ sung.
V. Giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện ở 3 văn bản : Chiếu dời đô,Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta.
* Những điểm chung:
- Nội dung tư tưởng:
 +ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước
+Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.	
	- Về hình thức thể loại:
+Văn bản nghị luận trungđại.
	+ Lí và tình kết hợp ,chứng cứ dồi dào,đầy sức thuyết phục.
* Những điểm riêng:
- Nội dung tư tưởng:
	+ Chiếu dời đo là ý chí tự cường của quốc gia Đại Việt đang lớn mạnh thể hiện ở chủ trương dời đô.
	+Hịch tướng sĩ là tinh thần bất khuất, quyết tâm chiến thắng giặc Mông –Nguyên, là hào khí Đông A sôi sục.
	+Nước Đại Việt ta là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nướcĐại Việt độc lập.
- Hình thức thể loại: Chiếu ,hịch ,cáo
VI. Những văn bản được coi làTuyên ngôn độc lập: Nam quốc sơn hà(Lí Thường Kiệt- thế kỉ XI),Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi – TKXV), Tuyên ngôn độc lập( Hồ Chí Minh-TKXX)
D.Hướng dẫn về nhà: Ôn lại bài để 2 tiết sau kiểm tra tổng hợp học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van ngay 13 thang 10.doc