I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
Nhận diện được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; Cảm nhận được cái qui luật của hiện thực: Có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân,
Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
2/ Kĩ năng.
Phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động.
3/ Thái độ.
Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ, Tranh về tác giả, và bức tranh phóng to về chị Dậu
- HS : Tìm hiểu về Ngô Tất Tố và các tác phẩm của ông
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở
Bài số 3, tiết 9, Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) NS: 24/08/2009 NG: 27/08/2009 I/ Mục tiêu cần đạt. 1/ Kiến thức. Nhận diện được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; Cảm nhận được cái qui luật của hiện thực: Có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân, Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. 2/ Kĩ năng. Phân tích nhân vật qua đối thoại, cử chỉ và hành động. 3/ Thái độ. Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức. II/ Đồ dùng dạy học. GV: Bảng phụ, Tranh về tác giả, và bức tranh phóng to về chị Dậu HS : Tìm hiểu về Ngô Tất Tố và các tác phẩm của ông III/ Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, gợi mở IV/ Tổ chức giờ học. 1/ Tổ chức: Sĩ số 8a: 8b: 2/ Kiểm tra (?) Tâm trạng của cậu bé Hồng được thể hiện ntn khi bất ngờ gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ? 3/ Bài mới. HĐ của thầy và trò T/g Nội dung chính HĐ1. Khởi động - Mục tiêu: Hiểu biết một cách sơ lược tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm tắt đèn của ông - Cách tiến hành: Gv cho HS quan sát tranh chân dung Ngô Tất Tố và giới thiệu sơ lược về ông cũng như tác phẩm tắt đèn. Đồng thời dẫn dắt các em vào nội dung mà văn bản cần đề cập. HĐ2. Đọc – hiểu văn bản. - Mục tiêu: + Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản + Nhận biết những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. + Liệt kê được nghĩa của các từ ngữ khó và quan trọng. + Trình bày được tình cảnh đau thương của chị Dậu và sự độc ác, bất nhân của bọn cường hào ác bá. - Cách tiến hành: Gv hướng dẫn đọc. Đọc rõ ràng, cố gắng thể hiện không khí khẩn trương, hồi hộp của tác giả. Gv đọc mẫu Hs đọc Gv nhận xét cách đọc. (?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả của văn bản ? (?) Theo em chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ? Vì sao ? ? Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh nào? - Món nợ sưu Nhà nước vẫn chưa có gì trả được. - Anh Dậu lại đang ốm rề rề vẫn có thể bị bắt, trói, đánh đập, hành hạ bất cứ lúc nào. - Lúc này, bà cụ hàng xóm cho bát gạo để chị nấu cho chồng chị ăn. (?) Nhận xét về tình thế chị Dậu lúc này ? Khốn khổ cùng cực. (?) Chị Dậu đã chăm sóc chồng ntn ? - Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà, ngả mâm bát múc ra la liệt. Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội. - Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không. (?) Qua những lời nói và cử chỉ trên của chị Dậu , em thấy chị Dậu là một người như thế nào? (?) Qua sự việc: chị Dậu chỉ có bát cháo gạo mà bà cụ hàng xóm cho để chăm sóc anh Dậu lúc ốm yếu, bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình cảm của người nông dân nghèo trong xã hội cũ và phẩm chất tốt đẹp của họ? - Họ cực kì nghèo khổ và trong cuộc sống của họ không có lối thoát. - Họ sống với nhau thật giàu tình người. - Sức chịu đựng dẻo dai, không gục ngã trước hoàn cảnh khốn khó. GV:Trong phần thứ hai của văn bản Tức nước vỡ bờ đã xuất hiện các nhân vật đối diện với chị Dậu. Trong đó nổi bật là nhân vật nào? Nhân vật cai lệ (?) Cai lệ là chức danh gì? Cai lệ là viên chỉ huy tốp lính lể ở các phủ, huyện trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Đây là cấp chỉ huy thấp nhất, thường đứng đầu mấy tên lính ở phủ, huyện. (?) Trong đoạn trích này cai lệ có vai trò gì? Thúc những người thiếu sưu. Vì thế, hắn có quyền đánh, chửi, trói họ bất cứ lúc nào. (?) Trong phần truyện này, cai lệ cùng với người nhà lí trưởng kéo đến nhà chị Dậu để trốc thuế sưu. Dựa vào chú thích (3), em hiểu thứ thuế sưu là thứ thuế gì? Thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông thường từ 18 đến 60 tuổi (gọi là dân đinh) hàng năm phải nộp cho xã hội phong kiến thực dân. (?) Sự xuất hiện của chúng được nhà văn miêu tả ntn? Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. GV: Chúng xuất hiện cùng với những dụng cụ đánh, trói, tra tấn, hành hạ con người. (?) Khi vào đến nhà chị Dậu, cai lệ có thái độ, lời nói, cử chỉ ntn? Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ: "Thằng kia! ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? nộp tiền sưu! mau!" (?) Nhận xét về thái độ của hắn? Đó là thái độ ra oai, hách dịch; hắn gọi anh Dậu là "thằng", xưng là "Ông". Hắn động mở mồm là quát, thét. Gv bình: Ngôn ngữ của hắn đâu phải là ngôn ngữ con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè giống như tiếng sủa, rít, gầm như thú dữ. (?) Khi chị Dậu run run xin khất sưu thì cai lệ có thái độ, cử chỉ, loài nói tiếp theo ntn? Cai lệ không để cho chị Dậu nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát: "mày định nói cho cha mày nghe đấy à? sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!" GV: ở đây hắn tiếp tục gọi chi Dậu là "mày", và hắn chửi chị " mày định nói cho cha mày nghe đấy à?". Thái độ hống hách, ngạo mạn ngày càng tăng lên. (?) Khi chị Dậu vẫn thiết tha van xin thì hắn có tỏ ra thương xót chị không? thái độ hắn ntn? Chị Dậu vẫn tha thiết van xin, tên cai lệ không những không thương xót mà hắn còn đe doạ: giọng "hầm hè": "Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ thì ông sẽ chở cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!" rồi hắn quay ra bảo người nhà lý trưởng "không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!" - Đùng đùng, hắn giật phắt cái thừng trong tay người nhà lý trưởng và sầm sập đến chỗ anh Dậu. - "Tha này! tha này!" vừa nói hắn vừa bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. - Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (?) Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cai lệ? - Cai lệ là một tên tay sai bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú, hách dịch, hung hăng, độc ác. GV: Có thể nói, chỉ trong một đoạn trích ngắn, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật tên cai lệ - đó là một tên tay sai hách dịch, hung hăng, bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú. Hắn là điển hình sống động cho lũ tay chân của bọn thực dân phong kiến thời bấy giờ. Hắn là một con thú đội lốt người, là một công cụ đắc lực, giúp bọn thống trị thực hiện những chính sách tàn bạo đối với nhân dân ta. (?) Cai lệ và người nhà lí trưởng tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng và những lời quát mắng, mỉa mai... tâm trạng chị Dậu lúc này như thế nào? Khi cai lệ và lí trưởng tiến vào: chị run run (?) Lo lắng và sợ hãi như vậy nên chị đã cư xử với bọn chúng ra sao? Chị van xin - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại! - Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! (?) Qua những lời van xin ấy ta hiểu tâm trạng và thái độ của chị Dậu lúc này như thế nào? (?) Tại sao chị lại chị lại cứ phải cố gắng nhịn nhục như vậy? - Vì thương chồng - Nể sợ người nhà nước, tôn trọng phép tắc xã hội. - Biết thân phận mình. (?) Phân tích diễn biến tâm lý, hành động của chị Dậu qua lần đối đáp với tên cai lệ? - Lần 1: Chị Dậu van xin tha thiết với thái độ lo sợ, lễ phép, hy vọng làm thức dậy lương tri của cai lệ: + Chị Dậu run run: Cháu – (hai) ông làm phúc + Chị vẫn tha thiết: Cháu - ông (xin ông trông lại) + Chị Dậu xám mặt -> vội vàng đặt con xuống đất -> chạy đến đỡ lấy tay hắn: Cháu van ông - ông tha cho. - Lần 2 (nấc 2): Chị Dậu căm tức -> liều mạng cự lại: Tôi - ông (không được phép) -> thái độ chị chuyển sang căm tức -> đấu lí. - Lần 3 (nấc 3): Thái độ phản ứng của chị Dậu ngày càng quyết liệt: + Chị Dậu nghiến hai hàm răng: mày – bà -> Thái độ căm tức, khinh bỉ cao độ, chị thách thức và hành động chống trả quyết liệt. + Chị Dậu chống trả quyết liệt: chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa – Tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ tay chực đánh chị. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn -> giằng co, đu đẩy nhau, áp vào vật nhau – hắn bị chị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. + Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: "Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được" (?) Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chị với bè lũ tay sai ở trên? Cách xưng hô của chị có thay đổi theo quá trình phản kháng của chị: Ông- cháu à tôi- ông à mày- bà (?) Hành động và lời nói mạnh mẽ, quyết liệt của chị Dậu giúp em hiểu thêm gì về tính cách của chị? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu qua đoạn văn này? - Kết hợp các chi tiết điển hình về cử chỉ với lời nói và hành động. - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Tương phản (?) Em hiểu ntn về nhan đề "Tức nước vỡ bờ" đặt cho đoạn trích? đặt tên như vậy có thoả đáng không? vì sao? Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lôgic hiện thực "Tức nước vỡ bờ", có áp bức, có đấu tranh mà còn toát lên cái chân lý: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. HĐ3. HDHS rút ra kết luận bài học. - Mục tiêu : Rút ra được thành công về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện. - Cách tiến hành : ( ?) Giá trị nghệ thuật của truyện là gì ? - Khắc hoạ nhân vật rõ nét. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt,sống động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. ( ?) Đoạn trích đã cho ta biết điều gì ? Hs đọc và xác định nội dung ghi nhớ HĐ4. HDHS luyện tập - Mục tiêu : đọc diễn cảm đoạn trích có sự phân vai - Cách tiến hành : Gv gọi 4 em hs đọc đoạn trích HS khác nhận xét cách đọc Gv nhận xét 2’ 8’ 25’ 5’ 20’ 2’ 5’ I/ Đọc và thảo luận chú thích. 1/ Đọc. 2/ Thảo luận chú thích. a/ chú thích * - Tác giả + Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở làng Lộc Hà, Huyện từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh + Ông là một nhà văn hiện thực sâu sắc. - Văn bản: Trích trong chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn b/ Các chú thích khác (2), (3), (12). II/ Tìm hiểu văn bản. 1/ Chị Dậu chăm sóc chồng. Mặc dù đang phải ở trong tình thế khốn khó cùng cực nhưng người đọc vẫn thấy ở chị Dậu là một người phụ nữ đảm đang, tính tình hiền dịu, hết lòng yêu thương chồng. 2. Chi Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng. a/ Nhân vật cai lệ. - Hành động: Sầm sập tiến vào; Gõ đầu roi xuống đất,hung hãn, táng tận lương tâm. - Thái độ: ra oai, hách dịch - Lời lẽ: thô tục, chỉ biết quát, thét, hầm hè Cai lệ là một tên tay sai bất nhân, thất đức, bản chất cầm thú, hách dịch, hung hăng, độc ác. b/ Nhân vật chị Dậu - Cố gắng nhẫn nhục, chịu đựng Vì thương chồng - Lần 1: Chị Dậu van xin tha thiết với thái độ lo sợ, lễ phép, hy vọng làm thức dậy lương tri của cai lệ - Lần 2: Chị Dậu căm tức -> liều mạng cự lại - Lần 3: Thái độ phản ứng của chị Dậu ngày càng quyết liệt. Cách xưng hô của chị Dậu thay đổi (Ông- cháu à tôi- ông à mày- bà) cùng với quá trình phản kháng của chị. Đoạn trích đã cho ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ giàu đức hi sinh, có tinh thần phản kháng tiềm tàng - Dịu dàng mà cứng cỏi trong cách ứng xử. III/ Ghi nhớ NT ND IV/ Luyện tập. 4/ Củng cố. (?) Có ý kiến cho rằng: Từ hình thức đấu lí chuyển sang đấu lực giữa chị Dậu và hai tên tay sai là một quá trình phát triển rất lô gíc. Em có nhất trí với ý kiến đó không ? Vì sao ? Gv hệ thống kiến thức. 5/ HDHT Học bài cũ và Phân tích diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu trong cuộc đối thoại với cai lệ Chuẩn bị: Lão Hạc Xây dựng đoạn văn trong văn bản (?) Thế nào là đoạn văn trong văn bản ? ––––––––––––––––––––––––––––––––
Tài liệu đính kèm: