Bài 24: Văn bản Nước Đại Việt ta
“ Trích Bình Ngô đại cáo”
( Nguyễn Trãi )
Tiết 97: Đọc – Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học,học sinh nắm được
1, Kiến thức:- Sơ giản về thể cáo .
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô Đại Cáo .
- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước dân tộc
- Đặc điểm văn chính luận Bình Ngô Đại cáo với một đoạn trích
2, Kĩ năng: - Biết đọc – Hiểu 1 vb viết theo thể Cáo.
- Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu vb nghi luận trung đại ở thể loại cáo
3, Thái độ: - Tư tưởng nhân nghĩa , yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh .
B. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện:
1 - GV: Tranh chân dung Nguyễn Trãi ( phóng to); toàn bài Bình Ngô đại cáo.
2 - HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3' )
? Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong bài Hịch tướng sĩ?
Ngày soạn : 25/2 / 2012 Ngày giảng :27/2 / 2012 Bài 24: Văn bản Nước Đại Việt ta “ Trích Bình Ngô đại cáo” ( Nguyễn Trãi ) Tiết 97: Đọc – Hiểu văn bản A. Mục tiêu bài học: Qua bài học,học sinh nắm được 1, Kiến thức:- Sơ giản về thể cáo . - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô Đại Cáo . - Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước dân tộc - Đặc điểm văn chính luận Bình Ngô Đại cáo với một đoạn trích 2, Kĩ năng: - Biết đọc – Hiểu 1 vb viết theo thể Cáo. - Nhận ra thấy được đặc điểm của kiểu vb nghi luận trung đại ở thể loại cáo 3, Thái độ: - Tư tưởng nhân nghĩa , yêu nước và độc lập dân tộc là nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh . B. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện: 1 - GV: Tranh chân dung Nguyễn Trãi ( phóng to); toàn bài Bình Ngô đại cáo. 2 - HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3' ) ? Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong bài Hịch tướng sĩ? *Hoạt động 2: giới thiệu bài mới ( 1' ): Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn nhân văn hoá TG. NT có vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Sau khi hai vạn viện binh bị diệt cùng Kế Vương Thông, tổng binh thành Đông Đô xin hàng, nước Đại Việt sạch bóng giặc. Ngày 17/12 năm đinh mùi tức 1/1428 ,NT thừa lệnh Lê Thái Tổ( Lê Lợi) soạn thảo và công bố Binh Ngô đại cáo để tuyên bố cho toàn dân được rõ cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh xâm lược đã toàn thắng, non sông trở lại độc lập, thái bình. *Hoạt động 3: Bài mới (39') Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Đọc chú thích dấu * GV khái quát về tác giả. ? Cáo Bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh nào? GV: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi, trong không khí ngày vui độc lập + Cáo: Nhan đề “ Bình Ngô đại cáo” Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng xưng là Ngô Vương, sau trở thành Minh Thành Tổ. Do đó nhiều người cho rằng tác giả dùng từ Ngô để dùng chỉ người nhà Minh. Gv nêu yêu cầu đọc: Giọng trang trọng hùng hồn, tự hào, chú ý câu văn biền ngẫu. Đọc mẫu một lượt GV nhận xét Đọc các chú thích SGK ? Văn bản thuộc thể loại nào ? Nêu hiểu biết của em về cáo? GV:bố cục bài cáo gồm 4 phần: + Nêu luận đề chính nghĩa. + tố cáo tội ác của giặc. + Phản ánh quá trình của khởi khởi nghĩa Lam Sơn. + Lời tuyên bố, khẳng định nền độc lập vững chắc. ? Trong bố cục 4 phần của bài cáo đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào? ? Bình Ngô Đại cáo có phải là một tác phẩm nghị luận không? Vì sao? ? Đoạn trích trình bày mấy luận điểm, đó là những luận điểm nào? ? Đọc 2 câu đầu ? Qua hai câu đầu em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là gì? ? Nếu hiểu yên dân là giữ nguyên cuộc sống ấm no cho dân và điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì ở đây dân được hiểu là ai và kẻ bạo ngược là ai? ? Ở đây, hành động diếu phạt có liên quan đến yên dân như thế nào? ? Như thế các hành động yên dân và điếu phạt đều liên quan đế dân, từ đó em có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa Được nêu trong Bình Ngô Đại cáo như thế nào? ? Qua câu đầu, em thấy tư tưởng nhân nghĩa của NT có chỗ nào tiếp thu của nho giáo, có chỗ nào là sáng tạo, là phát triển của Ông? GV; Như vậy, NT đã chắt lọc cái tinh hoa, cái tích cực nhất của nhân nghĩa: Chủ yếu là yên dân, trước nhất là trừ bạo. Điều đáng nói nữa là NT đã đem đến một nội dung mới, lấy từ thực tiễn dân tộc: Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược. Đây chính là nguyên lí khách quan, là tiền đề tư tưởng, nguyên nhân mọi tư thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. Đọc 8 câu tiếp ? Để khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? GV: Với yếu tố cơ bản này NT đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. ? Nét nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? ? Qua đó tác giả nhằm khảng định điều gì? ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc trong Bình Ngô Đại cáo là tiếp nối và phát triển ý thức trong sông núi nước Nam, vì sao? ( Trong sông núi nước Nam, em thấy tác giả quan niệm về tổ quốc và dân tộc như thế nào? Sau 4 thế kỉ,NT có gì tiến bộ và phát triển hơn?) GV: So với thời Lí, học thuyết của NT phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc: + Toàn diện vì trong SNNN được xác định chủ yếu trên hai yếu tố: Lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo ba yếu tố nữa được bổ xung: Văn hiến; phong tục tập quán, lịch sử. Sâu sắc vì trong quann niệm về dân tộc, NT ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất. + Nhưng điều đặc sắc và mới mẻ nhất là bên cạnh vua vẫn được tôn vinh như người đại diện cho nước thì yếu tố dân đã xuất hiện trong bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai này. Dân đã trử thành đối tượng mà bài cáo hướng tới và nói đến trong việc thực hiện nhân nghĩa ? Qua việc trình bày quan niệm về tổ quốc và dân tộc, em hiểu gì về tác giả bài cáo này? Đọc đoạn: Vậy nêncòn ghi. ? Em có nhận xét gì về giọng văn trong đoạn này? ? Việc dẫn ra các dẫn chứng lịch sử nhằm mục đích gì? ? Các câu văn biền ngẫu trong đoạn có tác dụng gì? ? Đọc phần đầu của Bình Ngô Đại cáo, em hiểu những điều sâu sắc gì về nước Đại Việt? ? Khái quát đặc sắc nghệ thuật của văn bản? ? Giá trị nội dung tư tưởng và ý nghĩa của đoạn trích? ? So sánh hai bản tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt và của Nguyễn Trãi về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật? - H/s đọc H/s nêu khái quát H/s nghe - H/s đọc - H/s đọc chú thích SGk - Xác định - H/s xác định - H/s nhận xét, giải thích - H/s xác định - H/s đọc - H/s phát hiện -H/s giải thích - H/s giải thích - H/s nhận xét - Đọc - Phát hiện - Xác định - Trình bày - H/s thảo luận so sánh ( 2' ) - Đại diện trình bày - Bày tỏ ý kiến - H/s nhận xét khái quát Trả lời . - H/s khái quát - Khái quát - H/s thảo luận nhóm 2' - Đại diện trình bày I/ Đọc - Tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm: * Đọc * Từ khó: SGK * Tìm hiểu cấu trúc văn bản - Thể loại : cáo *Bố cục: - Nằm ở phần đầu của tác phẩm - Đây là một văn bản nghị luận vì: được viết theo phương thức lập luận, lấy lí lẽ dẫn chứng để chứng minh, thuyết phục người đọc, người nghe. + Luận điểm 1: 2 câu đầu- tư tưởng nhân nghĩa + Luận điểm 2: phần còn lại- Nền độc lập có chủ quyền của dân tộc. II/ Đọc – hiểu văn bản. 1. Tư tưởng nhân nghĩa - Dân là dân nước Đại Việt ta. - Kẻ bạo ngược là quân xâm lược Minh. - Trừ giặc Minh bạo ngược giữ yên cho cuộc sống. - Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân - Nhân nghĩa trong phạm trù của nho giáo chủ yếu là mỗi quan hệ giữa người với người. Với NT, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược.Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn có quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. - Chính nghĩa phù hợp với lòng dân. - Thân dân, tiến bộ 2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. - Nền văn hiến lâu đời. - Phong tục tập quán - Lịch sử riêng. - Chế độ chủ quyền riêng ->Câu văn biền ngẫu có nhiều vế, cấu trúc đối lập nhau; nghệ thuật so sánh. ->Khẳng định nền độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Nam Quốc Sơn Hà Bình Ngô Đại Cáo - Lãnh thổ riêng. - Hoàng đế riêng - Độc lập - Thần linh. Quân xâm lược nhất định sẽ thất bại - Văn hiến. - Phong tục tập quán. - Truyền thống lịch sử. - Hoàng đế riêng - Không dựa vào thần linh mà dựa vào lịch sử. - Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt - Niềm tự hào dân tộc. + Giọng văn châm biếm khinh bỉ. + Nhiều dẫn chứng lịch sử sinh động, khẳng định sự thất bại của vua quanTQ,NM - >Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn. -> Làm nổi bật chiến công của ta và thất bại của địch - >Có nền độc lập lâu đời, đáng tự hào. - > Cuộc kháng chiến chống quân Minh là cuộc kháng chiến vì dân, chính nghĩa. III/ Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Giầu chứng cớ lịch sử, giầu cảm xúc tự hào. - Giọng văn hùng hồn, lời văn biền ngẫu nhịp nhàng , ngân vang. 2.Ý nghĩa : - Nước đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, về đất nước và có ý nghĩa như 1 bản tuyên ngôn độc lập . IV/ Luyện tập So sánh: * Nghệ thuật: - NQSH : Thơ tt ĐL ngắn gọn hàm xúc. - NĐVT: Đoạn đầu của bài cáo dài, so sánh đối lập, từ khái quát đến cụ thể, chứng minh chặt chẽ * Nội dung tư tưởng: - NQSH: ý thức về dân tộc, tổ quốc chủ yếu dựa trên cơ sở lãnh thổ và chủ quyền dựa vào thần linh. - NĐVT: dựa vào các yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn, được chứng minh bằng sự thật hiển nhiên. D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối (2' ): *Về nhà: Học sinh yếu, tb: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung, ý nghĩa tư tưởng của bài theo nội dung phần II. III . Học sinh khá, giỏi: -Nêu cảm nhận khi học xong tác phẩm. * Chuẩn bị: -Đọc và Chuẩn bị bài: Bàn luận về phép học. Ngày soạn: 25 / 2/ 2012 Ngày giảng: 27/ 2 / 2012 Tiết 98: Hành động nói ( tiếp) A. Mục tiêu bài học: Qua bài học,học sinh nắm được 1, Kiến thức: - Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói 2,Kĩ năng: :- Ra quyết định : lựa chọn cách sử dụng kiểu hành động nói. - Giao tiếp : -Trình bày suy nghĩ ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn các kiểu hành động nói . 3, Thái độ: -Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức vào thức tế csống và tạo lập văn bản. B. Chuẩn bị phương pháp và phương tiện: 1. Thầy: Tham khảo tài liệu, chuẩn bị bảng phụ. 2. Trò: chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ( 3' ) ? Hành động nói là gì? Một số kiểu hành động nói thường gặp? Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới( 1' ) Tiết trước các em đã nắm đượcTN là hành động nói, các kiểu hành động nói thường gặp. Vậy cách thực hiện hành động nói như thế nào tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 3: Bài mới ( 39' ). Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt Gọi hs đọc vb SGK GV nêu yêu cầu thảo luận ? Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích? ? Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp vào bảng tổng hợp? ? Nhìn vào bảng tổng hợp em hãy cho biết câu nào giống nhau về mục đích nói? ? Xét xem mỗi câu trần thuật ấy diễn đạt hành động nói gì theo 5 kiểu hành động nói đã biết? ? Trong những câu trên, câu nào thực hiện đúng chức năng của kiểu câu chính? ? Những câu nào đảm nhận chức năng các kiểu câu khác? GV: Sau khi xác định được hành động nói cảu ác câu trong đoạn văn trên chúng ta thấy cùng là câu trần thuật nhưng chúng có thể có mục đích khác nhau và thực hiện các hành động nói khác nhau. ? Đó chính là cách thực hiện hành động nói. Theo em có mấy cách thực hiện hành đ ... khái quát Hs đọc Hs xác định Trả lời theo ý kiến cá nhân Nêu kết luận Trả lời theo ý kiến cá nhân Hs khái quát Hs đọc ghi nhớ HS đọc 2 hệ thống sgk Hs thảo luận trình bày Trả lời Khái quát Đọc ghi nhớ Đọc bt Xác định Hs thảo luận trình bày Hs rút ra kết luận I. Khái niệm về luận điểm * Bài tập 1 -Không thể lựa chọn hai câu trả lời a, b được vì: Người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm. -Phương án lựa chọn là: c *Bài tập 2. a.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở . Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. - Luận điểm để chứng minh cho vấn đề nghị luận: - Tinh thần yêu nước trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Tinh thần yêu nước trong kháng chiến hiện tại của đồng bào ta. - Luận điểm chính dùng để kết luận: Nhiệm vụ của Đảng ta phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. b. Chiếu dời đô: - Đây chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó chưa thể hiện rõ ý kiến quan điểm Hệ thống luận điểm trong bài: - Luận điểm xuất phát: Dời đô một việc trọng đại của cả triều đại vua chúa, trên thuận ý trời dưới thuậ lòng dân. - Luận điểm chứng minh: + Trong sử sách xưa + Hai nhà Đinh, Lê + Thành đại la - Luận điểm kết luận: Phải dời đô về đại la để đưa đất nước tiến lên một thời kì mới. *Bài tập SGK: - Luận điểm chính của đoạn văn: - không phải luận điểm “ -Nguyễn Trãi là nhà anh hùng của dân tộc” vì : cả đoạn văn không giải thích ,CM hoặc làm rõ ý đó. - Cũng không phải luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên trong tòa ngọc” Vì tác giả đã bác bỏ ý đó “ NT không phải là một ông tiên” - Luận điểm chủ chốt của đoạn văn: NT là tinh hoa của đất nước, dân tộc, thời đại lúc bấy giờ. II. Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. a.- Vấn đề nêu ra trong bài: Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. - Không thể làm sáng tỏ vấn đề nêu trong bài văn tác giả chỉ đưa ra luận điểm: Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn. - - Vì: nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh một cách toàn diện, chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề được . Trong bài Bác còn đưa ra một luận điểm nữa là: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm,ông cha ta cũng có lòng yêu nước nồng nàn. - > Luận điểm có liên kết chặt chẽ với đoạn văn. Luận điểm thể hiện giải quyết từng khía cạnh của đoạn văn. - Luận điểm phải hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện. b.- Luận điểm này chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề . vì: mục đích khi ban chiếu của nhà vua không thể hiện được, người đọc, người nghe chưa hiểu được vì sao phải dời đô. - Luận điểm cần phải phối hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề. - Luận điểm cần phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề. * Ghi nhớ: SGK III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận. * Vấn đề cần giải quyết: Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập? * hệ thống 1 vì nó đạt được yêu cầu: - Thật sự liên kết với nhau: + ý a. là nguyên lí chung. + ý b. cần thay đổi phương pháp học tập. ( lí do) + ý c. cần áp dụng mới. ( lí do) -> Phân biệt rạch ròi các ý với nhau. - Được xắp xếp theo một trình tự hợp lí. Dựa vào ghi nhớ trả lời. * ghi nhớ : SGK IV. Luyện tập. * Bài tập 1. * Mở bài - NT – người anh hùng dân tộc, văn võ song toàn. - Chỉ có chúng ta – Những người cách mạng mới có thể hiểu đúng và đánh giá công bằng, toàn diện con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi. * Thân bài: - NT- Người anh hùng cứu nước. - NT- Nhà văn- Nhà thơ lớn của dân tộc. * Kết bài - NT là tinh hoa khí phách của dân tộc. - Ca ngợi anh hùng NT là chúng ta rửa mỗi hận ngìn năm của ông. D. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối :(2') * Về nhà : Học sinh yếu, Tb :-Học thuộc ghi nhớ. - Nắm được khái niệm luận điểm và ôn tập về luận điểm Học sinh Khá ,giỏi: - Hoàn thành bài tập . -Tìm các luận điểm trong bài Hịch tướng sĩ. *- Chuẩn bị bài: “Viết đoạn văn trình bày luận điểm” Soạn ngày:26/2/2012 Dạy ngày: 02/3/2012 Tiết100: Viết đoạn văn trình bày luận điểm A. Mục tiêu bài học Qua bài học,học sinh nắm được 1. Kiến thức : - Nhận biết, phân tích cấu tạo của đoạn văn nghị luận. - Viết viết một đoạn văn trình bày một luận điểm theo cách diễn dịch và qui nạp. 2 .Kỹ năng - Viết một đoạn văn diễn dịch , qui nạp. -Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn - Viết viết một đoạn văn trình bày một luận điểm có độ dài 90 chữ về 1 vấn đề chính trị , xã hội 3.Thái độ : - Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức vào viết đoạn văn B. Chuẩn bị phương pháp ,phương tiện 1.Thầy : Chuẩn bị một số đoạn văn 2.Trò : ôn lại kiến thức lớp 7 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.(15’) Đề 1. Câu 1 .(7 điểm ) .Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ? Câu 2: (3điểm ) .? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học ? Đề 2. Câu 1: (3điểm ) . Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học ? Câu 2 .(7 điểm ) . Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì ? Để làm tốt một bài văn thuyết minh người viết phải làm như thế nào? Đáp án . * Hoạt động 2: giới thiệu bài mới.(1’) Ai cũng biết rằng, công việc làm văn nghị luận không dừng ở tìm ra luận điểm. Mg]ời làm bài còn phải thực hiện một bước đi rất khó khăn và uan trọng khác: Trình bày những luận điểm mà mình đã tìm ra. Không biết trình bày luận ssieemr thì mục đích nghị luận sẽ không đạt được, cho dù người làm bài tập đã tập hợp đủ các quan điểm, ý kiến cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề . * Hoạt động 3: Bài mới(38’) Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Đọc đoạn văn sgk ? Hãy xác định câu chủ đề trong đoạn văn và vị trí của nó trong đoạn? ? ĐV a câu chủ đề nêu luận điểm nào ? Luận điểm: Thành Đại La là trung tâm trời đất thật xứng đáng là thủ đô của muôn đời. ? Phân tích cách lập luận của đoạn văn ? Nhận xét cách lập luận của đoạn văn a,b? ? Qua phân tích 2 vd - yêu cầu cụ thể của luận điểm trong đoạn văn ? Đọc ý 1 của ghi nhớ. GV hướng dẫn hs làm nhanh bài tập 1 ? lập luận là gì? ? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn? ? Cách lập luận của đoạn văn có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không? ? Em có nhận xét gì về cách xắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? ?Nếu đổi vị trí lc2 và lc3 cho nhau thì hiệu quả của đoạn văn sẽ như thế nào? ? Trong đoạn văn, những cụm: “chuyện con chó, giọng chó má, thằng nhà giầu rước chó vào nhà, chất chó đểu “ được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có tác dụng gì? Vì sao? ? Nhận xét gì về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn? GV: Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần chú ý: - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn qui nạp) - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức luận điểm theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt ý trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. -Đọc ghi nhớ -Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 1 ? Hãy xác định luận điểm chính trong tường phần mở bài, thân bài, kết bài trong văn bản “ NT người anh hùng dân tộc” GV khái quát lại bài học Hs đọc Hs xác định Nêu luận điểm Hs phân tích Nhận xét Khái quát Khái quát Hs đọc ghi nhớ. Hs độc lập làm bài Hs sữachữa bổ sung Hs đọc Hs phát hiện Hs nhận xét giải thích Hs nhận xét Hs nhận xét, giải thích Trả lời Suy nghĩ trả lời Nhận xét Lắng nghe Đọc ghi nhớ Làm bài tập độc lập -Suy nghĩ làm bài I. Trình bày luận diểm bằng một đoạn văn nghị luận. * Bài tập: đoạn a đoạn b Câu chủ đề Thật là chốn hội tụđời Đồng bào ta ngày nay cũng Vị trí Cuối đoạn văn Đầu đoạn văn Cách viết Qui nạp Diễn dịch - Trình tự lập luận: Đoạn văn a: + Nêu các ý chi tiết, cụ thể: - Vốn là kinh đô cũ. - Vị trí trung tâm trời đất. - Thế đất quí hiếm - Dân cư đông đúc - Nơi thắng địa + kết luận: Xứng đáng là kinh đô muôn đời. => Quy nạp * Đoạn văn b: + Nêu ý khái quát( lđ). + Nêu ý cụ thể minh họa: Theo lứa tuổi, theo không gian vùng, miền, theo vị trí công tác ngành nghề, nhiệm vụ.=>Diễn dịch =>Nội dung luận điểm rõ ràng, chính xác. Vị trí đầu hoặc cuối đoạn. * Ghi nhớ : sgk *Bài tập 1: a. Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu. b. Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bọn trẻ. -> Lập luận là : cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. – >Cách lập luận của đoạn văn: + câu cđ cuối đoạn. + Để dẫn đến luận điểm đó, tác giả đã lập luận bằng cách nêu luận cứ sau: Luận cứ 1: NTT cho chị Dậu bưng vào nhà nghị Quế một cái rổ nhún nhín bốn chó con. Luận cứ 2: Vợ chồng Nghị Quế bù khú với nhau trên câu chuyện chó con như mọi người khác thích chó, yêu gia súc. Luận cứ 3: Rồi chùng đùng đùng giở chuyện chó má ra với mẹ con chị Dậu NV đã dùng phép tương phản giữa lc2 và lc3 để làm nổi bật chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế ở luận điểm 3. * Luận điểm có sức thuyết phục là nhờ luận cứ, sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi nếu luận cứ không chính xác chân thực và đầy đủ. Nếu Nghị Quế không thích chó hoặc không giở giọng chó má ra với mẹ con chị Dậu thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng “ Cho thằng nhà giầu rước chó vào nhà, nó càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra” -> Cách sắp xếp các ý trong đoạn văn: hợp lí, chặt chẽ và có nghệ thuật. -Nếu đổi vị trí hai luận cứ đã nêu thì đoạn văn không còn gì là thú vị hấp dẫn và luận điểm cũng không được nổi bật và sáng tỏ. -LĐ và luận cứ cần được trình bày chặt chẽ và hấp dẫn, việc đặt các cụm từ đã nêu cạnh nhau là cách thức để NT làm cho đoạn văn của mình vừa xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện thành hình ảnh rõ ràng, lí thú. => Lập luận theo một trình tự hợp lí làm nổi bật luận điểm. * Ghi nhớ: II. Luyện tập. * Bài tập 2 * Luận điểm : Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế. ( Câu chủ đề đầu đoạn : Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm đoạn diễn dịch) * luận cứ 1: Thơ ông đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương . Luạn cứ 2: Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ. * Cách diễn đạt: Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần. Nhờ vậy người đọc càng thấy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ Tế Hanh D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối ( 2' ): *Về nhà: - Học sinh yếu ,Tb: - Học ghi nhớ ,nắm được cách trình bày một đoạn văn nghị luận. - Học sinh khá,giỏi: Hoàn thành các bài tập,viết một đoạn văn trình bày luận điểm * - Đọc và chuẩn bị : Luyện tập trình bày luận điểm.
Tài liệu đính kèm: