Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 88: Văn bản Ngắm trăng; Đi đường - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 88: Văn bản Ngắm trăng; Đi đường - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

A. Văn bản: Ngắm trăng

1. Kiến thức

- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

B. Văn bản: Đi đường

1. Kiến thức

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

- Sự khác nhau giữa hai văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ ( Biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này)

 

doc 9 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 88: Văn bản Ngắm trăng; Đi đường - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/ 01/ 2011
Ngày giảng: 14 / 02/ 2011
Bài 21
Tiết 88 văn bản: ngắm trăng; đi đường
 Hồ Chí Minh
I. Mục tiêu cần đạt
A. Văn bản: Ngắm trăng
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
B. Văn bản: Đi đường
1. Kiến thức
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa hai văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ ( Biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này)
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ (chung cho cả hai văn bản)
- Lòng kính yêu và biết ơn lãnh tụ Hồ Chí Minh
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh
 Sự kết hợp hài hòa giữa tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam cầm trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng xác định giá trị
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Những hiểu biết về tập thơ “ NKTT”
2. Học sinh: đọc và trả lời câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( Không kiểm tra đầu giờ)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
 Mùa thu năm 1942, từ Cao Bằng lãnh tụ NAQ lấy tên là HCM sang TQ để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho CMVN, đến huyện Túc Vinh( tỉnh Quảng Tây) Người bị nhà cầm quyền TGT bắt giữ, bị đầy ải cực khổ hơn một năm trời, trong thời gian đó Bác đã viết tập thơ NKTT bằng chữ Hán gồm khoảng 133 bài. Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, tài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh, NKTT là một viên ngọc quý trọng kho tàng VHDT
 Tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung tự tại, bản lĩnh cách mạng Hồ Chí Minh trong thời gian bị giam cầm trong nhà ngục của Tưởng Giới Thạch thể hiện
sâu sắc trong thơ ca của Người.
Hoạt động dạy và học
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
A. Văn bản: Ngắm trăng
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh ngục tù
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- GV Hd học sinh đọc: Đọc chính xác, khi đọc bản phiên âm chữ Hán chú ý giọng đọc thích hợp với cảm xúc ở 2 câu đầu và nhịp chữ đăng đối ở 2 câu sau.
- GV đọc mẫu, HS đọc, GV nhận xét.
H. Nêu hoàn cảnh ra đời tác phẩm?
- HS trả lời, GV chốt
H. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
- TNTT đường luật
- HS đọc 2 câu đầu( phần phiên âm và dịch thơ)
GV: Vọng nguyệt là một đề tài rất phổ biến trong thơ xưa.thi nhân gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để thưởng thức trăng, có rượu có hoa thì thưởng thức trăng mới đầy đủ. Người ta chỉ ngắm trong khi thảnh thơi tâm hồn thư thái
H. Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
- ở trong tù và ở nước ngoài, trong hoàn cảnh đặc biệt
H.Em có nhận xét gì về hình thức và cú pháp trong câu thơ đầu?
- Hai chữ vô (phủ định từ) nối tiếp nhau trong hình thức cú pháp nhấn mạnh “ cũng” để phủ nhận hoàn toàn cái nghi thức tối thiểu giản dị mà thanh tao ấy
H. Câu thơ đầu cho ta thấy một thực tế trong tù không có rượu, có hoa. Có người cho rằng Bác muốn phê phán nhà tù TGT ý kiến của em?
- Bác Hồ không miêu tả hiện thực nhà tù nói đến nghi thức trang trọng của người xưa khi thưởng thức trăng là có rượu và hoa.
- Đọc câu thơ thứ 2
H. So sánh giữa nguyên tác và bản dịch, câu thơ này có gì chưa sát?
-“Nại nhược hà”= biết làm thế nào, dịch là “ khó hững hờ” là chưa sát. không biểu đạt được ý lô gic với câu 1 mà chỉ là câu khẳng định ta không thể hững hờ trước cảnh đẹp đêm nay, làm mất đi cái xốn xang, bối rối của người nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng.
H.Hai câu thơ cho ta thấy điều gì trong con người Bác?
- Một tâm hồn nghệ sĩ đích thực mặc dù trong tù đầy vẫn mong muốn được thưởng thức trăng đẹp-> tình yêu TN
Gv liên hệ: bị giảI qua 13 nhà giam, 4 tháng không được tắm, ghẻ-> vẫn hướng tới thiên nhiên
GV không thờ ơ trước cảnh đẹp thiên nhiên, người đã làm gì chúng ta 
- HS đọc 2 câu cuối phiên âm và dịch thơ
H. Trong hai câu thơ phần phiên âm chữ Hán phần sắp xếp chữ “ nhân” và “ Thi gia”, “ song và nguyệt” và minh nguyệt có gì đáng chú ý? So sánh với cách sắp xếp trong nguyên tác với bản dịch?
- tác giả sắp xếp theo cách điệp ngữ vòng tròn ở mỗi câu chữ chỉ người và thi gia và chữ chỉ trăng( nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù song
- 2 câu thơ dịch làm mất đi cấu trúc đăng đối, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm nghệ thuật câu thơ thứ 4 có hai từ đồng nghĩa “ nhòm – ngắm” dùng nhòm không được nhã
H. sự sắp xếp như vậy biểu thị điều gì?
- Biểu thị sự tiếp nối, động thái trước tiếp nối cho động thái sau, có nghĩa là nếu con người không hướng ra bên ngoài, vượt qua cách bức và giới hạn ( song khích) thì sẽ không gặp được trăng, còn trăng nếu không chủ động tìm đến khe cửa nhà tù thì sẽ không gặp được người.
H. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ và tác dụng?
- NT đối từng câu và trong hai câu với nhau nhân- nguyệt; nguyệt- thi gia 
- Những động từ được sử dụng liên tiếp và đối với nhau ở hai câu thơ cho thấy bước đi của người và trăng tìm đến với nhau.
- Nghệ thuật nhân hóa vầng trăng được đồng nhất với con người một cách tự nhiên.
GV: 2 câu thơ dịch tuy có sử dụng 2 động từ “ ngắm” nhưng cho ta cảm giác là miêu tả cảnh( người và trăng ngắm nhau) một cách tĩnh tại và có phần giản đơn.
phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp là bầu trời tự do, lãng mạn say người. ở giữa hai thế giới đối cực ấy là cửa sắt nhà tù. Khe cửa song sắt nhà tù đã trở thành điểm hẹn là nơi gặp gỡ chan hòa giữa người và trăng và giữa trăng và người 
H. Hai câu thơ cuối cho em hiểu thêm gì về người?
- Không hề bận tâm về những gian khổ thiếu thốn vật chất trong tù để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng tri âm. Bài thơ thể hiện TYTN tha thiết, phong thái ung dung, vượt lên trên hoàn cảnh
GV: Bài thơ chứng minh sinh động cho 2 câu thơ
“ Thân thể ở trong lao tinh thần ở ngoài lao”
Hoạt động 2.Ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
H.Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ
- Thể thơ TNTT mang vẻ đẹp vừa cổ điển nhưng hiện đại trong tình cảm và xúc cảm thẩm mĩ
- Ngôn ngữ vừa tự nhiên, giản dị, vừa hàm súc
- sử dụng phép đối và nhân hóa linh hoạt
H. Nội dung mà văn bản thể hiện?
- Bài thơ thể hiện TYTN tha thiết, phong thái ung dung, vượt lên trên hoàn cảnh
- HS đọc ghi nhớ
- GV chốt 
H.Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cáI đẹp của tự nhien, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh tù ngục
Hoạt động 1. Đọc- hiểu văn bản
*Mục tiêu
B. Văn bản: Đi đường
- Đọc diễn cảm văn bản
- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.
- ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.
- Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.
- Sự khác nhau giữa hai văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ ( Biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau, mức độ hiểu sâu sắc về nguyên tác sẽ được bổ sung sau này)
- GV HD học sinh đọc: giọng chậm rãi, rõ ràng chú ý diễn cảm.
- GV đọc mẫu, HS đọc, GV nhận xét và uốn nắn
H.Trong văn bản theo em chú thích nào là khó và quan trọng vì sao?
H. Thể loại của bài thơ
- TNTT đường luật phần nguyên tác
- Bản dịch thơ là lục bát
H. Bài thơ có bố cục như thế nào?
Khai ( mở ra); thừa ( nâng cao); chuyển ( chuyển ý); hợp ( tổng hợp)
- HS đọc câu thơ đầu
H. so sánh câu thơ trong phần phiên âm và dịch thơ từ ngữ có gì thay đổi
- Câu thơ dịch mền mại hơn nhưng lại bỏ từ tẩu lộ -> giảm ít nhiều gọng thơ suy ngẫm, phát biểu
H. Nhà thơ, người tù suy ngẫm về điều gì?
- suy ngẫm thấm thía được rút ra từ bao cuộc chuyển lao, đi đường của tác giả trong chuỗi ngày bị tù đầy cực khổ ở Quảng Tây
GV: Chỉ có người nào đã từng trải qua, từng thể nghiệm mới thấu hiểu đầy đủ cái sự thực hiển nhiên tẩu lộ nan
- Đọc câu 2
H. Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu thơ? dịch trùng san là núi cao đã sát chưa? vì sao?
- Nghĩa đen nói cụ thể cái gian lao của người đi đường phải vượt qua nhiều núi, hết dãy này đến dãy khác.Dịch là trùng san là núi cao không thật sát vì Bác không muốn nói núi cao hay thấp mà chú ý tới lớp núi, dãy núi cứ hiện ra tiếp nối như để thử thách ý chí và nghị lực của người tù. Nghĩa rộng của câu thơ: hết khó khăn này đến khó khăn khác, hết gian truân này đến gian truân khác
H.Câu thơ cho em hiểu điều gì?
- Đọc câu 3
H. Nhận xét về cách sử dụng từ trùng san? tác dụng?
- Từ trùng san được lặp lại- điệp ngữ vòng, mạch thơ, ý thơ nối liền tạo cảm giác liên miên không hết, kéo dài mãI của cảnh vật và tâm trạng nhưng có khi nó đột ngột mở ra ý mới để tạo đà cho câu hợp
H.Câu thơ này tác giả muốn khái quát quy luận gì, mở ra tư tưởng gì cho của thể trữ tình?
- Câu chuyển có vị trí riêng nổi bật, mọi gian lao đã kết thúc, lùi lại phía sau, người đi đường đã lên tới đỉnh cao chót vót-> nỗi gian lao không phải là bất tận , trải qua nhiều gian lao thì càng gần tới đích, thắng lợi càng lớn.
- Đọc câu 4
H. Câu thơ tả tư thế nào của người đi đường?
- Người tù trở thành du khách ung dung say đắm cảnh đẹp
GV: Con đường núi gian lao, hiểm trở trong bài thơ còn gợi ra hình ảnh con đường Cm, hình ảnh con người ung dung ngắm cảnh trên đỉnh núi cao còn là hình ảnh người chiến sĩ đúng trên cap vòi vợi của chiến thắng sau biết bao gian khổ và hi sinh
H.Tâm trạng của người tù đứng trên đỉnh núi?
Gv: câu thơ thứ 3 tứ thơ đột ngột vút lên theo chiều cao, câu thơ thứ 4 lại mở ra bát ngát theo chiều rộng gợi cảm giác về sự cân bằng, hài hòa. Đó là hình thức độc đáo, mới mẻ đồng thời tạo tầm vóc lớn lao, sâu sắc của tứ thơ, của chủ đề bài thơ.
Hoạt động 2. Rút ra ghi nhớ
*Mục tiêu
- Trình bày được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
H.Chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ? đây có phải là bài thơ tả cảnh và tự sự không?
- Bài thơ chủ yếu thiên về triết lí, suy ngẫm.
- Câu thơ cô đọng, tiết kiệm ngôn từ, ý và lời chặt chẽ lô gic, vừa tự nhiên, vừa chân thực và chứa đựng tư tưởng sâu xa.
H.Bài thơ cho em thấy được những điều gì?
- bài thơ có 2 lớp nghĩa
- HS đọc ghi nhớ
- GV chốt
H. ý nghĩa của bài thơ?
- đI đường viết về việc đI đường gian lao, từ đó nêu lên một triết lí đường đời, đường Cm: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
19’
2’
18’
2’
A.Văn bản: Ngắm trăng
I. Đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2.Thảo luận chú thích
 Tác phẩm:
- Tập thơ “ NKTT” sáng tác tháng 8/ 1942-> 10/ 1943 khi Bác Hồ bị bắt giam ở TQ gồm 133 bài
- Bài thơ “ Ngắm trăng” là bài thơ số 21 của tập thơ
II.Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đầu
Hai câu thơ thể hiện sự băn khoăn rất mộng mơ của thi nhân trong một hoàn cảnh đặc biệt-> thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết trong con người Bác
2. Hai câu cuối
- Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ- thi sĩ, TYTN tha thiết mãnh liệt thực chất là chất thép, chất chiến sĩ trong con người Bác ( đó là sự tự do nội tại phong thái ung dung, vượt lên trên mọi hoàn cảnh)
III.ghi nhớ
- NT
- ND
B. Văn bản: đI đường
I. Đọc và thảo luận chú thích
1.Đọc
2.Thảo luận chú thích
1, 2, 3
II.tìm hiểu văn bản
Câu 1( khai)
 Suy ngẫm về nỗi gian lao của người đi đường, câu thơ mang nặng cảm xúc và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa.
Câu 2( thừa)
 Nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cung như của con đường cách mạng, con đường đời.
Câu 3( chuyển)
Chặng đường gian lao đã hết , người tù đã đứng ở vị trí cao nhất để thưởng ngoạn cảnh núi non hùng vĩ.
Câu 4( hợp)
 Tâm trạng sung sướng hân hoan của người đi đường, niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng trên đỉnh cao chiến thắng trải qua bao gian khổ hi sinh.
III.Ghi nhớ
-NT
- ND
4.Củng cố ( 1’)
- GV hệ thống lại bài, nội dung và nghệ thuật của 2 văn bản
5.Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà học thuộc nội dung 2 văn bản, đọc thuộc lòng hai bài thơ
-Tìm đọc một số bài thơ chữ Hán của Bác
- Chuẩn bị bài: viết bài tập làm văn số 5

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 88.doc