Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 đến 99 - Trường THCS Cát Khánh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 đến 99 - Trường THCS Cát Khánh

Tiết : 92

Bài dạy :

(Phần Tập Làm Văn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

 - Vận dụng các kĩ năng làm bài văn thuyết minh

 - Thúc đẩy tính tự giác của học sinh trong việc tìm hiểu các di tích, danh thắng của địa phương

2. kỹ năng: Rèn kỹ năng chuẩn bị và tổng hợp để viết một bài văn thuyết minh theo đề tài: di tích, danh thắng của địa phương

3. Thái độ: Từ đó nâng cao lòng yêu quý đối với đối với quê hương.

II. PHẦN CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Tìm hiểu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

 - Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng.

 2. Chuẩn bị của học sinh :

 Chọn cho mình một đề tài yêu thích, chuẩn bị chu đáo trước ở nhà.

 

doc 55 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 92 đến 99 - Trường THCS Cát Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10.2. 2009 Tuần : 24 
Tiết : 92	 
Bài dạy : 
(Phần Tập Làm Văn)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh
 - Vận dụng các kĩ năng làm bài văn thuyết minh
 - Thúc đẩy tính tự giác của học sinh trong việc tìm hiểu các di tích, danh thắng của địa phương
2. kỹ năng: Rèn kỹ năng chuẩn bị và tổng hợp để viết một bài văn thuyết minh theo đề tài: di tích, danh thắng của địa phương
3. Thái độ: Từ đó nâng cao lòng yêu quý đối với đối với quê hương.
II. PHẦN CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên : 
 - Tìm hiểu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 - Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng. 
 2. Chuẩn bị của học sinh :
 	 Chọn cho mình một đề tài yêu thích, chuẩn bị chu đáo trước ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp :(1ph)
 Sĩ số:
 Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ:(3ph) 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Giới thiệu bài mới: (1ph) 
Để củng cố thêm kiến thức về thuyết minh một danh lam thắng cảnh đồng thời giúp các em hiểu biết rõ hơn về danh lam thắng cảnh của quê hương mình, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các em thực hành tiết chương trình địa phương ( phần tập làm văn ) với yêu cầu là tự thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của địa phương.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠYù
TG
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
7/
HOẠT ĐỘNG 1:
 Hướng dẫn hs tìm hiểu về di tích thắng cảnh địa phương. 
(H) Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? Di tích lịch sử ?
(H) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà em biết ở địa phương Bình Định?
(H) Ở Cát Khánh có những thắng cảnh nào?
HOẠT ĐỘNG 1:
- Danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp nổi tiếng do thiên tạo hoặc nhân tạo.
- Di tích lịch sử là những gì còn xót lại thời quá khứ bây giờ thành nơi thăm thú tưởng nhớ của con người.
- Tháp Chàm, suối Mơ, Hầm Hô, Bãi trứng, Hồ Núi Một, Chùa Ông Núi, Biển Quy Nhơn, bảo tàng Quang Trung, 
- Biển Đề Gi, đầm Đạm Thủy.
I. GIỚI THIỆU DANH LAM THẮNG CẢNH, DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG:
- Danh lam thắng cảnh :Là những cảnh đẹp nổi tiếng.
- Di tích lịch sử : Là những gì còn xót lại thời quá khứ bây giờ thành nơi thăm thú tưởng nhớ của con người.
- Một số danh thắng ở địa phương : Tháp Chàm, Suối Mơ, Hầm Hô, Bãi Trứng, Hồ Núi Một, Chùa Ông Núi, Biển Quy Nhơn, bảo tàng Quang Trung Ở Cát Khánh có biển Đề Gi, đầm Đạm Thủy.
8’
20’
3’
HOẠT ĐỘNG 2 :
(H) Hãy xác định lại yêu cầu khi viết bài văn thuyết minh về một di tích thắng cảnh? 
(H) Nêu dàn ý chung của một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
HOẠT ĐỘNG 3:
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một đề.
- Nhóm 1: Thuyết minh về một thắng cảnh ở địa phương.
- Nhóm 2 : Thuyết minh về một ngôi chùa ( đền, điện ) đẹp ở địa phương.
- Nhóm 3 : Giới thiệu về tháp Chàm ở địa phương Bình Định.
- Nhóm 4 : Thuyết minh về một con sông ở địa phương.
Cho HS thảo luận nhóm dựa trên sự chuẩn bị trước ở nhà.
Gv nhận xét sửa chữa, đọc bài mẫu.
(H) Qua tiết học này em hiểu thêm gì về danh lam thắng cảnh của quê hương ?
CỦNG CỐ:
(H) Muốn thuyết minh một danh lam thắng cảnh ta phải làm gì ?
HOẠT ĐỘNG 2:
HS nhớ lại kiến thức bài cũ rút ra những ý chính khi viết bài văn thuyết minh về di tích thắng cảnh quê hương( tình cảm, số liệu, quan sát, cách giới thiệu, lời văn, bố cục)
HS nêu
HOẠT ĐỘNG 3:
HS chia thành 4 nhóm
thảo luận trao đổi yêu cầu chung, sau đó hs tự viết vào vở bài tập rồi
trình bày trước lớp.
- Hiểu sâu sắc hơn về những danh thắng ở quê mình, không chỉ có giá trị lớn về mặt văn hóa, xã hội, lịch sử mà còn đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế.
- Càng thêm yêu mến, tự hòa về quê hương mình, từ đó nâng cao trách nhiệm giữ gìn và phát huy.
- HS nhắc lại kiến thức
II. KIẾN THỨC CẦN NHỚ KHI VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ DI TÍCH THẮNG CẢNH ĐỊA PHƯƠNG
1.Yêu cầu:
- Tình cảm phải chân thành.
- Số liệu chính xác.
- Quan sát đầy đủ( tổng thể chi tiết)
- Cách giới thiệu xa đến gần, ngoài vào trong, từ ngữ gợi cảm gợi tả.
- Lời văn trong sáng, kết hợp kể-tả-biểu cảm.
- Bố cục : 3 phần rõ ràng
- Mục tiêu : hấp dẫn đối với người đọc.
2. Dàn ý :
 1. Mở bài : Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh: tên, vị trí địa lí, 
 2. Thân bài : Thuyết minh cụ thể
 -Vị trí cụ thể, bốn phía giáp với đâu? nằm ở Km nào?...
- Phong tục tập quán hoặc huyền thoại gắn liền với địa danh đó. - Quá trình xây dựng và tôn tạo.
 - Vai trò ý nghĩa và sự phát triển trong tương lai.
 3. Kết bài :
- Khẳng định lại vai trò ý nghĩa của di tích, thắng cảnh đó.
- Cảm nhận chung của bản thân.
4 . Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(2 ph)
-Về nhà viết bài văn hoàn chỉnh
- Chuẩn bị bài: “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
 Cần nắm: Vài nét về tác giả, tác phẩm, thể loại, đọc văn bản, soạn chi tiết theo câu hỏi SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn : 10. 2. 09	 Tuần: 25 Tiết : 93 	
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, nắm được thể loại
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn , của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ : kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn giàu hình ảnh và nhạc điệu, sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận .
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Đọc sách GK, sách GV, tư liệu về bài hịch, soạn giáo án.
	- Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng
	- Phương án tổ chức lớp học: Nêu vấn đề, thảo luận
2. Chuẩn bị của học sinh:
	 Đọc sách GK, soạn câu hỏi theo gợi ý SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Sĩ số: .
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (4ph)
Hỏi: Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Chiếu dời đô”?
Dự kiến trả lời: 
	- “ Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
	- Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nói được ý nguyện của nhân dân, có lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể đặc biệt có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1ph) Thế kỉ XIII, nước Đại Việt liên tục đứng trước mối đe doạ của giặc Nguyên. Chiến đấu để độc lập tự chủ hay đầu hàng để chịu cảnh nô lệ, mất nước ? Vua tôi nhà Trần đã quyết chọn con đường chiến đấu. Trần Quốc Tuấn đã đưa ra 1 giải pháp thấu tình đạt lí trong tác phẩm bất hủ “ Hịch tướng sĩ” mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TL
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
4
HOẠT ĐỘNG 1
Gọi HS đọc chú thích * sgk
(H) Hãy nêu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn?
HOẠT ĐỘNG 1
 Đọc
- Đời Trần Nhân Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp ( Hải Dương ) rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta.
I. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
1.Tác giả :
Trần Quốc Tuấn 
(1231- 1300) còn gọi là Trần Hưng Đạo, là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc, đã ba lần lãnh đạo quân dân chống quân Nguyên.
(H) Bài “ Hịch tướng sĩ” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
GV: Tháng 9 năm 1284, tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long, Trần Quốc Tuấn đã công bố bài hịch để kêu gọi các tướng sĩ chuẩn bị tinh thần chống giặc Nguyên.
- Bài này được viết bằng chữ Hán, có nhan đề là “ Dụ chu tỳ tướng dịch văn”do Bùi Văn Nguyên dịch.
2.Tác phẩm :
Hịch tướng sĩ do ông viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285 ).
10
HOẠT ĐỘNG 2
Hướng dẫn đọc: Chú ý giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn. Nhưng vẫn đảm bảo giọng điệu chung là hùng hồn, tha thiết.
GV đọc 
Gọi HS đọc
HOẠT ĐỘNG 2
 Chú ý
 Theo dõi sgk
 Đọc
II. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG :
1. Đọc:
Gọi HS đọc các chú thích từ ở sgk 
(H) Văn bản này được viết theo thể loại gì?
(H) Em hiểu gì về thể hịch?
 Đọc chú thích
 Thể hịch
 - Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh của một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
 - Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
2. Từ khó: 
 (sgk)
3. Thể loại:
 Thể hịch
(H) Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu ý chính của từng đoạn ?
 - Đoạn 1 : Nêu gương sáng trong lịch sử.
- Đoạn 2 : Tố cáo tội ác của kẻ thù và nói lên lòng căm thù giặc.
- Đoạn 3 : Phân tích tình hình địch ta, chỉ rõ những biểu hiện sai trái của các tướng sĩ .
- Đoạn 4 : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
4. Bố cục:
 4 đoạn
1)Từ đầu “ còn lưu tiếng tốt”
2)Tiếp “ vui lòng”
3)Tiếp “ phỏng có được không”
4) Còn lại
15
HOẠT ĐỘNG 3:
Gọi HS đọc đoạn 1
(H) Trong phần đầu của đoạn 1 tác giả đã dẫn chứng vấn đề gì?
(H) Tác giả đã nêu những tấm gương nào?
(H) Những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội như thế nào ? 
HOẠT ĐỘNG 3:
 Đọc theo yêu cầu
 - Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách dám xả thân vì nước.
 - Đó là những tấm gương liều thân cứu chủ như: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang.
 - Những gương sáng đều là các vị quan , tướng,  ... iểu lầm mà học sinh mắc phải như lẫn lộn luận điểm với vấn đề cần nghị luận hoặc coi luận điểm là một bộ phận của vấn đề nghị luận.
	- Thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài.
	2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng tìm hiểu, nhận diện, phân tích luận điểm và sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận.
	3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức xác lập luận điểm trong khi làm văn.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Chuẩn bị của giáo viên :	
	- Đọc kỹ sgk, sgv và các sách tham khảo.
	- Thiết kế giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học : bảng phụ.
	- Phương án tổ chức lớp học : ôn – giảng – luyện.
	2. Chuẩn bị của học sinh :	
	- Đọc kỹ sgk và các sách tham khảo.
	- Soạn bài mới, thực hiện tốt các yêu cầu trong sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
	1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
	- Sĩ số :
	- Học sinh vắng :
	2. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
	3. Giảng bài mới : 
* Giới thiệu bài :(1’) Các văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ , Bình Ngô đại cáo đều là những văn bản nghị luận cổ. Trong mỗi văn bản đều có vấn đề cần nghị luận và luận điểm. Trong đó luận điểm đóng vai trò quan trọng và có mối quan hệ như thế nào đối với những vấn đề cần giải quyết. Hôm nay chúng ta ôn tập về luận điểm để nắm vững hơn.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
7’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H) Hãy nhắc lại khái niệm luận điểm?
Gọi HS đọc BT1 sgk trang 73
(H) Dựa vào khái niệm trên em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu a, b, c của BT1 ?
GV chốt thành khái niệm
Gọi Hs đọc bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” 
(H) Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những luận điểm nào ?
(H) Trong các luận điểm trên, luận điểm nào là luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm nào là luận điểm chính dùng làm kết luận ?
Gọi HS đọc BT 2 sgk trang 73
(H) Xác định luận điểm như vậy có đúng không ? Vì sao ?
(H) Em hãy trình bày hệ thống luận điểm của bài “Chiếu dời đô” ?
* HOẠT ĐỘNG 1 :
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (phủ định) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
HS đọc
- Câu trả lời đúng là c: Luận điểm là những tư tưởng , quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài nghị luận.
HS ghi vở
HS đọc
- Hệ thống luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
+ LĐ1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu.
+ LĐ2: Từ xưa đã có rất nhiều anh hùng dân tộc chiến đấu rất kiên cường, rất vẻ vang để bảo vệ tổ quốc.
+ LĐ3: Ngày nay đồng bào ta cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước.
+ LĐ 4: Bổn phận của chúng ta là phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được phát huy trong công việc yêu nước, chống ngoại xâm.
- LĐ 1 là luận điểm cơ sở xuất phát, LĐ 4 là luận điểm chính dùng để kết luận.
HS đọc
- Xác định luận điểm như vậy là sai, vì chúng chỉ mới thể hiện những khía cạnh khác nhau của vấn đề chứ chưa thể hiện là ý kiến hay tư tưởng, quan điểm của người viết để chúng trở thành luận điểm.
- Hệ thống luận điểm:
+ LĐ 1: Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, trên thuận ý trời, dưới theo lòng dân, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài. (LĐ xuất phát)
+ LĐ 2: Các nhà Đinh, Lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn muôn vật không được thích nghi.
+ LĐ 3: Thành Đại La xét mọi mặt thật xứng đáng là kinh đô của muôn đời.
+ LĐ 4: Vậy vua sẽ dời đô về Đại La. (Luận điểm chính để kết luận)
I. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM :
Luận điểm trong bài nghị luận là những tư tưởng , quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài.
7’
* HOẠT ĐỘNG 2:
(H) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?
(H) Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không nếu trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” ?
(H) Vậy em rút ra kết luận gì từ việc phân tích ví dụ trên ?
(H) Trong bài “Chiếu dời đô” nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Vì sao ?
(H) Qua ví dụ trên, em rút thêm được kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết ?
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Vấn đề được đặt ra trong bài là: Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
- Nếu tác giả chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ để làm rõ vấn đề trên , chưa đủ để chứng minh một cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta.
- Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề cần giải quyết. Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cạnh của vấn đề. Luận điểm phải thành hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện.
- Không thể đạt được mục đích của nhà vua là dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vì luận điểm chưa làm sáng rõ vấn đề cần phải dời đô về thành Đại La. ( vấn đề chính của bài chiếu ) 
- Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT:
- Luận điểm thể hiện , giải quyết từng khía cạnh của vấn đề. 
- Luận điểm phải thành hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề một cách đầy đủ, toàn diện.
- Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề .
8’
* HOẠT ĐỘNG 3:
(H) Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập” em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai luận điểm sau:
GV treo bảng phụ ghi hai hệ thống luận điểm.
GV gợi ý (sgk)
(H) Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm trong bài văn nghị luận ?
Gọi HS đọc ghi nhớ
* HOẠT ĐỘNG 3
Theo dõi bảng phụ trả lời.
Chọn hệ thống luận điểm 1. Vì các luận điểm trong hệ thống này đều xuất phát từ vấn đề cần giải quyết. Giữa luận điểm trước và luận điểm sau có sự liên kết khắng khít, đồng thời vấn đề có sự phân biệt rành mạch và được sắp xếp hợp lý.
- Trong bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của vấn đề) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng).
- Luận điểm trong bài cần liên kết chặt chẽ, có sự phân biệt với nhau.
- các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, luận điểm được nêu trước chuẩn bị cho luận điểm được nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến kết luận.
HS đọc
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM:
-Luận điểm là một hệ thống có luận điểm chính và luận điểm phụ.
- Luận điểm cần liên kết chặt chẽ và sắp xếp hợp lý.
12’
* HOẠT ĐỘNG 4:
Gọi HS đọc BT 1:
(H) Đoạn văn nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc”
Gọi HS đọc BT 2:
(H) Nếu phải viết bài tập làm văn để nói rằng : giáo dục là chìa khóa của tương lai thì em chọn luận điểm nào ?
(H) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã chọn tgeo trình tự nào ?
* HOẠT ĐỘNG 4
HS đọc BT 1
- Đoạn văn đã nêu luận điểm Nguyễn trãi là người anh hùng dân tộc
- Căn cứ những luận điểm sau làm rõ cho luận điểm chính:
+ Thông cảm sâu sắc với nỗi lòng dân, tận tụy cho một lý tưởng cao quý.
+ Là khí phách, là tinh hoa dân tộc.
+ Sự nghiệp của ông là bài ca yêu nước và tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi anh hùng dân tộc là rửa “ mối hận nghìn năm” của ông.
HS đọc BT 2
- Có thể chọn các luận điểm:
+ Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
+ Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
+ Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lợi của người khác, đạt được sự phát triển chính trị và phát triển xã hội.
+ Giáo dụ góp phần bảo vệ môi trường sống.
+ Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng tương lai.
- Sắp xếp theo trình tự:
+ Giáo có tác dụng điều chỉnh sự gia tăng dân số, từ đó mà bảo vệ môi trường sống, làm cho đời sống đạt mức cao hơn
+ Giá dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người làm nên thế giới ngày mai.
+ Giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
+ Giáo dục là động lực của sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
IV. LUYỆN TẬP
1. Chọn luận điểm:
2. Chọn luận điểm
3’
* CỦNG CỐ:
- Luận điểm là gì ?
- Luận điểm có quan hệ như thế nào với vấn đề giải quyết trong bài văn nghị luận ?
- Giữa các luận điểm có quan hệ như thế nào ?
HS trả lời dựa trên kiến thức đã học. 
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
	- Học bài, làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
	+ Đọc các đoạn văn, trả lời câu hỏi
	+ Định hướng bài tập
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van truong THCS CAT KHANH.doc