Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ cực chuẩn

Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ cực chuẩn

BÀI 1:TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A.Mục tiêu cần đạt :

 * Giúp hs

- Hiểu và phân tích được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh

- Rèn cho hs đọc diễn cảm vb

B.Chuẩn bị :

- Nắm chắc nội dung biểu cảm của vb Tôi đi học

- Dự kiến khả năng tích hợp ngang cho bài học : các cấp độ khái quát nghĩa của từ , tính thống nhất về chủ đề của vb . Tích hợp ngang với bài Cổng trường mở ra ngữ văn 7 /1

- Dự kiến các hình thức dạy học tích cực: đọc , bình , giảng , phát phiếu học tập , thảo luận nhóm

C.Tiến trình lên lớp:

1.ổn định tổ chức : ( 1phút )

2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của hs ( 3phút)

3.Bài mới : Hồi đầu năm lớp 7 , học bài Cổng trường mở ra , hẳn mỗi chúng ta không thể quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học . Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại ngày đầu tiên cắp sách đến trường :” Hằng năm cứ vào cuối thu .Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên đầy con đường làng dài và hẹp ” Câu văn ấy đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ. Có nhiều bạn thắc đó là câu văn của ai , trong tác phẩm nào ? Đó chính là câu văn trong vb “ Tôi đi học “ mà hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu .

 

doc 246 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 trọn bộ cực chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 	Ngày soạn 04/09/05
Tiết 1,2: 	Ngày dạy 06/09/05
BÀI 1:TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs 
- Hiểu và phân tích được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút giàu chất trữ tình của Thanh Tịnh 
- Rèn cho hs đọc diễn cảm vb 
B.Chuẩn bị :
- Nắm chắc nội dung biểu cảm của vb Tôi đi học 
- Dự kiến khả năng tích hợp ngang cho bài học : các cấp độ khái quát nghĩa của từ , tính thống nhất về chủ đề của vb . Tích hợp ngang với bài Cổng trường mở ra ngữ văn 7 /1
- Dự kiến các hình thức dạy học tích cực: đọc , bình , giảng , phát phiếu học tập , thảo luận nhóm 
C.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức : ( 1phút )
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của hs ( 3phút)
3.Bài mới : Hồi đầu năm lớp 7 , học bài Cổng trường mở ra , hẳn mỗi chúng ta không thể quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học . Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại ngày đầu tiên cắp sách đến trường :” Hằng năm cứ vào cuối thu ..Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên đầy con đường làng dài và hẹp ” Câu văn ấy đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ. Có nhiều bạn thắc đó là câu văn của ai , trong tác phẩm nào ? Đó chính là câu văn trong vb “ Tôi đi học “ mà hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu .
I, Tìm hiểu vài nét về tác giả – tác phẩm 
 (?) Em hãy nêu vài nét về tác giả tác phẩm ?( sgk)
II, Đọc – Tìm hiểu văn bản 
1, Đọc , tìm hiểu chú thích: Gv đọc rồi hướng dẫn hs đọc theo yêu cầu( giọng chậm , dịu , hơi buồn , lắng sâu , chú ý những câu nói của nhân vật Tôi 
2, Bố cục:(?) Kỉ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được kể theo trình tự không gian và thời gian nào ?
(?) Tương ứng với trình tự ấy là các đoạn nào của vb ? 
từ đầu buổi sáng hôm ấy đến trên ngọn núi
tiếp theo đến được nghỉ cả ngày nữa 
đoạn còn lại 
3, Phân tích HS đọc đoạn đầu vb 
a, Cảm nhận của “ tôi” trên đường tới trường (?) Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “ tôi” gắn với không gian , thời gian cụ thể nào ? (Thời gian : buổi sáng cuối thu ; Không gian : trên con đường làng dài và hẹp
(?) Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả ?(đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc , gần gũi , gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương , đó là lần đầu tiên cắp sách tới trường )
(?) Trong câu văn : con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nay tự nhiên thấy lạ . Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi , vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : Hôm nay tôi đi học , cảm giác quen mà lạ của nhân vật “ tôi” có ý nghĩa gì ?
- Tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường tự thấy như đã lớn lên , con đường làng không còn dài rộng như trước 
(?) Chi tiết tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa có ý nghĩa gì ? 
- Báo hiệu sự đổi thay trong nhận thức của bản thân , cậu bé tự thấy mình lớn lên 
(?) Có thể hiểu gì về nhân vật “ tôi” qua chi tiết “ Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước? (Có chí học ngay từ đầu , muốn tự mình đảm nhận việc học tập , muốn được chững chạc như bạn , không thua kém bạn 
(?) Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường , nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì của mình ?
- yêu học , yêu bạn và mái trường 
(?) Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thành thạo mới cầm nổi bút thước , tác giả viết : ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên ?( HSTLN) So sánh , kỷ niệm đẹp 
b, cảm nhận của “ tôi” lúc ở sân trường Gọi hs đọc đoạn 2 
(?) Quan sát phần văn bản tiếp theo cho biết : cảnh trước sân trường và ngôi trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí nhân vật tôi có gì nổi bật ? ( rất đôngngười , người nào cũng đẹp , ngôi trường xinh xắn , oai nghiêm 
(?) Trước khung cảnh đó thì tâm trạng cậu bé ntn ?( lo sợ vớ vẫn )
(?)Cảnh tượng đó có ý nghĩa gì ? ( Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta , bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác ; giả đối với mái trường tuổi thơ )
(?) Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu đến trường học , tác giả dùng hình ảnh so sánh nào ? (Họ như con chim non đứng bên bờ tổ ,nhìn quãng trời rộng muốn bay , nhưng còn ngập ngừng e sợ ) 
(?) Em đọc thấy những ý nghĩ nào từ hình ảnh so sánh ấy ?
- miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường học , đề cao sức hấp dẫn của nhà trường 
 (?) Tâm trạng và cảm giác nhân vật tôi khi nghe ông đốc gọi danh sách hs và khi rời khỏi tay mẹ như thế nào ? (tôi đã lúng túng , càng lúng túng hơn , Tôi dúi đầu vào lòng mẹ khóc 
(?)Vì sao Tôi bất giác “dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc khi chuẩn bị bước vào lớp” Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không ?
c, Cảm nhận của “ tôi” trong lớp học: Hs đọc đoạn 3 
(?) Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp , nhân vật “ tôi’ lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ? ( Vì tôi bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học 
- Bước vào lớp học là bước vào thế giới riêng của mình , phải tự mình làm tất cả , không còn có mẹ bên cạnh 
(?) Những cảm giác mà nhân vật “ tôi” bước vào lớp học là gì ? 
Một mùi hương lạ xông lên  chút nào 
(?)Hãy lí giải những cảm giác đó của nhân vật tôi ?
- cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học , một môi trường sạch sẽ , ngay ngắn ; không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè , vì bắt đầu có ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình 
(?) Những cảm giác đó cho thấy tình cảm nào của nhân vật “tôi” đối với lớp học của mình ?( tình cảm trong sáng , thiết tha )
(?)Đoạn cuối có chi tiết “ một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ . Theo cánh chim “; những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh . Đánh vần “ những chi tiết đó nói thêmđiều gì về nhân vật tôi ?
- một chút buồn khi từ giã tuổi thơ , bắt đầu trưởng thành trong nhận thức và việc học hành của bản thân 
(?) Những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi là những cảm giác nào ? ( tình yêu , niềm trân trọng sách vở , bàn ghế , lớp học , thầy học , gắn liền với mẹ và quê hương 
(?) Từ đó em cảm nhận những điều tốt đẹp nào từ nhân vật “ tôi” cũng chính là tác giả Thanh Tịnh ?
giàu cảm xúc với tuổi thơ và mái trường quê hương 
III, Tổng kết :
 (?)Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong truyện ngắn Tôi đi học ? ( HSTLN) muốn kể chuyện hay ,mcần có nhiều kỉ niệm đẹp và giàu cảm xúc 
I, Tìm hiểu vài nét về tác giả – tác phẩm Sgk
II, Đọc – Tìm hiểu văn bản 
1, Đọc , tìm hiểu chú thích 
2, Bố cục : 3 phần 
3, Phân tích 
a, Cảm nhận của “ tôi” trên đường tới trường 
- Tự thấy như đã lớn lên , con đường làng không còn dài rộng như trước 
- Báo hiệu sự thay đổi trong nhận thức bản thân cậu bé 
- Có chí học ngay từ đầu , muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập , muốn được chững chạc như bạn , không thua kém bạn 
b, cảm nhận của “ tôi” lúc ở sân trường 
- rất đông người , người nào cũng đẹp 
- ngôi trường xinh xắn oai nghiệm 
à Lo sợ vớ vẫn 
- khi nghe ông đốc đọc danh sách và rời tay mẹ 
à Lúng túng , càng lúng túng và dúi vào lòng mẹ khóc 
c, Cảm nhận của “ tôi” trong lớp học 
- cảm giác lạ vì lần đầu vào lớp học , môi trường sạch sẽ , ngay ngắn 
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè , vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi 
III, Tổng kết : Ghi nhớ sgk 
IV, Luyện tập:
4. Hướng dẫn về nhà: Phân tích cảm xúc thiết tha trong trẻo của nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học - Học phần ghi nhớ , làm bài tập còn lại 
Soạn bài : Trong lòng mẹ 
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 1: 	Ngày soạn 04/09/05
Tiết 3: 	Ngày dạy 08/09/05
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
	A.Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp hs 
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa 
- Thông qua bài học , rèn luyện tư duy trong việc nhân thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng 
	B.Chuẩn bị :
1 . GV:Tích hợp với văn ở vb Tôi đi học , với tâp làm văn qua bài Tính thống nhất về chủ đề của vb 
Bảng phụ 
2. HS: Đọc, tìm hiểu và soạn bài
	C.Tiến trình lên lớp :
1.Oån định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 
3, Bài mới: Ở lớp 7 , các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa . Bây giờ em nào có thể nhắc lại một số vd về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ? ( Máy bay – phi cơ , đèn biển – hải đăng , trắng – đen ). Em có nhận xét gì về mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong hai nhóm trên ? Các từ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa cụ thể : các từ đồng nghĩa trong nhóm có thể thay thế có thể thay thế cho nhau được còn các từ trái nghĩa trong nhóm có thể loại trừ nhau khi lực chọn để đặt câu . Từ nhận xét đó hoàn toàn đúng . Hôm nay , chúng ta học bài mới : Cấp độ khái quát nghĩa của từ .
I. Từ ngữ nghĩa rộng , từ ngữ nghĩa hẹp 
1. Xét ví dụ:- Các ù em hãy quan sát sơ đồ trên bảng và trả lời câu hỏi 
(?) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú , chim , cá ? Tại sao ?
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú , chim , cá 
- Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú , chim , cá 
(?)Nghĩa của thú rộng hơn hay  ... kể , tả về thầy trò nhà hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương 
3 
Chiếc lá cuối cùng 
O Hen – ri 1862-1910) 
Thế kỉ XIX –XX, Mĩ
Truyện ngăn 
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo 
Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần , hình ảnh chiếc lá cuối cùng 
4, 
Hai cây phong
Ai-ma-tốp ( 1928, thế kỉ XX
Truyện ngắn 
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả 
Miêu tả cây phong rất sinh động . Câu chuyện đậm chất hồi ức , ngòi bút đậm chất hội hoạ 
5
Đi bộ ngao du 
Ru – xô ( pháp thế kỉ XVIII)
Tiểu thuyết 
- bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người , với quá trình học tập , hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ
Giải thích , chứng minh luận điểm bằng cách dẫn chứng trong những câu chuyện chân thập và hấp dẫn 
B, Các văn bản nhật dung 
TT
Tên vb
Tên tác giả
Chủ đề
Đặc điểm thể loại , nghệ thuật
1
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sở khoa học –công nghệ HN
Tuyên truyền , phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông , bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung của mọi người 
Thuyết minh ( giới thiệu , giải thích , phân tích , đề nghị)
2 
Oân dịch , thuốc lá 
Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiên)
Giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch . Bởi vậy , chống lại việc hút thuốc lá cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả việc phòng chống ôn dịch . Vấn đề chống hút thuốc lá đã trở thành vấn đề văn hoá , xã hội quan trọng , thời sự và thiết thực của loài người 
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể , sinh động , gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người 
3
Bài toán dân số 
Theo Thái AN báo GD & TĐ số 28,1995
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người 
Từ câu chuyện bài toán dân số cổ hạt thóc , tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm 
4. Hướng dẫn về nhà: : Chọn học thuộc lòng hai đoạn văn ở 2 vb khác nhau ơ vh nước ngoài , mỗi đoạn khoảng 10 dòng 
- Học những kiến thức đã ôn tập 
Tuần 35: 	Ngày soạn
Tiết 137: 	Ngày dạy
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
A.Mục tiêu cần đạt: 
 * Giúp hs :
- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương 
- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tình chất nghi thức 
B.Chuẩn bị: 
1.GV dự kiến khả năng tích hợp : Với các vb văn đã học , tích hợp với các bài Tiếng Việt về Hành động nói và Hội thoại 
2.HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV 
C.Tiến trình lên lớp :
1, ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
3, Bài mới : 
I. Từ xưng hô : (?) Em hiểu thế nào là Xưng hô ? Cho vd minh hoạ ? 
(?) Trong giao tiếp hằng ngày ta dùng những từ nào để xưng hô ?
- Dùng đại từ trỏ người : tôi , chúng tôi , mày , chúng mày , nó , chúng nó , ta , chúng ta , mình , chúng mình 
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp , chức tước : ông , bà , anh , chị , cô , dì , chú , bác tổng thống , bộ trưởng , nhà giáo , nhà văn , nhà điêu khắc 
 (?) Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý điều gì ? 
2, Xác định các từ xưng hô: 
Bài tập 1 : Gọi hs đọc 2 đoạn văn 
(?) Hãy Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên ? 
 (?) Trong các đoạn trích trên , những từ xưng hô nào là từ toàn dân , những từ xưng hô nào không phải là toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
Bài tập 2 : (?) Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết ? ( HSTLN)
Bài tập 3: (?) Từ xưng hô ở địa hương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ? ( HSTLN)
Bài tập 4 : (?) Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương phần Tiếng việt ở học kì I và cho nhận xét ?
I. Từ xưng hô 
- Xưng : người nói tự gọi mình 
 - Hô : người nói gọi người đối thoại , tức người nghe 
VD : Học trò 
- Tự gọi mình là “ em” , gọi GV là” thầy, cô”
* Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý: - Phải luôn luôn chú ý đến các “ vai” : trên – dưới, dưới – trên , ngang hàng 
2, Xác định các từ xưng hô 
Bài tập 1 : Xác định từ xưng hô địa phương trong 2 đoạn trích trên : 
a, từ xưng hô địa phương là “ u”
b, .” Mợ”
- Mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là xưng hô địa phương
Bài tập 2 : Những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết 
- Đại từ trỏ người : tui , choa , qua ( tôi) ; tau( tao); bầy tui ( chúng tôi) ; mi( mày) ; hấn ( hắn)
- Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ , thầy , tía , ba( bố) ; u , bầm , đẻ , mạ , má ( mẹ) ; ôông ( ông) ; bá ( bác) ; eng( anh) ; ả( chị) 
Bài tập 3 : Từ xưng hô ở địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp 
- Từ được dùng ở địa phương thường được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp : ở địa phương , đồng hương gặp nhau ở các tỉnh bạn, trong gia đình , gia tộc 
- Từ ngữ xưng hô địa phương cũng được sử dụng trong tác phẩm văn học ở mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm 
Bài tập 4 :
- Một người lứa tuổi lớp 8 có thể xưng hô với 
+ Thầy / cô : em – thầy / cô hoặc con – thầy / cô 
+ Chị của mẹ mình là : cháu – bá hoặc cháu – dì 
+ Chồng của cô mình là : cháu – chú hoặc cháu – dượng 
+ ông nội là : ông – cháu hoặc cháu – nội 
+ bà nội là : cháu – bà hoặc cháu – nội 
* Nhận xét : Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp , chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô
 4. Hướng dẫn về nhà: : Nắm những kiến đã học 
- Soạn bài “ Luyện tập làm vb thông báo 
Tuần 35: 	Ngày soạn
Tiết 138: 	Ngày dạy
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
A.Mục tiêu cần đạt: 
 * Giúp hs :
- Oân lại những tri thức về vb thông báo : mục đích , yêu cầu , cấu tạo của thông báo 
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho hs 
B.Chuẩn bị :
1.GV dự kiến khả năng tích hợp : các kiểu vb điều hành đã học : tường trình , báo cáo , đề nghị . Bảng hệ thống hoá so sánh 4 loại vb điều hành 
2.HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV 
C.Tiến trình lên lớp :
1, ổn định tổ chức 
2, Kiểm tra bài cũ : ( kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs)
3, Bài mới :
I, Lí thuyết :
1, Các tình huống phải viết bản thông báo : (?) hãy cho biết tình huống nào cần làm vb thông báo , ai thông báo và thông báo cho ai ? 
 2, Nội dung: (?) Nội dung thông báo thường là gì ? 
- ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
3, Thể thức: (?) Văn bản thông báo có những mục nào ?
 (?) văn bản thông báo và vb tường trình có những điểm nào giống nhau , những điểm nào khác nhau
I, Lí thuyết :
1, Các tình huống phải viết bản thông báo :
- Tình huống 1 : cấp trên hoặc tổ chức cơ quan đảng , nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề , chủ trương , chính sách , việc làm 
- Tình huống 2 : Cấp dưới , cá nhân làm rõ vấn đề , sự việc , một hành động , kết quả để cấp trên hoặc cơ quan , tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét , kết luận 
- Tình huống 3 : Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc , nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên , tổ chức , cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân , trong hội nghị , trong đại hội hoặc trong trường hợi định kì , đột xuất 
Tình huống 4 : Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõnhững yêu cầu , đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan trách nhiệm xem xét và giải quyết
2, Nội dung : - ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm cụ thể , chính xác
3, Thể thức 
+ Phần mở đầu 
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc 
- Quốc hiệu , tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm thông báo 
- Tên văn bản 
- Người ( cơ quan ) nhận bản tường trình 
+ Nội dung thông báo 
+ Kết thúc vb thông báo 
- Nơi nhận 
- chữ kí và họ tên người tường trình 
II, luyện tập 
Bài tập 1 :
a, Hiệu trưởng viết thông báo 
- Cán bộ , gái viên , học sinh toàn trường nhận , đọc thông báo 
- Nội dung kế hoạch tổ chức Lễ kỉ niệm ngày sinh nhật BH 
b, Báo cáo 
- Các chi đội viết báo cáo 
- Ban chỉ huy Liên đội nhận báo cáo 
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng 
C, Ban quản lí dự án viết thông báo 
- Bà con nông dân có đất , hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án 
- Nội dung thông báo : chủ trương của ban dự án 
Bài tập 2 : Phát hiện lỗi sai trong bản thông báo 
A, Thông báo thiếu số công văn , thiếu nơi gửi ở góc trái phía dưới 
- Nội dung thông báo không phù hợp với tên vb thông báo ( tên vb là thông báo kế hoạch mà nội dung lại yêucầu sắp xếp kế hoạch , tức là chưa có kế hoạch)
- Ơû đây chỉ thông báo về đợt kiểm tra vể sinh và tổ chức Ban kiểm tra vệ sinh mà thôi 
B, Sửa lại 
- Sắp tới trường tổ chức đột kiểm tra về sinh từ ngày . Đến ngày tháng, thành lập Ban kiểm tra , đề nghị Ban kiểm tra lập kế hoạch cụ thể .
- Cần bổ sung cácmục còn thiếu 
Bài tập 3 : 
GV chủ nhiệm viết thông báo về việc thu các khoản tiền đầu năm học 
GV chủ nhiệm viết thông báo về tinh hình học tập và rèn kuyện của hs cá biệt trong tuần 
4. Hướng dẫn về nhà: : Nắm những kiến đã học . Soạn bài “ ôn tập phần TLV”
5. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 tron bo cuc chuan.doc