Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 98: Hành động nói (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 98: Hành động nói (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu.Giúp học sinh.

- Củng cố khái niệm về hành động nói, phân biệt hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.

- Rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.

- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú, sáng tạo khi học bài , cách nói năng khi giao tiếp.

B . Chuẩn bị

 I. Giáo viên: Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C. Tiến trình lên lớp.

 I Ổn định tổ chức. 1'

 II Bài cũ. 5'

Hành động nói là gì ? Nêu các hành động nói ? Lấy ví dụ minh họa.

 III Bài mới .

 Giới thiệu bài : 1' Các kiểu câu : nghi vấn, cảm thán, trần thuật, cầu khiến tương ứng với những kiểu hành động nói nhất định . Vậy nó được biểu hiện như thế nào, chúng ta đi vào tìm hiểu tiết học này.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 12672Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 98: Hành động nói (Tiếp theo) - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4/3/08. Dạy thay đ/c Nhung ốm Lớp 8A
Tiết 98 HÀNH ĐỘNG NÓI.
 ( tiếp theo )
A Mục tiêu.Giúp học sinh.
- Củng cố khái niệm về hành động nói, phân biệt hành động nói trực tiếp và hành động nói gián tiếp.
- Rèn kĩ năng xác định hành động nói trong giao tiếp và vận dụng hành động nói có hiệu quả để đạt được mục đích giao tiếp.
- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú, sáng tạo khi học bài , cách nói năng khi giao tiếp.
B . Chuẩn bị 
 I. Giáo viên: Bảng phụ, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
 I Ổn định tổ chức. 1'
 II Bài cũ. 5'
Hành động nói là gì ? Nêu các hành động nói ? Lấy ví dụ minh họa.
 III Bài mới .
 Giới thiệu bài : 1' Các kiểu câu : nghi vấn, cảm thán, trần thuật, cầu khiến tương ứng với những kiểu hành động nói nhất định . Vậy nó được biểu hiện như thế nào, chúng ta đi vào tìm hiểu tiết học này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc và đánh số thứ tự cho các câu trong đoạn trích và hướng dẫn tìm hiểu.
Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn ?
Cho biết những câu ấy những câu nào giống nhau về mục đích nói ?
Xác định nói cho mỗi câu ?
GV gợi dẫn : cùng là câu trần thuật nhưng có những mục đích khác nhau và thực hiện những hành động nói khác nhau, vậy chúng ta có thể rút ra nhận xét gì ? 
GV chỉ định HS đọc ghi nhớ.
GV hướng dẫn HS lấy ví dụ về cách dùng trực tiếp và cách dùng gián tiếp.
VD :Cách dùng trực tiếp 
Hãy đi ngay kẻo muộn ! 
( Câu cầu khiến thực hiện hành động điều khiển )
Cách dùng gián tiếp.
A nói : Tớ mua cái cặp những 2000 cơ đấy !
B bĩu môi : 2000 cơ đấy ?
( câu nghi vấn thực hiện hành động bác bỏ )
Hoạt động 2:
Như tiết học trước GV yêu cầu HS làm BT theo nhóm. Sau đs đại diện nhóm trình bày GV nhận xét ghi điểm.
Tiến hành như bài tập 1
I. Cách thực hiện hành động nói.
 1. Ví dụ : SGK
 2. Nhận xét : 
- Giống nhau : đều là câu trần thuật, kết thúc bằng dấu chấm.
- Những câu giống nhau về mục đích nói :
+ 3 câu đầu mục đích là trình bày.
+ 2 câu sau mục đích là cầu khiến.
- Hành động nói tương ứng:
+ Câu 1,2,3 trình bày.
+ Câu 4,5 cầu khiến.
- Câu trần thuật thực hiện hành động nói là trình bày đó là cách dùng trực tiếp.
-Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiến đó là cách dùng giántiếp. 
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Luyện tập .
Bài tập 1:
Câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn. 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào cũng có ? 
( Thực hiện hành động khẳng định )
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? 
( Thực hiện hành động phủ định )
- Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?
(Thực hiện hành động khẳng định) 
Bài tập 2: 
Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hàng động cầu khiến, kêu gọi.
Tác dụng : tạo sự đồng cảm sâu sắc, khiến cho nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng của mỗi người.
Bài tập 5: 
Hành động c là hợp lí nhất.
 IV Củng cố - Dặn dò.
 1. Củng cố : Nêu cách dùng hành động nói ?
 2. Dặn dò : Học bài, làm BT 3,4.
 Chuẩn bị bài : Ôn tập về luận điểm ( xem lại kiến thức về văn nghị luận và văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh .)

Tài liệu đính kèm:

  • docT98.doc