Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99: Ôn tập về luận điểm - Năm học 2007-2008 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99: Ôn tập về luận điểm - Năm học 2007-2008 - Dương Thị Thảo Trang

A. Mục đích. Giúp học sinh :

- Nắm vững hơn khái niệm về luận điểm, tránh được sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải ( như lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận.)

- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận .

- GD học sinh ý thức học tập nghiêm túc.

B .Chuẩn bị.

 I .Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ, chép bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Nguyễn Trãi.

 II .Học sinh : Xem lại bài luận điểm, lập luận ở lớp 7, soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C. Tiến trình lên lớp.

 I Ổn định tổ chức. 5'

 II Bài cũ : Kiểm tra vở soạn 2 em.

 III Bài mới .

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2148Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 99: Ôn tập về luận điểm - Năm học 2007-2008 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4/3/08 Dạy thay đ/c Nhung ốm. Lớp 8A.
 Tiết 99 : ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM.
A. Mục đích. Giúp học sinh :
- Nắm vững hơn khái niệm về luận điểm, tránh được sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải ( như lẫn lộn luận điểm với vấn đề nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận....)
- Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận .
- GD học sinh ý thức học tập nghiêm túc.
B .Chuẩn bị.
 I .Giáo viên : Nghiên cứu nội dung bài giảng, bảng phụ, chép bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Nguyễn Trãi.
 II .Học sinh : Xem lại bài luận điểm, lập luận ở lớp 7, soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
 I Ổn định tổ chức. 5'
 II Bài cũ : Kiểm tra vở soạn 2 em.
 III Bài mới .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học.
Hoạt động 1:
Để tìm hiểu luận điểm là gì ? GV yêu cầu HS lựa chọn 1 trong 3 câu trả lời và kèm theo lời giải thích.
Qua soạn bài ở nhà Gv yêu cầu HS nhận diện luận điểm và phân tích luận điểm trong bài văn nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh
GVyêu cầu HS đọc nội dung 1 trong mục ghi nhớ.
Hoạt động 2:
Vấn đề nêu ra trong bài tinh thần yêu nước của nhân ta là gì ? 
Có thể làm sáng tỏ được vấn đề này không nếu trong bài văn, tác giả chỉ đưa ra luận điểm : Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn ?
Từ đó Gv đi đến kết luận.
Trong bài '' Chiếu dời đô '' Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm " Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô '' thì mục đích nhà vua ban chiếu có đật được không ? Tại sao ? 
Từ đó có thể kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận .
Hoạt động 3:
GV yêu cầu Hs đọc BT .
Trong 2 hệ thống đó em chọn hệ thống nào ? 
Từ sự tìm hiểu và chọn đó em hãy rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận ? 
HS đọc điểm 3,4 trong mục ghi nhớ.
Hoạt động 4:
GV yêu cầu HS đọc BT2 SGK và hướng dẫn HS thực hiện bài tập.
I. Khái niệm luận điểm.
 1. Luận điểm là gì ?
Câu c) Luận điểm là tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết nêu ra trong bài văn nghị luận. 
 2. Nhận diện luận điểm và phân tích luận điểm trong bài văn nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh.
- Những luận điểm chủ yếu :
Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn ( luận điểm cơ sở ).
Sức mạnh yêu nước của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
Những biểu hiện của truyền thống yêu nước.
* Ghi nhớ : SGK 
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận .
 1 a. Đọc bài Tinh thần yêu nước của nhân ta.
 b. Tìm hiểu.
- Vấn đề : Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
 - 2 Luận diểm nêu ở SGKchưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La
->Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề
Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
Ghi nhớ : SGK
III .Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Đọc bài tập.
2. Nhận xét :
Chọn hệ thống 1
=>Luận điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
- Hệ thống, mạch lạc,không trùng lặp.
- Có luận điểm chính, có luận điểm phụ.
- Các luận điểm phải đảm bảo liên kết hỗ trợ và phát triễn hợp lí, chặt chẽ.
Ghi nhớ : SGK
IV. Luyện tập .
Bài tập 2: Lựa chọn luận điểm đúng đủ và sắp xếp.
- GD với sự nghiệp giải phóng con người.
- GD góp phần điều chỉnh gia tăng dân số bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Gd góp phần đào tạo các thế hệ con người cho tương lai
Bởi vậy GD là chìa khóa của tương lai.
 IV Củng cố - Dặn dò. 
 1.Củng cố: Luận điểm là gì ? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề, luận điểm với luận điểm trong bài văn nghị luận ?
 2 .Dặn dò : Học bài , làm BT1SGK
Chuẩn bị :Viết đoạn văn trình bày luận điểm (Đọc và trả lời các câu hỏi SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docT99.doc