Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89: Câu cảm thán

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89: Câu cảm thán

Tiết 89

Câu cảm thán

I. Mục tiêu: Giúp HS :

1/. Kiến thức:

 - Nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán

 - Nắm được chức năng của câu cầu khiến

2/. Kĩ năng:

 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản

 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3/.Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập, rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.

II. Chuẩn bị:

1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8

2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.

III.Phương pháp:

- P.P : Qui nạp, vấn đáp, TL, TH có HD

- KT : Động não

IV. Tiến trình giờ dạy -giáo dục:

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (4’)

 - Thế nào là câu cầu khiến? Lấy ví dụ câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến và một câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 89: Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/02/2012
Ngày giảng : 8A :
 8B :
 Tiết 89
Câu cảm thán
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
1/. Kiến thức:
 - Nắm được đặc điểm hình thức của câu cảm thán
 - Nắm được chức năng của câu cầu khiến
2/. Kĩ năng:
 - Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3/.Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập, rèn kĩ năng giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh.
II. Chuẩn bị:
1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III.Phương pháp: 
- P.P : Qui nạp, vấn đáp, TL, TH có HD
- KT : Động não
IV. Tiến trình giờ dạy -giáo dục:
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 - Thế nào là câu cầu khiến? Lấy ví dụ câu cầu khiến có từ ngữ cầu khiến và một câu cầu khiến có ngữ điệu cầu khiến.
+ Câu cầu khiến : có từ cầu khiến, ngữ điệu cầu khiến, kết thúc câu có dấu chấm than
+ Dùng để khuyên bảo, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị...
+ Ví dụ : 
- Cậu hãy trả lời câu hỏi của tôi !
- Đừng quá vội vàng trong suy nghĩ và hành động !
- Ta đi chơi thôi cho sớm !
- Cậu cất ngay cái bộ mặt buồn bãn ấy đi !
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : Chúng ta đã tìm hiểu hai loại câu : nghi vấn và cầu khiến về đặc điểm hình thức và chức năng chính cũng như các chức năng khác của chúng. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một loại câu khác : câu cảm thán.
Hoạt động 1
P.P : Qui nạp, vấn đáp, thuyết trình
KT : Động não
* Yêu cầu 1 HS đọc hai ví dụ SGK ( lưu ý: đọc diễn cảm).
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán?
- A: Hỡi ơi Lão Hạc!
- B: Than ôi!
? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? 
? Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu gì?
? Theo em với câu cảm thán cần lưu ý điều gì khi đọc? 
- Đọc giọng diễn cảm.
? Câu cảm thán dùng để làm gì? 
- Theo em người viết ( nói) có thể bộc lộ cảm xúc bằng những kiểu câu nào khác 
( câu nghi vấn, cầu khiến, trần thuật) nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người viết được bộc lộ có gì đặc biệt? 
- Cảm xúc được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
? Khi viết đơn biên bản, hợp đồng hay trình bày một kết quả của một bài toán.....có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao? 
- Không, vì văn bản hành chính công vụ và văn bản khoa học là ngôn ngữ duy lí, ngôn ngữ của tư duy lô gíc.
? Vậy qua tìm hiểu em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán? 
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV cho 2 HS đọc ghi nhớ SGKT44
I. Lý thuyết : Đặc điểm hình thức và chức năng (18’)
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
 * Xác định câu cảm thán:
- A: Hỡi ơi Lão Hạc!
- B: Than ôi!
* Đặc điểm hình thức:
+ Có từ ngữ cảm thán: Hỡi ôi, than ôi.
+ Khi viết: kết thúc câu cảm thán bằng dấu chấm than.
* Chức năng: bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
2. Ghi nhớ: SGKT44
Hoạt động 2
P.P: Vấn đáp, thuyết trình, TH có HD
KT: Động não, TH viết tích cực
* Bài tập 1T44
? Xác định câu cảm thán trong những ví dụ sau?
- HS độc lập trình bày
- GV chốt
+ “ Than ôi!” “ lo thay”; “ nguy thay”;
“ Hỡi cảnh rừng ......ơi”; “ Chao ôi.....thôi”.
* Bài tập 2T44:
? Phân tích tính chất và cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây?
? Có thể những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao? 
- HS TL luận nhóm, cử đại diện trình bày
a. Ai làm cho bể kia đầycò con?
b. Xanh kia thăm thẳm từng trênnỗi này?
c. Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;thêm sầu.
d. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dộtgiờ?
- Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán( từ cảm thán, dấu chấm than) nên không phải là câu cảm thán
* Bài 3T45:
? Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc?
a. Trước tình cảm của một người thân dành cho mình.
b.Khi nhìn thấy mặt trời mọc.
* HS tự đặt câu , nhận xét
* Giáo viên nhận xét, cho điểm bài đặt câu tốt
B. Luyện tập: (18’)
1/ Bài tập 1:
* Xác định câu cảm thán:
+ “ Than ôi!” 
+ “ lo thay”;
+ “ nguy thay”;
+ “ Hỡi cảnh rừng ......ơi”; 
+“ Chao ôi.....thôi”.
2/ Bài tập 2:
a). Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b). Lời than của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c). Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cách mạng
d). Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương của Dế Choắt.
3/ Bài tập 3T45:
a. Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng ! 
b. Ôi, mỗi buổi bình minh đều rực rỡ và lộng lẫy thay! 
4. Củng cố: (3’)
? Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán?
- Chứa các từ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào.
- Bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết ( trong giao tiếp và trong văn chương
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than
5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (1’)
 * Bài cũ: 
 -Nắm kĩ ghi nhớ.
 - Làm bài tập 4 SGKT45
 * Bài mới:
- Ôn tập kĩ văn thuyết minh chuẩn bị viết bài
- Đọc trước bài: câu trần thuật
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài
Thời gian từng phần.
Nội dung kiến thức..
.
Phương pháp
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan8t89.doc