Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội; hiểu được quy luật của hiện thực là có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sứ sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thật viết truyện của tác giả.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ phân tích nhân vật, tình huống truyện.

3. Giáo dục học sinh có thái độ căm ghét, đấu tranh chống áp bức.

B Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, Tiểu thuyết Tắt Đèn.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc văn bản, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.

C Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)

II. Bài cũ : (5p)Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ?

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Khởi động

 Ngô Tất Tố là một trong nững nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng. với tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Tắt Đèn. Có thể nói Tắt Đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo , ăn thịt người ấy.Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một đoạn trích từ tác phẩm ấy, đoạn trích Tức nước vỡ bờ

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7773Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9: Tức nước vỡ bờ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:17/9/06
Tiết 9:	 TỨC NƯỚC VỠ BỜ	
	 (Trích tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)
 Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội; hiểu được quy luật của hiện thực là có áp bức có đấu tranh; thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sứ sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thật viết truyện của tác giả.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ phân tích nhân vật, tình huống truyện.
3. Giáo dục học sinh có thái độ căm ghét, đấu tranh chống áp bức.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, Tiểu thuyết Tắt Đèn.
2. Học sinh: Học bài cũ, đọc văn bản, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1P)
II. Bài cũ : (5p)Nêu những giá trị về nội dung và nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ?
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Khởi động
 Ngô Tất Tố là một trong nững nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng. với tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Tắt Đèn. Có thể nói Tắt Đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội tàn bạo , ăn thịt người ấy.Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một đoạn trích từ tác phẩm ấy, đoạn trích Tức nước vỡ bờ
	2.Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2:(5p) Tìm hiểu chung
GV gọi 1 hs đọc phần chú thích
GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
.
Hoạt động 3:( 8p) Hướng dẫn học sinh đọc 
GV hướng dẫn cách đọc: diễn tả được diễn biến sự kiện và tâm lí nhân vật.
Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét
Hoạt động 4(14p) Tìm hiểu văn bản.
Cho hs đọc đoạn đầu
GV : Qua đoạn trích giúp em thấy được chị Dậu đang đứng trước tình thế nào?
Trước cảnh anh Dậu bị hành hạ, chị Dậu đã làm gì?
Hs làm việc độc lập
Gv:Nhân vật cai lệ được tác giả miêu tả như thế nào?( qua ngôn ngữ, hành động, tính cách..)
Hs làm việc độc lập, đứngtại chỗ trả lời, lớp nhận xét.
Qua những chi tiết trên em thấy cai lệ là người như thế nào? ?
HS trả lời. Gv chốt lại.
GV cho hs đọc đoạn tiếp theo.
GV:Cách cư xử của chị Dậu đối với chồng có gì đáng chú ý? ( cử chỉ, thái độ, lời nói, hành động)
HS phát hiện, suy nghĩ, trả lời. GV bổ sung
GV: Dựa vào đoạn trích em hãy cho biết diễn biến phản ứng của chị đối với tên cai lệ ( thái độ, lời nói, hành động)
GV:Em có nhận xét gì về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu?
(HS: phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật)
GV: Sự thay đổi trong hành động đó của chị Dậu nói lên điều gì? Từ đó em hiểu gì về nhan đề của đoạn trích?
HS trả lời. Gv chốt lại và bình thêm
GV:Nhận xét về cách xây dựng nhân vật của tác giả?
HS thảo luận, trả lời( Xây dựng nhân vật qua tình huống cụ thể, qua ngôn ngữ và hành động với diễn biến tâm lí nhân vật)
Qua đoạn trích em có cảm nhận như thế nào về nhân vật chị Dậu?
HS làm việc độc lập.
GV chốt lại: Đó là vẻ đẹp tâm hồn và sưc sống của người phụ nữ nông thôn trước cách mạng( liên hệ..)
Hoạt động 4(3P) Tổng kết
Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?
HS nhắc lại. GV nhấn mạnh.
Hoạt động 5:(3P) Luyện tập
GV hướng dẫn hs về nhà luyện tập
Nội dung kiến thức
I.Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
-Ngô Tất Tố xuất thân nhà nho gốc nông dân, học giỏi; viết văn, làm báo, dịch thuật.
- Viết nhiều về đề tài nông dân và người phụ nữ trước cách mạng.
2. Tác phẩm: sgk
- vị trí đoạn trích: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm
II. Đọc, tìm hiểu từ khó
1. Đọc: đúng giọng điệu của từng nhân vật
2. Từ ngữ khó:SGK
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Tình thế của chị Dậu:
- Vụ thuế đến, nhà nghèo, chị Dậu đã phải bán con, bán chó nộp sưu cho chồng, nộp cho cả em chồng.
- Anh Dậu bị bắt mới được thả về , ốm yếu tưởng chết đêm quanay lại sắp tiếp tục bị đánh đập
-> Chị Dậu phải lo bảo vệ tính mạng cho chồng.
2. Hình ảnh cai lệ:
- Tay sai đắc lực của bộ máy cai trị trong xã hội cũ.
- Hắn sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt chiếc giây thừng, bịch vào ngực chị Dậu
-Hắn quát, thét, hầm hè, nham nhảm; giống tiếng sủa ,rít, gầm của thú dữ.
+ Đối với anh Dậu hắn chỉ chực đánh, trói và đưa ra đình
+ Đối với chị Dậu hắn không cần đến lời van xin
->hình ảnh cai lệ được miêu tả sống động, điển hình cho loại tay sai mất hết nhân tính.
3.Hình ảnh chị Dậu:
a. Đối với chồng:
- Chăm sóc chu đáo; lời nói nhẹ nhàng, ân cần.
- van xin cho chồng
- Đánh nhau với tên cai lệ đẻ bảo vệ tính mạng cho chồng
-> hết mực yêu thương chồng.
b. Đối với tên cai lệ:
- Van xin tha thiết “cháu van ông”
- Tức quá không thể chịu được, chị đã cự lại:
+ Bằng lí lẽ: chồng tôi đang ốm,ông không được hành hạ.
+Bằng hành động: bị tát đánh bốp: chị căm giận, nghiến răng “ Mằy trói chồng bà đi”
_ Chị túm láy cổ hắn, ấn giúi ra cửa, “ thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”
-> “ Tức nước vỡ bờ”: có áp bức , có đấu tranh.
-> yêu thương chồng con, sẵn sàng hi sinh vì chồng. 
III. Tổng kết:
1.Nội dung: Tố cáo XHPK với chính sách sưu thuế nặng nề, sự cảm thông sâu sắc với nổi khổ của người nông dân. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người phụ nữ.
2.Nghệ thuật:-Xây dựng tình huống truyện hấp dẫn; nhân vật điển hình; miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật sắc sảo; khẩu ngữ được sử dụng nhuần nhuyễn.
IV. Luyện tập
- Biên tập, dàn dựng lại thành màn kịch nhỏ.
D. Củng cố, dặn dò:(4p)
	* Củng cố:
 Giá tri nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* Dặn dò:
 Học bài , làm bài tập .. Soạn bài Xây dựng đoạn trong văn bản. Đọc và trả lờ các câu hỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9.doc