Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95, 96: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95, 96: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Tiết 95 - 96

 Văn bản:

 Hịch tướng sĩ

 (Trần Quốc Tuấn)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1/.Kiến thức :

- Nắm được sơ giản về thể hịch

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của “Hịch tướng sĩ”

- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nắm được đặc điểm văn chính luận ở “Hịch Tướng Sĩ”.

2/. Kĩ năng :

- Đọc hiểu một văn bản theo thể hịch

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại

* KNS:

+ Giao tiếp trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn

+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích kết cấu nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch

+ Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước.

3/Thái độ : Giáo dục HS:

- Vận dụng bài học để viết văn nghị luận. Có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm, giáo dục học sinh tình cảm yêu đất nước.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 95, 96: Văn bản: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/2/2012
Ngày giảng: 8A:
 8B: 
 Tiết 95 - 96
 Văn bản: 
	 Hịch tướng sĩ
 (Trần Quốc Tuấn)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1/.Kiến thức :
- Nắm được sơ giản về thể hịch
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của “Hịch tướng sĩ”
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm văn chính luận ở “Hịch Tướng Sĩ”.
2/. Kĩ năng :
- Đọc hiểu một văn bản theo thể hịch
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại
* KNS: 
+ Giao tiếp trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn
+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích kết cấu nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch
+ Xác định giá trị bản thân: có trách nhiệm với vận mệnh đất nước.
3/Thái độ : Giáo dục HS:
- Vận dụng bài học để viết văn nghị luận. Có sự kết hợp giữa tư duy logic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm, giáo dục học sinh tình cảm yêu đất nước.
II.Chuẩn bị :
 1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
 2/ HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
III. Phương pháp : 
- P.P: Vấn đáp, Phân tích giảng bình, tích hợp, nêu vấn đề
- KT: Động não, đặt câu hỏi
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:
 1. Ổn định tổ chức:((1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:( (5’)
 - Nêu những đặc điểm nỗi bật của thể “ Chiếu”? mục đích viết bài “ Chiểu dời đô” của Lí Công Uẩn? Nêu giá trị nộ dung và nghệ thuụât của bài thơ?
 - Bài “ Chiếu dời đô” phản ánh kì vọng gì của nhà vua và của dân tộc Việt thời đó?
 + Kì vọng thống nhất đất nước, hi vọng về sự vững bền của một quốc gia
 + Kì vọng về một đất nước vững mạnh và hùng cường
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong ba cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên đời Trần thì cuộc kháng chiến thứ 2 là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh, ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù, quyết tâm chiến đấu. Nhưng hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng cầu hòa. để cuộc chiến đấu giành thắng lợi, điều quan trọng là phải đánh bại những tư tưởng dao dộng, bàng quan, phải giành thế áp đảo cho tư tưởng quyết chiến, quyết thắng. Vì vậy Trần Quốc Tuấn, một danh tướng kiệt xuất thời Trần, đã viết bài Hịch nhằm khích lệ tướng sĩ, nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng
Hoạt động 1
 P.P: Vấn đáp, tích hợp, nêu vấn đề
 KT: Động não
* HS đọc kĩ chú thích (*)
 ? Em hãy nêu những nét cơ bản về Trần Quốc Tuấn?
 ? Những đặc điểm chính của thể Hịch về hình thức, mục đích, tác dụng?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt
? Trần Quốc Tuấn viết bài “ Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích gì?
* Giáo viên nhấn mạnh thêm về hoàn cảnh ra đời của bài hịch
 Hoạt động 2
 P.P: Vấn đáp, tích hợp, nêu vấn đề, phân tích giảng bình
 KT: Động não, đặt câu hỏi
*GV hướng dẫn học sinh đọc với giọng hào hùng đanh thép phù hợp, cố gắng chuyển đổi giọng điệu thích hợp với nội dung từng đoạn.
- Chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
- GV đọc mẫu, 2 hS đọc tiếp
* Lưu ý chú thích 17, 18, 22, 23.
* Thông thường bài hịch kêu gọi đánh giặc có thể chia làm bốn phần chính
- Mở đầu : nêu vấn đề
- P2 : Nêu truyền thống vẻ vàn trong lịch sử để gây lòng tin tưởng
- P3 : Nhận định tình hình để gây lòng cănm thù giặc, phân tích phải trái làm rõ đúng sai
- P4 : đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh
? Theo em có thể chia bài hịch ra thành mấy đoạn theo nội dung?
- HS trình bày
- GV chốt
* HS đọc to phần chữ nhỏ? Nêu nội dung của đoạn văn? Tác dụng?
- Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử để kích thích ý chí xả thân cứu nước
 *GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2 :
 ? Em hiểu như thế nào về thời loạn lạc, buổi gian nan ?
- Thời dân sinh sống không yên ổn, có kẻ thù xâm lược, thế giặc mạnh
? Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào ? Đó là những tội gì ?
- Đòi ngọc lụa, bạc vàng
- Vơ kiệt của cải của kho có hạn...
- Như hổ đói-> hung hãn
- Đi lai nghênh ngang...
- Bắt nạt...
? Hình ảnh lũ giặc được lột tả bằng cách nào ? Tác dụng ?
- ĐT mạnh, ẩn dụ : lưỡi cú diều, thân dê chó...=> tham lam, ngang ngược, hung hãn, láo xược...
? Việc nêu tội ác của giặc có tác dụng gì đối với tướng sĩ ?
- Khêu gợi lòng căm thù giặc, nỗi nhục của đất nước=> các tướng sĩ tự suy nghĩ về lương tâm và trách nhiệm của mình
? Trước tội ác của kẻ thù, tác giả có thái độ như thế nào ? hành động gì ?
- Quên ăn
- Vỗ gối, ruột đau
- Nước mắt đầm đìa
- Xả thịt lột da
- Nuốt gan ...
? Cách diễn đạt ở đây có gì đặc biệt ? Giọng điệu ?
- Dùng trường từ vựng : một loạt ĐT mạnh, gây ấn tượng : xả, lột, nuốt, uống...-> căm thù cao độ
- Kiểu câu : dẫu cho... thì-> Khẳng định tinh thàn quyết sống mái với kẻ thù
- Giọng điệu thống thiết tình cảm-> cực tả niềm uất hận trào dâng
* GV : Mối chữ mỗi lời như cháy lên trực tiếp từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy. Câu văn chính luận mà khắc học sinh độnghình tượng người anh hùng yêu nước tuyệt đẹp
? Những lời bộc bạch trên của tác giả có tác dụng gì ?
- Khẳng định một tâms gương yêu nước bất khuất, căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu chống kẻ thù-> động viên to lớn-> tướng sĩ học tập noi theo
* HD HS đọc: các ngươi kém gì?
? Mối quan hệ ân tình giữa TQT với các tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ?
? Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở các tương sĩ?
- Mối quan hệ ân tình: Chủ tướng + cùng cảnh ngộ
- MQH ân tình chủ tướng: khích lệ tinh thần trung quân ái quốc
- MQH cùng cảnh ngộ: khích lệ lòng thuỷ chung của những người cùng chung hoàn cảnh-> ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với vua, với nước
* Sau những chứng cứ về đạo thần chủ hết sức thuyết phục tác giả chuyển hướng sang phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ
? Hãy phân tích nghệ thuật lập luận của tác giảkhi phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ? Khi nêu những hành động đúng đắn nên làm?
- Sử dụng liên tiếp các từ phủ định: không biết lo=> Thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước; đăt sau đoạn văn nói về ân tình chủ tớ -> phê phán tướng sĩ phụ lòng tốt của chủ tướng
- Chỉ ra các thú hưởng lạc; chọi gà, đánh bạc..-> quên việc nước, việc binh: phê phán thái độ vô trách nhiệm, không lo lắng trước cảnh đất nước lâm nguy
- Chỉ ra hậu quả khôn lường: nước mất nhà tan( cả quá khứ, hiện tại và tương lai)
? Em có nhận xét gì về giọng văn trong đoạn văn này?
- Khi nghiêm khắc, răn đe
- khi chân thành, tình cảm: mỉa mai, chế giễu
? Để tác động sâu sắc tới nhận thức của tướng sĩ, tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
- So sánh hai viễn cảnh: đầu hàng: mất tất cả; chiến đấu thắng lợi: được cả chung và riêng
- Điệp từ, điệp ý tăng tiến nêu vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu
* Đây là đoạn văn hay, kết hợp hài hoà lí và tình, lời văn sắc bén, sôi nổi uyển chuyển tác giả phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan vô trách nhiệm không lo lắng cho vận mệnh của đất nước của tướng sĩ
* HS đọc đoạn: nay ta chọn bụng ta.
? Hãy phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn kết? Tác dụng?
- tiếp tục vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà, sống và chết -> thuyết phục tướng sĩ
- Bộc lộ thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc-> động viên người thờ ơ, do dự
- Tác dụng động viên tới mức cao trong ý chí quyết chiến quyết thắng của các tướng sĩ
? Em hiểu như thế nào về cuối cùng của văn bản?
- Lammmf cho lời kêu gọi thêm sức đồng cảm
? Trong lời kêu gọi của tướng sĩ em được hành động mà các tướng sĩ phải làm là gì?
? Em cảm nhận điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch tướng sĩ?
- HS TL nhóm trình bày
- GV chốt
? Hịch tướng sĩ là một bài nghị luận xuất sắc của văn học cổ nước ta? Vì sao?
- Lập luận:
- Sử dụng lập luận
- Lời văn:
? Ý nghĩa của văn bản? 
- Hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược
* HS đọc ghi nhớ SGK T67
I. Giới thiệu chung : (7’)
1. Tác giả :Hưng Đạo Vương TQT (1231 – 1300)
- Là danh tướng đời Trần có công lao trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông
2. Tác phẩm :
- Hịch : thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù.
- Mục đích : kêu gọi tướng sĩ học tập «  binh thư yếu lược, sắn sàng đối phó với âm mưu của giặc mông Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285)
- Viết trước cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên lần 2 và công bố vào tháng 9.1284
II. Đọc hiểu văn bản : (68’)
 1. Đọc, chú thích :
2. Bố cục :
- Từ đầu ..lưu tiếng tốt : nêu gương các trung thần nghĩa sĩ kích thích ý chí xả thân cứu nước
- Tiếp...vui lòng : tội ác của kẻ thù, lòng căm thù giặc sâu sắc
- Tiếp... được không : phê phán thái độ sai trái của tướng sĩ
- Còn lại : lời kêu gọi các tiếng sĩ
3. Phân tích :
a. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ :
- Kích thích tinh thần trung quân ái quốc và ý chí xả thân cứu nước của các tướng sĩ 
b. Tội ác của kẻ thù và thái độ của tác giả :
* Tội ác của kẻ thù : 
- Bọn giặc tham lam, ngang ngược, hung hãn, láo xược, bộc lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta
* Thái độ của tác giả :
- Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù
c.Phê phán thái độ sai trái của các tướng sĩ :
- Tác giả phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan vô trách nhiệm không lo lắng cho vận mệnh của đất nước của tướng sĩ
d. Lời kêu gọi tướng sĩ:
- Cảnh giác trước âm mưu xâm lược, tăng cường luyện tập binmh thư yếu lược, sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù
4. Tổng kết:
a. Nội dung:
- Lời khích lệ chân tình của tQT đối với các tướng sĩ
- Lòng yêu nước, căm thù giặcc sâu sắc của tác giả và nhân dân thời Trần
b. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén; luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt( so sánh, bác bỏ) chặt chẽ( từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức, tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện)
- Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, câu văn biền ngẫu cân đối nhịp nhàng-> tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc
c. Ghi nhớ: SGKT67
Hoạt động 3:
P.P: Vấn đáp, thuyết trình, Tổ chức cho HS tự tiếp thu KT, TL
KT: Động não, hỏi trả lời
* Bài tập 1: Đọc thuộc diễn cảm một vài đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ?
* Bài tập 2:
? Cuối bài hịch tác giả viết “ ta viết ra ...bụng ta” theo em tướng sĩ thời trần sẽ biết bụng “ chủ tướng Trần Quốc Tuấn của mình như thế nào qua bài Hịch? 
- HS TL nhóm trình bày, GVchốt
+ Coi trọng danh dự và bổn phận, khinh ghét thói cầu an, hưởng lạc, căm thù giắc quyết chiến thắng kẻ thù, tha thiết với vận mạnh dân tộc.
III. Luyện tập: (5’)
1.Bài tập 1: Đọc thuộc diễn cảm một vài đoạn văn trong bài Hịch tướng sĩ?
2.Bài tập 2:
- Coi trọng danh dự và bổn phận, khinh ghét thói cầu an, hưởng lạc, căm thù giắc quyết chiến thắng kẻ thù, tha thiết với vận mạnh dân tộc
4. Củng cố: (3’)
 - Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua văn bản?
 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (1’)
 * Bài cũ: 
- Nắm kĩ đặc điểm của thể hịch.
 - Nắm nội dung và thành công về nghệ thuật của bài Hịch.
 - Suy nghĩ, rút ra được việc bản thân cần phải cố gắng để thể hiện lòng yêu nước.
 * Bài mới:
 - Xem trước bài: “ Hành động nói”
V. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thời gian toàn bài
Thời gian từng phần
Nội dung kiến thức
Phương pháp..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan8t9596.doc