Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

TUẦN 23

TIẾT 85

 Văn bản :

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sưc thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản

 - Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.

 - Những đặc điểm của Tiếng Việt.

 - Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận cảu bài văn.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận .

 - Những đặc điểm của Tiếng Việt .

 - Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về tiếng của dân tộc và thêm yêu tiếng mẹ đẻ.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Ngày soạn: 20- 12- 2010 
TIẾT 85 Ngày dạy: 27 - 12 - 2010 
 SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT ( Đặng Thai Mai )
Văn bản :
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được những lí lẽ, chứng cứ có sưc thuyết phục và toàn diện mà tác giả đã sử dụng để lập luận trong văn bản
 - Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
 - Những đặc điểm của Tiếng Việt.
 - Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận cảu bài văn.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận .
 - Những đặc điểm của Tiếng Việt .
 - Những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh lòng tự hào về tiếng của dân tộc và thêm yêu tiếng mẹ đẻ.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : Lớp 7a17a2............................
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra 15 phút: Đề bài
 Câu 1: Chép thuộc lòng văn bản “ tục ngữ về con người và xã hội”
 Câu 2: Nêu nội dung chính của những câu tục ngữ nói về con người và xã hội? 
Đáp án:
 + Câu1: (5đ) 
“ Một mặt người bằng mười mặt của.
Cái răng, cái tóc, là góc con người.
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Không thầy đố mày làm nên,
Học thầy không tày học bạn.
Thương người như thể thương thân.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
+ Câu 2 :(5đ) Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên và lối sống mà con người cần phải có.
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 7A 1
 36
 7A2
 34
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Tiếng việt – Tiếng mẹ đẻ của chúng ta là một ngôn ngữ ntn, có những phẩm chất gì ? Các em có thể tìm thấy câu trả lời đích đáng và sâu sắc qua đoạn trích “Sự giàu đẹp của tiếng việt” của GS. Đặng Thai Mai .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Đặng Thai Mai ?
 - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích *
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
- GV: Đọc mẫu sau đó gọi hs đọc tiếp (giọng đọc rõ ràng, mạch lạc khi thể hiện những câu dài, giọng nhấn mạnh khi đọc đến những câu nhấn mạnh mở đấu, kết thúc ). GV nhận xét cách đọc 
- Giải thích từ khó ( sgk)
? Tác giả đã dùng phương thức nào để tạo nên vb này 
- Hs: Nghị luận 
? Vì sao em xác định được như thế ? 
- HS: Chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng
? Theo em mục đích nghị luận của tác giả trong vb này là gì ? 
- HS: Khẳng định sự giàu đẹp của tiếng việt. 
? Để tiến tới mục đích này, tác giả đã lập luận bằng mấy nội dung ? 
- HS: Tiếng việt có những đặc sắc của thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
? Tính chất giải thích của đoạn văn này được thể hiện bằng 1 cụm từ lặp lại . Đó là cụm từ nào
? Vẻ đẹp của tiếng việt được giải thích trên những yếu tố nào ?
- HS: Nhịp điệu - Cú pháp
? Dựa trên căn cứ nào để tác giả nhận xét tiếng việt là 1 thứ tiếng hay? 
- Hs: Đủ khả năng để diễn đạt - Thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì l/s
* Thảo luận nhóm:
? Qua đoạn văn đó, em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt ? tác dụng của cách lập luận này ?
- HS: ngắn gọn, rành mạch ,đi từ khái quát đến cụ thể 
? Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng việt, tác giả dựa trên những đặc sắc nào trong cấu tạo của nó ?
- HS: Giàu chất nhạc, Rất uyển chuyển trong câu kéo 
? Chất nhạc của tiếng việt được xác nhận trên các chứng cớ nào trong đời sống trong khoa học ?
- HS : Trả lời.
- GV: Giảng
+ Đời sống: Ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét : Tiếng việt là thứ tiếng giàu chất nhạc 
+ Khoa học: Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú  giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm 
? Tính uyển chuyển trong câu kéo tiếng việt tác giả đã xác nhận trên chứng cớ đời sống nào ?
- Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài ..
? Em hãy giúp tác giả bằng cách đưa một dẫn chứng để chứng minh cho câu tiếng việt rất uyển chuyển ?
- Người sống , một đống vàng 
? Em có nhận xét gì về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng việt ?
- Kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc 
? Theo dõi đoạn tiếp theo và cho biết: tác giả quan niệm như thế nào là 1 thứ tiếng hay ?
? Dựa trên các chứng cớ nào để tác giả xác nhận các khả năng hay đó của tiếng việt ? ( HSTLN)
- GV: Hướng dẫn học sinh làm bài
- HS: Làm bài –thảo luận nhóm (2p) 
* HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tự học 
- Soạn bài tiếp theo“ Thêm trạng ngữ cho câu”
- Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt chúng ta phải làm gì ?
- Phát âm chính xác, khắc phục nói ngọng , nói nhanh nói lắp, nghĩ kĩ rồi mới nói, không học theo, dùng tiếng lóng , không nói tục) 
- Học thuộc ghi nhớ 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Đặng Thai Mai (1902 – 1984 )là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động văn hóa, xã hội nổi tiếng. 
2. Tác phẩm:
- Văn bản phần đầu bài tiểu luận: Tiếng Việt một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc ( 1967 ).
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia làm hai phần.
+ Từ đầu .qua các thời kì lịch sử -> Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng việt
+ Đoạn còn lại Làm rõ phẩm chất giàu đẹp của tiếng việt 
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
c. Phân tích :
C1. Nhận định về phẩm chất của tiếng việt: 
- Tiếng việt có những đặc sắc của 1 thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay 
 + Thứ tiếng đẹp: Nhịp điệu( hài hoà về âm hưởng thanh điệu; cú pháp( Tế nhị, uyển chuyễn trong cách đặt câu )
+ Tiếng việt là thứ tiếng hay: Đủ khả năng diễn đạt tư tưởng t/c của người VN; Thỏa mãn cho yêu cầu đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ khái quát đến cụ thể 
C2. Biểu hiện giàu đẹp của tiếng việt: 
- Tiếng việt đẹp như thế nào?
 *Giàu chất nhạc: 
+ Trong cuộc sống: Ấn tượng của người nước ngoài có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta đều nhận xét: Tiếng việt là 1 thứ tiếng giàu chất nhạc 
+ Trong khoa học: Hệ thống nguyện âm và phụ âm khá phong phú. .. giàu thanh điệu .. giàu hình tượng ngữ âm rất uyển chuyển trong câu kéo 
+ Trong đời sống : Nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài. Tiếng việt những câu tục ngữ 
 Kết hợp chứng cớ khoa học và đời sống làm cho lí lẽ trở ên sâu sắc. 
- Tiếng việt hay như thế nào ?
- Thoả mãn về nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩa giữa người với người. 
- Thoả ngày một phức tạp. 
+ Tiếng việt có khả năng rồi rào về cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt 
+ Từ vựng : Ngày một nhiều 
+ Ngữ pháp: Cũng dần trở nên uyễn chuyển hơn , chính xác hơn 
+ Ngữ âm: Tiếng việt không ngừng đặt ra những tư mới , những cách nói mới 
 Dùng lí lẽ và dẫn chứng khoa học để thuyết phục người đọc , người nghe 
Quan hệ giữa hay và đẹp trong tiếng việt gắn bó với nhau , cái đẹp của tiếng việt đi liền với cái hay và ngược lại .
3. Tổng kết : Ghi nhớ : Sgk/37
a. Nghệ thuật : 
- Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giả thích và lập luận chứng minh bằng lí lẽ dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch- phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
- Lựa chọn, dử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt : Cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạtcó tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.
b. Nội dung:
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa đáng tự hào của người Việt Nam
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc cảu mỗi người Việt Nam.
4. Luyện tập: 
 * Bài tập 2 : Những dẫn chứng về sự giàu đẹp về ngữ âm , từ vựng trong tiếng việt 
* Đoạn trích Cô Tô của Nguyễn Tuân 
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết bụi . Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặnnhịp cách “
mãn về yêu cầu của đời sống văn hoá
* Đoạn trích Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi:“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, Xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi.
 III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 85 Sự giàu đẹp của tiếng Việt.doc