Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 16 - Trường THCS Hoa Lư

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 16 - Trường THCS Hoa Lư

 Bài dạy : TỨC NƯỚC VỠ BỜ

 (Ngô Tất Tố) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu:

- Qua đoạn trích thấy đợc bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của ngời nhân dân cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được quy luật của hiện thực: Có áp bức, có đấu tranh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của ngời phụ nữ nông dân.

- Thấy đợc bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.

B. Chuẩn bị:

- Thầy: Đọc văn bản, soạn giáo án, chuẩn bị tác giả, tác phẩm Tắt đèn

- Trò: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi chuẩn bị

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp

1. ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng? Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ?

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 947Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 9 đến 16 - Trường THCS Hoa Lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 3 
 Tiết : 9 
 Ngày soạn: 20/ 08/2012
 Ngày dạy : 28/08/2012
 Bài dạy : Tức nước vỡ bờ
 (Ngô Tất Tố) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu:
- Qua đoạn trích thấy đợc bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của ngời nhân dân cùng khổ trong xã hội ấy. Cảm nhận được quy luật của hiện thực: Có áp bức, có đấu tranh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của ngời phụ nữ nông dân.
- Thấy đợc bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
B. Chuẩn bị:
- Thầy: Đọc văn bản, soạn giáo án, chuẩn bị tác giả, tác phẩm Tắt đèn
- Trò: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi chuẩn bị
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng? Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ?
Hoạt động dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS đọc chú thích sgk
? Tóm tắt những thông tin chính về nhà văn Ngô Tất Tố?
?GVhướng dẫn đọc- Chú ý đọc chính xác văn bản, lời đối thoại
đọc mẫu=> gọi hs đọc.
? Tác phẩm: Tắt Đèn được đánh giá ntn? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
? Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 2: Hd phần I
? Theo em lên tìm hiểu đoạn trích theo bố cục hay theo tuyến nv? 
? Văn bản có những tuyến nhân vật nào?
GV lu ý hs tìm hiểu tp theo tuyến nv 
? Tên cai lệ xuất hiện ở nhà chị Dậu khi nhà chị ở hoàn cảnh ntn? 
? Cai lệ đem theo những đồ vật gì? Đồ vật ấy cho phép em nghĩ tới hành động gì? Hắn đến nhà anh Dậu với hành động ntn?
GV: Cha miêu tả - cha nói nhiều – chỉ cần sơ qua vào vật dụng mà tên cai lệ đem theo chúng ta cũng đủ thấy tính chất dã man của hắn.Đòn roi đêm qua còn hằn đau vậy mà anh Dậu lại chuẩn bị đón nhận nhiều cơn cuồng phong của bọn tay sai phong kiến
? Hãy đọc - liệt kê những câu văn mt lời nói, cử chỉ, hành động của tên cai lệ?
? Em có những suy nghĩ gì về lời nói hành động, thái độ của tên cai lệ
? Những hành động thái độ ấy chỉ nhằm đạt mục đích gì?
? Từ những hành động lời nói thái độ của tên cai lệ em thấy hắn là loại người ntn?
? Từ nv cai lệ em suy nghĩ nhận định ntn về xh phong kiến thời bấy giờ?
 Tên cai lệ và người nhà lý trưởng hiện lên qua cách nhìn nhận, miêu tả của tg thật xấu xa, độc ác. Bọn chúng thực sự là những con quỷ đội lốt người. Chúng hung hăng cậy quyền cậy thế để ức hiếp bắt nạt người dân. Chúng chỉ mạnh ở cờng quyền bạo lực, thực ra bản chất của cúng là xấu xa, đê hèn , bạc nhược, hình ảnh của chúng là hình ảnh của xã hội phong kiến thực dân thối nát, bạo tàn.
? Em đọc được gì về thái độ của nhà văn ?
 Bên cạnh sự giận dữ, tố cáo phản kháng mạnh mẽ thế lực pk tàn nhẫn, bất nhân trà đạp lên số phận của nưgời nông dân chân lấm tay bùn nhà văn giành cho những con người cùng khổ sự cảm thông thương xót.
Tìm hiểu nv chị Dậu
? Quan sát phần đầu văn bản – em suy nghĩ gì về hoàn cảnh gia đình chị Dậu?
? Bất hạnh khó khăn của gia đình dồn về ai, hãy bày tỏ những suy nghĩ của mình?
?Trong khó khăn, trong hoàn cảnh khốn cùng – người phụ nữ nông dân nghèo ấy vẫn ngời sáng những phẩm chất cao đẹp. Em có biết đó làm pc gì? tìm dẫn chứng minh hoạ.
? Bọn tay sai tiến vào khi chị Dậu đang làm gì?
? Để bảo vệ chồng, chị Dậu đối phó với bọn tay sai ntn?
GV: Xoáy vào hành động thể hiện tính cương quyết mạnh mẽ
-Tiềm ẩn cùng cái dịu dàng, nhân hậu còn có sức mạnh của người phụ nữ giàu nghị lực thẳng thắn và kiên quyết.
?Khi tên cai lệ “ tát vào mặt chị một cái đánh bốp” rồi cứ nhảy vào anh Dậu thì chị Dậu có hành động và lời nói ntn?
?Những từ ngữ nào có td đặc tả hành động quật ngã hai tên tay sai của chị Dậu?
? Cảnh tượng ấy làm nổi bật điều gì?
? Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy?
? Nhận xét về cách thay đổi xưng hô của chị Dậu?
? Qua đoạn trích, em nhận thấy những đức tính gì ở chị Dậu?
? Qua việc đọc, tìm hiểu đoạn trích em hãy cho biết tính hiện thực của tp Tắt đèn được thể hiện qua đoạn trích?
? Em nhận được từ nhà văn những tiếng nói gì sau câu chữ?
? Em nx gì về nghệ thuật của nhà văn...
4. Củng cố , dặn dò:
? Nhắc lại nội dung, ý nghĩa của văn bản?
? phân tích hành động của chị Dậu?
- Chuẩn bị bài : Xây dựng đoạn trong văn bản.
Hoạt động học
I. Đọc và tìm hiểu khái quát:
1. Tác giả:( CT SGK)
2.Tác phẩm:
a. Đọc và tìm hiểu chú thích:
b.Xuất xứ:
- Là tp tiêu biểu nhất của NTT.
- Trích trong chương XVIII.
c. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu...hay không. Chị Dậu chăm sóc chồng.
- Phần 2: còn lại. Chị Dậu đương đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng.
I. Đọc và tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật tên cai lệ:
- Anh Dậu bị đánh ngất đi mới tỉnh cha ăn uống gì, chuẩn bị ăn tí cháo.
- Roi song, dây thừng
- Sầm sập đi vào
- Gõ đầu roi, thét. Thằng kia, ông mày tưởng chết đêm qua rồ.i
- Chỉ vào mặt chị Dậu
- Trợn ngược 2 mắt quát, quát
- mày-cha
- hầm hè, giật phắt cái thừng... chạy sầm sập
- Bịch vào ngực chị Dậu-sấn đến trói anh Dậu
+ Hành động: Thô bạo, độc ác, tàn nhẫn
+ Thái độ: Hùng hổ, ngạo mạn, ngông cuồng
+ Lời nói: Lố bịch, ngạo mạn, thô thiển.
Nhóm hs thảo luận câu hỏi
- Bất nhân, độc ác, cậy sức, cậy quyền, bám danh lũ thống trị ức hiếp ngời dân.
- đó là một xã hội bất nhân, đầy rẫy sự bất công, vì tiền sẵn sàng đánh đổi mạng ngời.
- Lên án, tố cáo, căm giận, mỉa mai, giễu cợt.
2. Nhân vật chị Dậu :
- H/c nghiệt ngã, đến tận cùng của cái nghèo đói nhưng sưu thuế nặng nề, hà khắc không buông tha cho chị: Không có ăn, chồng ốm, con thơ, lo tiền siêu thuế ... mọi sự khốn khó dồn lên đôi vai bé nhỏ của ngời phụ nữ nông dân.
- Thương yêu chồng con, hết lòng vì chồng con.
- Đảm đang tháo vát
- Mềm mại, dịu dàng nhưng cũng kiên quyết mạnh mẽ.
!3 nhóm hs tìm dẫn chứng minh hoạ cho các phẩm chất của chị Dậu.
* Diễn biến tâm lí và hành động 
- Chị Dậu đang “ rón rén” bưng bát cháo cho chồng, hồi hộp chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.
- Chị Dậu đương đầu với tên cai lệ và ngời nhà lí trưởng:
+ Lúc đầu “cố van xin tha thiết”=> cự lại bằng lí lẽ “ chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ” => vùng dậy quật ngã tên cai lệ và người nhà lí
 trưởng.
+ Chị vụt đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt, chị nghiến hai hàm răng, chị xưng “ bà”, gọi tên cai lệ bằng “mày”=> thể hiện sự căm thù và khinh bỉ cao độ và khẳng định thế đứng trên đầu kẻ thù, sẵn sàng đè bẹp đối 
phương. Chị Dậu không đấu lí nữa mà quyết ra tay đấu lực với chúng...
! hs tìm trong VB.
- Chị Dậu quật hai tên tay sai=> nổi bật sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng của chị Dậu, đối lập với hình ảnh bộ dạng thảm hại hết sức hài hước của hai bên tay sai. Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến 2 tên tay hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm hại xấu xí, tơi tả.
=> Đó là sức mạnh của lòng căm hờn và của lòng yêu thương. Chị hành động quyết liệt, dữ dội là để bảo vệ chồng.
- Chị thay đổi cách xưng hô từ ông- cháu sang ông – tôi, chị đã đứng thẳng lên, có vị thế của kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt đối thủ.
-=> Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn ko yếu đuối, chị có một sức sống mạnh mẽ, 1 tinh thần phản kháng tiềm tàng.
III. Tổng kết:
- Phơi bày hiện thực XH đen tối , cuộc sống khổ cực của người nd. 
- Tố cáo, lên án thế lực PK bạo tàn.
- Bênh vực che chở người nông dân. 
* Ghi nhớ sgk
IV. Luyện tập
? Nhan đề ứng với đoạn nào? 
? Đọc diễn cảm văn bản?
Tuần : 3
Tiết : 10
Ngày soạn: 20/8/ 2012
Ngày dạy : 29/8/2012
Bài dạy : 
 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
A.Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs hiểu thế nào là đoạn văn , đặc điểm của đoạn văn 
Học sinh nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn 
B. Chuẩn bị
- Thầy : soạn bài
- Trò : đọc trước bài ở nhà 
C.Tổ chức hoạt động dạy và học 
1.ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ:? Thế nào là bố cục văn bản? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
3. Tổ chức hoạt động dạy và học 
Hoạt động dạy
HĐ 1: Hướng dẫn phần I
? Văn bản trên gồm mấy ý ?
? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn?
? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết văn bản?
? Thế nào là đoạn văn ?
? Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn ?
? Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn ?
? Đọc đoạn thứ 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn? 
? Những từ ngữ , câu vừa tìm được gọi là từ ngữ chủ đề , câu chủ đề .Em hiểu thế nào là tn cđề , câu chủ đề ?
? Từ ngữ chủ đề , câu chủ đề có vai trò gì trong văn bản ?
? Đoạn văn 1 có câu chủ đề ko?
? Căn cứ vào hai đoạn văn hãy cho biết hai đoạn văn được trình bày ntn?
? ý của đoạn 1 được triển khai theo trình tự nào?
?Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đôạn văn?
?Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn đó ntn?
? Câu chủ đề của đoạn 2 được đặt ở vị trí nào?
? Các câu khác trong đoạn văn có tác dụng gì?
? Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
? Câu chủ đề là câu nào? nằm ở vị trí nào?
? Có mấy cách trình bày đoạn văn?
? hướng dẫn thảo luận bài1, 2.
* Củng cố , dặn dò:
? Thế nào là đoạn văn? Cách trình bày đoạn văn? 
- Làm bt 3 ,4
- Chuẩn bị viết bài số 1 
Hoạt động học
I.Thế nào là đoạn văn
1. Bài tập :
a. Nội dung:
hs đọc văn bản , trả lời câu hỏi 
- Vb gồm 2 ý: Giới thiệu về NTT và tác phẩm Tắt đèn.
- Mỗi ý được viết thành 1 đoạn .
b. Hình thức:
- Bắt đầu: viết hoa chữ đầu dòng , viết lùi 1 ô.
- Kết thúc: dấu chấm xuống dòng.
2. Bài học: 
- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản 
-Thường diễn đạt trọn vẹn 1 ý 
- Bao gồm nhiều câu văn kết hợp với nhau , thường có câu chủ đề , từ ngữ chủ đề 
* Ghi nhớ 1( SGK T35).
II.Từ ngữ và câu trong đoạn văn
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
! Đọc đoạn văn. 
- Ngô Tất Tố , Ông.
-Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
 =>Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần. 
=> Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát thường đứng ở đầu câu 
- Nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
2.Cách trình bày nội dung đoạn văn:
a. Đoạn 1:
- Ko có câu chủ đề.
- Trình tự: tên, tuổi, quê, thành phần xuát thân, sự nghiệp.
- Từ ngữ chủ đề: NTT- Ông.
- Ngang hàng nhau...
=> Trình bày theo cách song hành
b. Đoạn 2:
- Câu chủ đề : đầu đoạn.
- Thuyết minh diễn giải cho câu chủ đề.
=> trình bày theo cách diễn dịch 
c. Đoạn 3:
- Giải thích hiện tượng lá cây có màu xanh...
- Câu chủ đề: Như vậy...- đặt ở cuối đoạn.
=> Trình bày theo cách quy nạp.
*Ghi nhớ (sgk 36)
hs đọc ghi nhớ.
III. Luyện tập: 
Bài 1: hs đọc bt 
- văn bản có thể chia thành 2 ý , mỗi ý diễn đạt bằng 1 đoạn văn 
Bài 2: 
a. phép diễn dịch 
b. phép song hành 
c. phép song hành
Tuần : 3
Tiết : 11 & 12
Ngày soạn: 20/8/ 2012
Ngày dạy : 30/8/2012 & 1/9/2012
Bài  ...  tiền ma chay là món tiền mang danh dự của kẻ làm người.
.
?Những lời tâm sự giãi bày nhỏ nhẹ của lão Hạc với ông giáo khơi gợi trong em cảm xúc gì ? 
? Sau sự sắp đặt ấy là t /c của lão .Đó là t/c ntn?
? Lão Hạc ra đi ntn? Tìm những từ ngữ miêu tả sự ra đi của lão ?
? Những từ ngữ trên gợi tả điều gì?
? Cảm xúc của em khi đọc đoạn văn?
? Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 
lão Hạc?Qua đó em thấy được điều gì về số phận của người nông dân trước CM tháng 8?
? Nếu là người ham sống, theo em lão Hạc có thể tiếp tục sống hay ko?
? Em có cảm nhận gì về cách lựa chọn cái chết của lão Hạc? Tại sao lão lại ko chọn cái chết lặng lẽ, êm dịu?
?Qua đoạn truyện kể về cái chết của lão Hạc ,em thấy LH là người ntn?
? Khi nghe lão Hạc kể chuyện, nhân vật “ tôi” có thái độ ntn?
? Cảm xúc muốn “ôm choàng lấy lão mà òa khóc” diễn tả tình cảm nào của ông giáo dành cho lão Hạc?
? Trước cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo đã có những suy nghĩ ntn?
.
? Nhắc lại nội dung đoạn trích ?
? Điểm lại những nét nghệ thuật chính?
4.Củng cố ,dặn dò .
? Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của lão Hạc khi bán chó?
? Viết một kết thúc khác cho truyện?
Hiểu nd , thuộc ghi nhớ 
Đọc trứơc bài từ tượng hình tượng thanh 
Hoạt động học
I.Đọc và tìm hiểu khái quát:
1.Tác giả:
hs đọc chú thích sao
- Nam Cao 1917 – 1951 tên thật Trần Hữu Tri là nhà văn ht xuất sắc với những truyện ngắn ,truyện dài viết về người nd nghèo ,người trí thức nghèo.
Nam Cao chân thành ,tận tụy sáng tác về kháng chiến .
Ông hy sinh trên đường công tác .
Tác phẩm chính : Chí Phèo (41) ,Trăng sáng(42), Đời thừa (43), Lão Hạc (43)
2.Tác phẩm:
a. Đọc và tìm hiểu từ khó.
hs đọc ,tóm tắt theo hd gồm 1số ý chính sau .
-Tình cảnh Lão Hạc : Nhà nghèo ,vợ chết ,con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền
-Tcảm của LHạc với con vàng .
- Csống của lão Hạc ngày càng bị đe doạ vì túng quẫn.
- cái chết của lão Hạc 
 => Là một trong những truyện ngắn thành công xuất sắc viết về người nd của NC.
b. Xuất xứ:
- Tác phẩm đăng báo lần đầu năm 1943.
c. PTBĐ:
- Tự sự+ miểu tả+ biểu cảm.
d. Bố cục:
- Phần 1: từ đầu....dần dần.
- Phần 2: còn lại
II.Đọc, tìm hiểu chi tiết:
1. Nhân vật Lão Hạc:
- Lão Hạc – người nông dân trước CM tháng 8.
* Tình cảnh của lão Hạc:
- Nhà nghèo, vợ chết sớm và có một cậu con trai.
- Anh con trai không có tiền cưới vợ bỏ đi đồn điền cao su => lão Hạc sống cô đơn với con chó Vàng.
- Cậu vàng là niềm vui , là sự an ủi ,là kỉ vật của đứa con trai độc nhất. 
 + Lão yêu ,quý con chó ,coi nó như con , như bạn
* Diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó: 
- Lão Hạc bán cậu Vàng: Vì lão nhận thấy cs của mình ngày một khó khăn mà lão không muốn dùng đến số tiền lão đã dành dụm cho con.
- Lão đã suy tính, đắn đo, coi là việc hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỉ vật của anh con trai mà lão rất thương yêu.
- Cảm thấy day dứt, ăn năn:
 + Cố làm ra vui vẻ cười như mếu đôi mắt ầng ầng nước... 
 + Mặt co rúm lại...
 + Đầu ngoẹo về một bên, miệng méo xệch lão hu hu khóc. 
=> Ko dấu nổi, nỗi đau đớn cứ dội lên, gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt nước mắt, một hình hài đáng thương.
! Cảm xúc : xúc động 
 ! Tâm trạng :buồn bã
=> Đó là một lão nông hiền hậu, chất phác thật thà sống nhân hậu giàu tình nghĩa ...
* Cái chết của lão Hạc:
Nhóm học sinh thảo luận
- Lão Hạc đã cân nhắc ,suy nghĩ, đắn đo rất lâu , tính toán rất nhiều về những việc lão nhờ ông giáo làm.
- Lão Hạc thật đáng thương, thật tội nghiệp .
- Tình yêu thương con 
- Hy sinh vì con
 + Lão vật vã , bọt mép sùi ra,chốc chốc người lại nảy lên ...
--> gợi tả1cái chết đầy đau đớn, dữ dội ,đầy trắc ẩn. 
- Sửng sốt ,bất ngờ ,xúc động.
- Do tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến với cái chết như một hành động tự giải thoát=> Số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo.
HS bộc lộ.
- Đó là cách lựa chọn, là một ý muốn tự trừng phạt ghê gớm( lão đã lừa một con chó nên lão tự chọn cái chết của một con chó bị lừa). Chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý ở lão Hạc.
-Cái chết tự nguyện xuất phát từ lòng thương con , hy sinh vì con âm thầm mà lớn lao .
-Sống ngay thẳng ,giàu lòng tự trọng 
2. Nhân vật ông giáo:
- Là người kể chuyện.
- An ủi, sẻ chia với lão Hạc.
- Xót thương, đồng cảm.
- Ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cđ chưa hẳn đã đáng buồn bởi may ý nghĩ của mình trước đó đã ko đúng, bởi còn có những con người cao quí như lão Hạc. Nhưng cđ lại đáng buồn theo nghĩa: Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà ko được sống, và phải chịu cái chết vật vã, dữ dội.
III.Tổng kết
*Ghi nhớ sgk 
 - hs đọc
IV. Luyện tập:
? Nhà văn muốn nói gì với chúng ta qua văn bản?
 Tuần : 4
Tiết : 15
Ngày soạn: 28 /8/ 2012
 Ngày dạy : 0 7/ 09/ 2012
 Bài dạy : Từ tượng hình , từ tượng thanh 
 A. Mục tiêu cần đạt . Giúp hs
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh 
 - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính biểu cảm ,tính hình tượng trong giao tiếp. 
B.Chuẩn bị .
- Thầy: soạn bài + bảng phụ
- Trò: đọc trước bài .
C.Tổ chức hoạt động dạy và học .
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là trường từ vựng? Một số lưu ý? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
Hoạt động dạy
HĐ 1: hd phần I
? gv yêu cầu hs quan sát vd sgk ,đọc ví dụ ,chú ý những chữ in đậm 
Gv ghi bảng phụ những chữ in đậm 
? Trong những từ in đậm ,từ nào mô phỏng âm thanh ,từ nào gợi tả dáng vẻ ,trạng thái ,hình ảnh ?
Gv :từ mô phỏng âm thanh – từ tượng thanh 
 từ gợi tả hd ,trạng thái ... – từ tượng hình 
? Vậy thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
? Hãy tìm những từ mô phỏng âm thanh của người ,vật ?
? Hãy tìm những từ gợi tả hình dáng ,trạng hái? 
? Theo em từ tượng thanh có đặc điểm gì ? 
? Từ tượng hình có đặc điểm gì ?
? Quan sát vd và so sánh sự khác nhau giữa câu văn có sử dụng từ tượng hình ,tượng thanh với câu văn không có từ tượng hình ,tượng thanh ?
? công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh ?
? Hướng dẫn thảo luận các bài tập?
Nhận xét, kết luận.
4.Củng cố ,dặn dò :
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
- Làm bt còn lại.
- Soạn trước bài “ Liên kết đoạn...”
Hoạt động học
I.Thế nào là từ tượng hình,từ tượng thanh? 
hs thực hiện theo yêu cầu
1. Bài tập
- hu hu ,ư ử - mô phỏng âm thanh
- móm mém ,xồng xộc ,vật vã ,xộc xệch ,sòng sọc - gợi tả dáng vẻ, trạng thái. 
2. Bài học:
*Ghi nhớ( SGK)
 hs đọc ghi nhớ sgk 
mẫu : ào ào ,rì rào ,sột soạt 
 lom khom, mềm mại 
II.Đặc điểm ,công dụng:
1.Đặc điểm 
- Mô phỏng âm thanh 
- Gợi tả hình ảnh ,dáng vẻ,trạng thái.
2. Công dụng 
- Câu văn có sử dụng từ tượng hình ,tưọng thanh miêu tả cụ thể , sinh động ,biểu cảm hơn. 
- Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động ,có giá trị biểu cảm cao
-*Ghi nhớ 
 . hs đọc ghi nhớ sgk
III. Luyện tập .
! Thảo luận theo nhóm- nhận xét chéo 
Bài 1.
-từ tượng hình : rón rén, lẻo khoẻo chỏng quèo
-từ tượng thanh :soàn soạt ,nham nhảm.
Bài 2
5 từ tượng thanh ; ào ạt ,rì rầm , lao xao , ầm ầm , đôm đốp 
5từ tượng hình : lả lướt ,phập phồng , bập bềnh , mỏng manh , thon thả.
Bài 3
 Tuần : 4
Tiết : 16
Ngày soạn: 28 /8/ 2012
 Ngày dạy : 0 8/ 09/ 2012
 Bài dạy : Liên kết các đoạn văn trong văn bản .
 A .Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn khiến chúng liền ý ,liền mạch
- Hs viết được các đoạn văn liên kết , mạch lạc ,chặt chẽ .
B.Chuẩn bị .
- Thầy : soạn bài ,chuẩn bị bảng phụ.
- Trò : đọc trước bài mới , bảng tay .
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học .
1.ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là đoạn văn? Có mấy cách trình bày đoạn văn?
3. Bài mới:
 Hoạt động dạy
HĐ 1: hd phần I
? Gv yêu cầu hs đọc 2 văn bản.
? Nêu ý chính của đoạn văn?
? Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không?Tại sao?
? Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn ?
? Theo em , với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau ntn?
 ? Cụm từ “ trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn .Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn?
Gv yêu cầu hs đọc 2 đoạn văn ý a
?2 đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội vh .Đó là những khâu nào ?
? Tìm các từ ngữ liên kết 2 đoạn ?
? Đó là những từ ngữ lk có tác dụng liệt kê .Hãy tìm thêm những từ ngữ này ?
? Quan hệ ý nghĩa giữa 2đoạn văn ?
? Từ ngữ lk 2 đoạn văn đó ?
? Đó là những từ ngữ lk có ý nghĩa đối lập .Hãy tìm thêm 1 số từ ngữ lk đối lập này ?
? Có một số chỉ từ, đại từ được dùng để lk, theo em đó là những từ nào? .Hãy tìm thêm những từ ngữ này ?
?Mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn ?
? Tìm từ ngữ lk 2đoạn ?
? Đó là những từ ngữ lk có ý nghĩa đối lập .Em hãy tìm thêm một số từ ngữ lk này ?
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn. Tại sao câu đó lại có tác dụng lk ?
? Em rút ra những điều gì về từ ngữ lk các đoạn văn trong văn bản ?
? hướng dẫn thảo luận
4.Củng cố ,dặn dò .
- Học thuộc lý thuyết , làm bt3
- Đọc trước bài từ ngữ địa phương ...
Hoạt động học
I.Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.
* BT1:
Hs đọc 2 vb
- Đ 1: Tả cảnh trường trong ngày tựu trường.
- Đ 2: Nêu cảm giác của nhân vật “Tôi” trong một lần ghé thăm trường trước đây.
=> Không có mối liên hệ , gắn bó vì mỗi đoạn tbày 1ý,không có sự liên kết nào.
* BT2:
- Cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa thời gian, liên kết với đoạn 1.
- Từ đó gợi sự liên tưởng, gợi sự việc đã xảy ra 
 - Có sự gắn bó với nhau theo không gian .
- Làm cho 2 đoạn văn có sự lk , gắn bó về ý nghĩa nd, gắn bó về hthức .
II.Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
1.Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn.
a. VD1
 hs đọc 2 đoạn văn
- liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội vh: khâu bắt đầu và khâu tìm hiểu. 
- Từ ngữ liên kết 2 đoạn bắt đầu và từ sau.
+ trước hết, sau đó, đầu tiên, tiếp theo, một mặt, mặt khác, một là...
b.VD2:
hs đọc đoạn văn phần b.
- Quan hệ đối lập 
- Từ ngữ lk: nhưng 
+ trái lại ,ngược lại ,tuy nhiên, song, thế mà, vậy mà...
c. VD3.
- đó , này , đây , kia, ấy, vậy...
d. VD4.
hs đọc 2đoạn văn d
- Đ 1: Nêu vấn đề cụ thể.
- Đ 2: Tổng kết các vấn đề đã nêu ở trên.
=> Mqh khái quát
- Từ ngữ lk: nói tóm laị
+ nói chung ,nhìn chung ,tóm lại ...
2.Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn .
hs đọc đoạn văn sgk
- Câu liên kết: “ ái dà ,lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”=> nó nhắc đến vấn đề trước đó có đề cập( đi học) và mở ra sự suy nghĩ về vấn đề đó ở đoạn tiếp theo(Vì nó nối ý giữa 2 đoạn) 
*Ghi nhớ( SGK) .
hs đọc ghi nhớ sgk t53
III. Luyện tập .
BT1
a,nói như vậy 
b,thế mà 
c,cũng ; tuy nhiên.
d,thật khó trả lời .
 BT2.
- có rất nhiều từ ngữ lk các đoạn trong văn bản’
- hs sử dụng bảng tay , lên bảng làm bt
a, từ đó 
b,nói tóm lại 
c,song 

Tài liệu đính kèm:

  • docwold 8 chuan tuan 34.doc