Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp học sinh.

- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập nước ta ở thế kỉ XV.

- Thấy được sức thuyết phục của văn bản chính luận : lập luận chặt chẽ và sự kết hợp giữa lí và thực tiễn .

- Rèn kĩ năng đọc văn biên ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ một đoạn của bài cáo.

- GD học sinh ý thức bảo vệ non sông, đất nước.

B. Chuẩn bị .

 I. Giáo viên : Tranh chân dung Nguyễn Trãi , toàn bài văn Bình Ngô đại cáo, nghiên cứu nội dung bài giảng.

 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, tìm đọc toàn bài văn Bình Ngô đại cáo.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1166Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 97: Nước Đại Việt ta - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 4/3/07.
 Tiết 97 : NƯỚC ĐẠI VIỆT TA.
 ( Trích Bình Ngô đại cáo )
 Nguyễn Trãi 
A Mục tiêu. Giúp học sinh.
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập nước ta ở thế kỉ XV.
- Thấy được sức thuyết phục của văn bản chính luận : lập luận chặt chẽ và sự kết hợp giữa lí và thực tiễn .
- Rèn kĩ năng đọc văn biên ngẫu, tìm và phân tích luận điểm, luận cứ một đoạn của bài cáo.
- GD học sinh ý thức bảo vệ non sông, đất nước.
B. Chuẩn bị .
 I. Giáo viên : Tranh chân dung Nguyễn Trãi , toàn bài văn Bình Ngô đại cáo, nghiên cứu nội dung bài giảng.
 II. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, tìm đọc toàn bài văn Bình Ngô đại cáo.
C. Tiến trình lên lớp :
 1' I Ổn định tổ chức
5' II Bài cũ.
1 .Đọc diễn cảm và thuộc lòng một đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ mà em cho hay nhất.Vì sao nói Hịch tướng sĩ là một áng thiên cổ hùng văn ?
 III.Bài mới .
1' Giới thiệu bài : Để tuyên cáo cho toàn dân được rõ cuộc kháng chiên 10 năm chống giặc Minh đã hoàn toàn thắng lợi. Thừa lệnh Lê Lợi Nguyễn Trãi đã soạn thảo văn bản Bình Ngô đại cáo mà chúng ta tìm hiểu hôm nay.
TG
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung bài học
5'
5'
17'
5'
Hoạt động 1:
HS đã có sự hiểu biết về tác giả qua bài'' Sông núi nước Nam'' đã học ở lớp 7. Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Trãi ? 
HS thảo luận và trả lời Gv chốt lại những ý cơ bản.
GV nói thêm về bi kịch cuộc đời Nguyên Trãi.
Văn bản được viết vào thời gian nào? Mục đích văn bản này dùng để làm gì? 
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn :
2 Câu đầu đọc giọng trang trọng, chậm
4 câu tiếp đọc nhanh hơn, nhịp 5/2,4/2
2 câu tiếp nhấn mạnh từ ''đế '', nhịp2-1-1-1-2-4
8 câu tiếp đọc giọng khẳng định, tự hào, nhịp 4/3,3/4, 2/2.
Gv cùng HS đọc và nhận xét cách đọc.
HS đã đọc chú thích ở nhà . GV kết hợp giảng thêm khi tìm hiểu văn bản. 
Hoạt động 3:
Em hiểu như thế nào về cáo ? 
Tư tưởng xuyên suốt văn bản là gì ? 
Văn bản đuợc chia làm mấy đoạn ?
Nội dung từng đoạn ? 
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục trong đoạn thơ ? 
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyên Trãi là gì ?
Người dân tác giả nói đến là ai ? 
Kẻ bạo ngược tác giả nói đến là ai ? 
Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào yếu tố nào ? 
Đọc bài Sông núi nước Nam ( Lí Thường Kiệt ) em thấy quan niệm về Tổ quốc và độc lập dân tộc như thế nào ? 
So với Nguyễn Trãi em thấy có gì tiến bộ hơn, phát triển hơn ? Điều đó chứng tỏ cái gì? 
GV liên hệ truyền thống nhân nghĩa hiện nay của dân tộc ta.
Nội dung chủ yếu mà văn bản phản ánh là gì ?
Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng ?
Hoạt động 4:
Khái quát trình tự lập luận bằng sơ đồ 
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm
 1. Tác giả : 
- Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Nguyễn Trãi chịu bi kịch đến mức tột cùng.
 2. Tác phẩm : Viết vào thời gian 1 - 1428 để tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
II .Đọc và tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu chú thích.
III. Tìm hiểu văn bản.
 1. Thể loại :
 Cáo là thể văn nghi luận, thường được các vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết .
 2.Bố cục : 3 đoạn
- Tư tưởng nhân nghĩa gắn với yêu nước và độc lập dân tộc.
+ 2 câu đầu. Đề cao nguyên lí nhân nghĩa làm đầu.
+ 12 câu tiếp. Quan niệm về Tổ Quốc.
+ 2 câu cuối. Kết luận.
- Bố cục trong đoạn văn rất chặt chẽ.
3. Phân tích.
a.Tu tuong nhân nghĩa.
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là yêu dân, trừ bạo .
- Người dân là nhân dân Đại Việt đang bị xâm lược.
- Kẻ tàn bạo chính là giặc Minh cướp nước .
- Vậy theo tác giả tư tưởng nhân nghĩa gắn với tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm.
b.Quan niệm về Tổ quốc và chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt.
Nam Quốc Sơn Hà( Lí Thường Kiệt )
Bình Ngô Đại Cáo.( Nguyễn Trãi)
Lãnh thổ riêng.
Hoàng đế riêng.
Độc lập.
Thần linh.
Quân xâm lược sẽ bị thất bại.
Văn hiến.
Phong tục tập quán.
Truyền thống lịch sử.
Hoàng đế riêng.
Không dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử.
- Quan niện tổ quốc của Nguyễn Trãi được phát triễn sâu sắc hơn, cách nói rõ ràng, minh chứng đầy đủ. Đề cao văn hóa, văn hiến bên cạnh lãnh thổ , hoàng đế.
- Điều đó chứng tỏ sự phát triển, trưởng thành thêm về ý thức dân tộc, lịch sử, tư tưởng, văn hóa của dân tộc Đại Việt.
4. Tổng kết .
 a. Nội dung : Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
 b. Nghệ thuật : Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, sử dụng biện pháp so sánh hiệu quả.
IV .Luyện tập .
Bổ sung phần sau.
5' IV Củng cố - Dặn dò.
 1.Củng cố : HS đọc và suy ngẫm nội dung mục ghi nhớ SGK
 2.Dặn dò : Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị bài : Hành động nói.
Bổ sung phần luyện tập.
Sức mạnh của nhân nghĩa
Chế độ
Lịch sử
Phong tục
Lãnh thổ
Văn hiến riêng
Chân lí về sự độc lập dân tộc
Yên dân
Trừ bạo
Tu tuong nhân nghĩa

Tài liệu đính kèm:

  • doct97.doc