Giáo án Ngữ văn 8 tiết 85: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 85: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh

Tuần 22

Tiết 85: NGẮM TRĂNG

 (Vọng Nguyệt)

 Hồ Chí Minh

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tim2 đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.

-Tháy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

II.LÊN LỚP

1.Ổn định

2.Bài cũ:

-Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Em hiểu thế nào là thú"lâm tuyền"? Thú lâm tuyền của Hồ Chí Minh có hoàn toàn giống với thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm? Vì sao?

-Cách hiểu của em về 3 chữ vẫn sẵn sàng? Về chữ sang? Vì sao nói chữ sang là thi nhãn của bài thơ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 85: Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
Tiết 85: NGẮM TRĂNG
 (Vọng Nguyệt) 
 Hồ Chí Minh 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tim2 đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời.
-Tháy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
II.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Bài cũ:
-Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó. Em hiểu thế nào là thú"lâm tuyền"? Thú lâm tuyền của Hồ Chí Minh có hoàn toàn giống với thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm? Vì sao?
-Cách hiểu của em về 3 chữ vẫn sẵn sàng? Về chữ sang? Vì sao nói chữ sang là thi nhãn của bài thơ?
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1
Hướng dẫn đọc
C1: giọng bình thản ; C2: giọng bối rối ; C3,4: giọng đằm thắm, vui, sảng khoái.
?Bài thơ được làm theo thể loại gì?
?Tìm hiểu nhan đề bài thơ?
GV nói gọn:Vọng nguyệt (đối nguyệt, khán minh nguyệt-ngắm trăng) :đề tài phổ biến trong thơ cổ. Thường thi nhân ngắm trăng trong hoàn cảnh thảnh thơi, có rượu và hoa
Phân tích bài thơ:
HS đọc lại C1
?Câu thơ đầu kể và nhận xét về việc gì, ở đâu?
?Vì sao Bác lại nêu nhận xét ấy?
?Giọng điệu của câu thơ này như thế nào?
HS đọc lại C2:
HS đối chiếu nguyên tác và bản dịch thơ để thấy cái hay của nguyên tác và chưa sát ở câu thơ dịch ở chỗ nào?
?Qua 2 câu thơ 1-2, chúng ta thấy phẩm chất gì của người tù Hồ Chí Minh?
?Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ và tình cảm như thế nào giữa người và trăng?
?Phép đối và nhân hoá đã được sử dụng như thế nào và đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?
?Hình ảnh cái song sắt ở giữa người tù-nhà thơ và vầng trăng bè bạn có ý nghĩa gì?
HS thảo luận, trả lời
GVb/g: trước song sắt đầy tàn bạo của nhà tù, tâm hồn của người tù vẫn ung dung tự tại hướng ra phía ngoài tận hưởng cái đẹp, còn vầng trăng cũng chủ động- vượt qua song sắt nhà tù để đến với nhau
Hoạt động 3
?Tinh thần cổ điển và tinh thần thép, chất nghệ sĩ và chất chiến sĩ được kết hợp như thế nào trong bài thơ?
?Có người nói bài thơ là một cuộc vượt ngục thành công và kì lạ của Hồ Chí Minh. Ý kiến của em?
Đọc chú thích *
-GV cùng HS đọc bài thơ
-HS đọc lại tất cả các từ phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa,SGK T37
-Thất ngôn tứ tuyệt 
khai đề
Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa.
(Trong tù, không rượu cũng không hoa)
-về việc trong tù không có rượu và hoa
-giọng thơ vẫn tương đối bình thản.
Thừa đề:
Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?
(Cảnh đẹp đêm, khó hững hờ?)
-Câu thơ thứ 2, 3 tiếng nại nhược hà?(biết làm thế nào?) dịch thành khó hững hờ, đã đổi từ câu hỏi thành câu cảm, bỏ mất cái xốn xang, bối rối nhạy cảm trước cái đẹp của Bác.
-tâm hồn của người nghệ sĩ vẫn ung dung, tự do tận hưởng cái đẹp.
HS đọc lại C3-4
Chuyển đề-hợp đề:
Nhân hướng song tiền, khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích, khán thi gia.
(người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
-HS thảo luận
-Vừa có màu sắc cổ điển:rượu, hoa,trăng; ở cấu trúc đăng đối trong 2 câu sau và hình ảnh chủ thể trữ tình:ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên.Vừa mang tinh thần thời đại: một hồn thơ lạc quan, luôn hướng về ánh sáng, toát lên tinh thần thép
-Bài thơ đã minh chứng cho ý thơ:
Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài lao
-tự do tiên khách trên trời,
Biết chăng trong ngục có người khách tiên!(khách tự do)
I.Tác giả-t/p
II.Tìm hiểu văn bản
1.Đọc - tìm hiểu chú thích
1.Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
3.Phân tích bài thơ
a.Tìm hiểu hoàn cảnh"ngắm trăng" của tác giả và phân tích 2 câu thơ đầu.
-Hồ Chí minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù.
-Người vẫn dung động mãnh liệt trước cảnh đẹp của thiên nhiên.
b.Phân tích 2 câu sau:
Nghệ thuật đối cùng với phép nhân hoá độc dáo, Bác đã biến ánh trăng trở thành một người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ.
III.Tổng kết
Ghi nhớ SGK
ĐI ĐƯỜNG
(Tẩu lộ)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích, phần dịch nghĩa và phần dịch thơ
-Giọng chậm rãi, suy ngẫm
-GV cùng 2 HS đọc bài thơ, nhận xét cách đọc
GV kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của HS
Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ:
Tìm hiểu thể thơ?
Phân tích bài thơ:
HS đọc lại C1
Câu dịch mềm mại hơn nhưng lại bỏ từ điệp từ tẩu lộ. Làm giảm đi ít nhiều giọng thơ suy ngẫm, thấm thía.
Vậy, nhà thơ-người tù suy ngẫm về điều gì? Nhờ đâu ta biết được điều đó?
HS đọc lại C2
Phân tích 2 lớp nghĩa của câu thơ này. Từ trùng san dịch thành núi cao đã thật sát chưa? Vì sao?
GV chốt cho HS ghi bài
HS đọc lại C3:
?Nhận xét điệp từ trùng san được sử dụng tiếp theo kiểu gì?
?Giống như những cách điệp trong các câu thơ nào, của tác giả nào đã học? Tác dụng nghệ thuật của lối điệp đó?
?Vậy qua 2 câu thơ này, tác giả muốn khái quát qui luật gì, mở ra tâm trạng như thế nào của chủ thể trữ tình?
GV: Câu thơ chuyển, chuyển mạch thơ, ý thơ, vút lên theo chiều cao của dãy núi cuối cùng. Đi hết dãy núi này qua núi khác, đi mãi, đi mãi cuối cùng cũng tới đích.Nhớ đến câu danh ngôn:
Đường đi khó, khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó chỉ vì lòng người ngại núi, e sông.
HS đọc lại C4:
?Câu thơ tả tư thế nào của người đi đường?
?Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi? Vì sao Người có tâm trạng ấy?
HS phân tích, phát biểu
-GV: tâm trạng biểu trưng: chính là h/a người chiến sĩ CM trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ, hi sinh.
GV chốt cho HS ghi bài
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
?Đi đường có phải là bài thơ tức cảnh và tự sự hay không? Vì sao?
Đi đường có phải là bài thơ tả thực không?
?Vậy Đi đường là bài thơ như thế nào, xét về mặt thể loại?
-GV cùng HS đọc bài thơ
-Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Bản dịch thơ của Nam Trân: lục bát 4 câu
Khai đề:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)
-HS tìm hiểu, suy luận, dựa vào hoàn cảnh sáng tác của Nhật kí trong tù
Thừa:
Trùng san chi ngoại hưu trùng san
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng)
-nghĩa đen: cái gian lao của tẩu lộ. Phải vượt qua rất nhiều dãy núi, hết dãy núi này đến dãy núi khác.
-dịch trùng san là núi cao không thật sát
-nghĩa rộng: là hết khó khăn này đến khó khăn khác.
Chuyển:
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(núi cao lên đến tận cùng)
-HS thảo luận
-Tâm trạng vui sướng
-qui luật thế lộ nan-qui luật cuộc đời, qui luật xã hội
Hợp:
Vạn lí dư đồ cố miện gian
(Thu vào tầm mắt muôm trùng nước non).
-Tư thế của người tù bị đoạ đầy triền miên trên đường bị giải đi(tư thế gò bó, khó chịu:bị trói, xiềng)
-Tâm trạng vui sướng, hân hoan.
-S trả lời
I.Đọc-tìm hiểu chú thích
II.Tìm hiểu bài thơ
1.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
2.Phân tích
 a.Hai câu thơ đầu:
Người tù cách mạng Hồ Chí Minh, đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường núi cũng như của con đường cách mạng, con đường đời.
b.Phân tích hai câu cuối
-Niêm vui sướng bất ngờ của người tù khi đã vượt qua bao dãy núi vô vàn gian lao. 
-Niềm hạnh phúc hết sức lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh.
III.Tổng kết
Ghi nhớ SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 85-22.doc