Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86: Ôn tập về văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86: Ôn tập về văn bản thuyết minh

 Tiết 86

Ôn tập về văn bản thuyết minh

I. Mục tiêu: Giúp HS:

1/.Kiến thức :

 - Nắm được khái niệm văn bản thuyết minh

 - Các phương pháp thuyết minh

 - Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh

 - Sự phong phú đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh

2/. Kĩ năng:

 - Khái quát những kiến thức hệ thống đã học

 - Đọc hiểu yêu cầu đề văn thuyết minh

 - Quan sát đối tượng cần thuyết minh

 - Lập dàn bài, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

3/. Thái độ:

 - Giáo dục HS ý thức học tập

 II. Chuẩn bị:

 1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8

 2/ HS: ôn lại kiến thức văn thuyết minh

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 86: Ôn tập về văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/02/2012
Ngày giảng: 8A:
 8B:
 Tiết 86
Ôn tập về văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
1/.Kiến thức :
 - Nắm được khái niệm văn bản thuyết minh
 - Các phương pháp thuyết minh
 - Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh
 - Sự phong phú đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh
2/. Kĩ năng:
 - Khái quát những kiến thức hệ thống đã học
 - Đọc hiểu yêu cầu đề văn thuyết minh
 - Quan sát đối tượng cần thuyết minh
 - Lập dàn bài, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3/. Thái độ:
 - Giáo dục HS ý thức học tập
 II. Chuẩn bị:
 1/ GV: TLHDTH chuẩn KTKN, SGK, SGV Ngữ văn 8
 2/ HS: ôn lại kiến thức văn thuyết minh
III. Phương pháp: 
 - P.P: Qui nạp, vấn đáp, thuyết trình, TL
 - KT: Động não
IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục:
 1. Ổn định tổ chức:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4’): 
 ? Nội dung, cách trình bày và lời văn trong văn bản thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)?
- Người viết phải tìm hiểu. nắm chắc phương pháp đó
- Cần trình bày rõ ĐK, cách thức, trình tựlàm ra SP và yêu cầu chất lượng đối với SP đó.
- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng.
 3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Chúng ta vừa tìm hiểu về văn bản thuyết minh, giờ học này các em sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản trọng tâm về kiểu văn này để nắm chắc hơn và áp dụng vào bài viết cho có hiệu quả nhất.
Hoạt động 1
P.P: vấn đáp, thuyết trình,TL
KT: động não
? Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào?
? Văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì trong đời sống con người?
? Yêu cầu về nội dung và hình thức đối với một văn bản thuyết minh?
- Nội dung:
- Hình thức:
? Văn bản thuyết minh có tính chất gì khác đối với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
? Đặc diểm khác giữa thuyết minh với từng kiểu văn bản? 
- Giải thích bằng tri thức khoa học
? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải làm gì?
? Làm thế nào để tích luỹ tri thức?
- Bằng nhiều cách: gián tiếp, trực tiếp nắm vững và sâu sắc đối tượng
? Nêu các phương pháp thuyết minh thường gặp?
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê, hệ thống hoá
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu (con số)
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
? Nêu các P.P TM thường gặp? mỗi P.P cho một ví dụ?
? Các đối tượng thường gặp trong đề văn thuyết minh?
- TM một đồ vật, loài vật, cây cối
- TM một hiện tượng TN, XH
- TM một phương pháp ( một cách làm)
? Dàn ý chung của bài văn TM? Vai trò vị trí nội dung từng phần?
- HS trình bày, GV chốt
 a. Mở bài: giới thiệu khái quát về đối tượng
b. Thân bài: lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, đặc điểm của ĐT
c. Kết bài: ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, XH, văn hoá, lịch sử, nhân sinh
? Vai trò của các yếu tố miêu tả, kể chuyện, nghị luận trong văn bản thuyết minh? Tỉ lệ của chúng?
Â. Lý thuyết: Hệ thống hoá kiến thức về văn bản thuyết minh (18’)
1. Khái niệm về văn thuyết minh:
- Kiểu văn bản thông dụng trong ĐS nhằm cung cấp tri thức(KT) về đặc điểm tính chất, nguyên nhân, ý nghĩacủa các hiện tượng sự vật trong TN, XH bằng PP trình bày giới thiệu giải thích.
2. Yêu cầu về hình thức, nội dung:
a. Nội dung: Tri thức khách quan, xác thực, đáng tin cậy
b. Hình thức: lời văn rõ ràng, chặt chẽ, dễ hiểu, giản dị và hấp dẫn
3. Các bước xây dựng văn bản thuyết minh
- Học tập, nghiên cứu, tích luỹ tri thức 
- Lập dàn ý, bố cục, chọn ví dụ, số liệu
- Viết bài văn TM, sửa chữa, hoàn tchỉnh
- Trình bày( viết, miệng)
4. Các phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích
- Liệt kê, hệ thống hoá
- Nêu ví dụ
- Dùng số liệu (con số)
- So sánh đối chiếu
- Phân loại, phân tích
4. Các kiểu đề văn thuyết minh:
- TM một đồ vật, loài vật, cây cối
- TM một hiện tượng TN, XH
- TM một phương pháp ( một cách làm)
- TM một danh lam thắng cảnh
- TM một TL văn học
6. Dàn ý chung của văn bản thuyết minh:
a. Mở bài: giới thiệu khái quát về đối tượng
b. Thân bài: lần lượt giới thiệu từng mặt, từng phần, đặc điểm của ĐT
* TM về một P.P gồm 3 bước: chuẩn bị, quá trình tiến hành; kết quả, thành phẩm
c. Kết bài: ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, XH, văn hoá, lịc sử, nhân sinh
7. Vai trò của các yếu tố TS, MT, NL trong văn bản thuyết minh:
- Không thể thiếu trong văn bản thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ và được sử dụng hợp lí => làm nổi bật ĐT TM
Hoạt động 2
P.P: Vấn đáp, TH có HD
KT: Động não, TH viết tích cực
* Bài tập1T35: Nêu cách lập ý và lập dàn bài đề văn sau: “Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt hàng ngày” 
- HS tự chọn đối tượng giới thiệu thuyết minh, độc lập trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá
Sau đó yêu cầu học sinh viết đoạn văn ( có thể viết một đoạn trong phần thân bài hoặc mở bài, kết bài vào vở bài tập).
* GV gọi 2 HS trình bày
* HS khác bổ sung.
* GV nhận xét, điều chỉnh.
* Bài tập 3: Tập viết các đoạn văn cho đề bài trên? 
- HS độc lập trình bày vở, đọc trước lớp
- Viết một đoạn văn giới thiệu về đồ dùng sinh hoạt: Chiếc khẩu trang chống bụi, chiếc nón, mũ, đôi gang tay, kính mắt, kính râm, bút chì, com-pa
- GV nhận xét đánh giá cho điểm bài viết khá trở lên
? Viết một đoạn văn giới thiệu về một văn bản? 
- Thơ lục bát
Chẳng hạn:
 Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi( nhịp chẵn)
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần
 Anh đi đó? Anh về đâu?
 Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
 ( nhịp lẻ, lẻ - chẵn)
B. Luyện tập: (19’)
1/ Cách lập ý đề văn sau:
- Lập ý: tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng
- Ví dụ: cặp sách, bút bi,, máy tính bỏ túi, xe đạp
2/ Lập dàn ý chung 
a. Mở bài: khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó
b. Thân bài: hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng
c. Kết bài: những điều cần lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa
3. Tập viết các đoạn văn cho đề bài trên
* Ví dụ: 
 Từ ba năm nay, khi tôi chuyển lên học ở THCS cách nhà 5 cây số, phải đi học bằng xe đạp thì tôi liên tục phải dùng chiếc khẩu trang chống bụi. Mới dùng chưa quen, thấy cũng phiền toái, nhưng ít lâu sau thì mỗi lần lên xe mà chưa bịt khẩu trang là cứ thấy thiêu thiếu, chưa yên tâm thế nào. (MB)
* Ví dụ: 
 Thơ lục bát còn gọi là thơ sáu – tám ( 6-8). Đó là thể thơ dân tộc rất phổ biến được cấu tạo theo từng cặp đi đôi với nhau. Câu trên 6 tiếng, câu dưới tám tiếng. Về nhịp thơ: phổ biến là nhịp 2-2-2 hoặc 4-2 hoặc 2-4 hoặc 2-4-2; nhưng cũng có khi dùng nhịp lẻ hoặc chẵn - lẻ: 3-3, 3-3-2. Chẳng hạn:
 Hỡi cô tát nước bên đàng
 Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi( nhịp chẵn)
 Mai cốt cách, tuyết tinh thần
 Anh đi đó? Anh về đâu?
 Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm
 ( nhịp lẻ, lẻ - chẵn)
 4. Củng cố: (2’) 
 - Đặc điểm nỗi bật của văn bản thuyết minh?
 - Có đặc điểm gì cần chú ý về ngôn ngữ của văn bản thuyết minh 
 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài: (1’)
 * Bài cũ: 
 - Nắm kĩ nội dung bài ôn tập..
 - Làm hoàn chỉnh bài văn từ dàn ý đã lập.
 * Bài mới:
- Đọc kĩ văn bản “ Ngắm trăng”
-Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
- Soạn kĩ bài “ Đi đường”
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thời gian toàn bài
Thời gian từng phần
Nội dung kiến thức..
.
Phương pháp
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan8t86.doc