Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 đến 108 - Trường THCS Phúc Hòa

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 đến 108 - Trường THCS Phúc Hòa

Văn bản:

NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG

( Hồ Chí Minh )

A.Mục tiêu.

 - Giúp hs cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời trong bài " Ngắm trăng". Đồng thời thấy được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ " Đi đường" : từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

 - Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.

 - Giáo dục tình yêu thiên nhiên và kính trọng nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh.

B. Chuẩn bị.

- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu.

- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk

C. Tiến trình dạy - học.

- Tổ chức.

- KTBC: Đọc thuộc lòng bài: Tức cảnh Pác Bó. Nêu giá trị ND - NT bài thơ?

- Bài mới. Giới thiệu bài.

 

doc 44 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85 đến 108 - Trường THCS Phúc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 - Tiết 85 Ngày soạn:20 /01/2010 
Văn bản: 
Ngắm trăng - Đi đường
( Hồ Chí Minh )
A.Mục tiêu.
	- Giúp hs cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời trong bài " Ngắm trăng". Đồng thời thấy được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ " Đi đường" : từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
	- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ.
	- Giáo dục tình yêu thiên nhiên và kính trọng nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học.
- Tổ chức.
- KTBC: Đọc thuộc lòng bài: Tức cảnh Pác Bó. Nêu giá trị ND - NT bài thơ?
- Bài mới.	Giới thiệu bài...
- Gv hướng dẫn hs đọc 3 phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
- Gv đọc mẫu, gọi hs đọc( có nhận xét ).
? Hãy quan sát phần câu thơ thứ 2 ở phần dịch nghĩa để tìm ra phần chưa sát của phần dịch thơ ?
Hs đọc phần giải nghĩa từ ngữ hán việt.
- Gv gọi hs đọc chú thích (*) sgk.
? Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
- Gv giới thiệu thêm về tập thơ " Nhật kí trong tù " và hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác. 
Gv:hai bài thơ có bố cục như thế nào?
?hai bài thơ thuộc thể thơ gì?
I.Đọc-tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản: Khi đọc phải đọc chính xác cả 3 phần, lưu ý giọng điệu thích hợp với cảm xúc ở câu 2 và 3, nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau.
2. Chú thích:sgk/37
3. Tác giả-tác phẩm.
a/Tác giả :sgk
b/Tác phẩm
* Tập thơ "Nhật kí trong tù": 
- Tháng 8- 1942 vì điều kiện hoạt động cách mạng
Bác phải sang TQ và bị bắt giam phải chịu giải tới 30 nhà giam. Trong những ngày gian khổ đó, Người đã viết tập " NKTT " gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán.
- Tập " NKTT" là viên ngọc quí Bác vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học VN.
- Bài "Ngắm Trăng" và "Đi đường" là hai bài thơ nằm trong tập thơ này.
4. Bố cục:
- Khai - Thừa - Chuyển - Hợp
5.Thể loại
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật
II.Đọc-tìm hiểu chi tiết
A.Văn bản : Ngắm trăng
? Vọng nguyệt là một thi đề ntn trong thơ cổ ?
Câu thơ đầu kể và nhận xét về việc gì, ở đâu?
Gv:hoàn cảnh ngắm trăng của Bác ra sao?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh ngắm trăng trong câu thơ ?
Gv:qua việc ngắm trăng,e thây tình cảm của Bác với trăng ntn?
Gv: Câu thơ thứ 2 cho ta thấy tâm trạng của B trước cảnh đêm trăng đẹp ra sao?
?Qua câu thơ1và 2,chúng ta thấy phẩm chất gì của người tù Hồ Chí Minh?
? Hãy tìm những câu thơ viết về trăng trong thơ Bác ?
? Từ trạng thái tình cảm " khó hững hờ " trước cảnh đẹp đêm trăng đã biến thành hành vi nào của con người ?
? Nếu chỉ là hành động người ngắm trăng thì đó là việc bình thường. Nhưng cái khác trong hành động "ngắm trăng" ở đây là gì ? 
? Từ đó em cảm nhận được điều gì trong tình yêu thiên nhiên của Bác, đặc biệt đối với trăng ?
? Trong câu thơ thứ tư, biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng ?
? Trăng " ngắm nhà thơ", đó là việc khác thường, nhưng khác thường hơn nữa là trăng chủ động theo khe cửa" tòng song khích" để đến với tù nhân. Điều này cho thấy đặc điểm nào trong quan hệ giữa Bác và trăng ?
? Khi ngắm trăng và được trăng ngắm, người tù bỗng thấy mình trở thành "thi gia" vì sao ?
? Quan sát hai câu thơ cuối, như trên ta đã thấy được tính đăng đối thể hiện qua phép đối. Vậy dụng ý nhà thơ muốn gửi gắm ý gì thông qua biện pháp nghệ thuật đó ?
? Em có nhận xét gì về nội dung nghệ thuật bài thơ?
? Hai câu thơ đầu tác giả đề cập đến vấn đề gì khi đi đường ?
? Câu 3 và 4 tác giả đề cập đến niềm vui sướng của người đi đường khi được đứng trên cao ngắm cảnh, niềm vui sướng đó là gì ? Tác giả có ngụ ý gì khi thể hiện niềm vui sướng đó ?
Câu thơ 4 tả tư thế của nguời đi dường ntn?tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi?
?Vì sao Người có tâm trạng ấy?
? Theo em, bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Tại sao ?
? Qua bài thơ Bác muốn thể hiện điều gì?
Hs đoc ghi nhớ trong Sgk
Gv hướng dẫn hs làm bài tập
1. Hoàn cảnh ngắm trăng.
- Vọng nguyệt là một thi đề quen thuộc, phổ biến trong thơ xưa: ngắm trăng phải có rượu và hoa, khi đó tâm hồn thảnh thơi, thư thái , tự do thưởng thức cái đẹp của trăng.
- Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt : trong tù, không rượu, không hoa. Như vậy bậc tao nhân mặc khách thưởng trăng đang là một tù nhân bị đày đoạ. 
- Trong một đêm trăng quá đẹp Bác muốn khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa.
=>Bác có một tình yêu, niềm say mê lớn với trăng, với thiên nhiên. Đồng thời cho thấy Bác không hề bị vướng bận bởi những ách nặng nề về vật chất, tâm hồn luôn tự do, ung dung, thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp. 
- Mặc dù trong tù không thể ngắm trăng thực sự được( có rượu và hoa), song người tù vẫn cảm thấy bối rối, xốn xang trước cảnh đêm trăng đẹp quá và phải thốt lên bằng câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc " nại nhược hà ?" 
-> Người chiến sĩ cách mạng vĩ đại , lão luyện ấy vẫn luôn thể hiện là một con người yêu thiên nhiên đến say mê chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày dù đang là thân tù . 
- Hs tìm để chứng minh .
- Gv nhận xét, bổ sung.( Gv lấy ví dụ ở một số bài thơ Nguyên tiêu, Trung thu, Đêm lạnh...)
2. Tình yêu thiên nhiên của người tù - chiến sĩ.
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ ( Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt)
- Để ngắm trăng, người tù phải hướng ra ngoài song sắt nhà tù, tức là để giao hoà với vầng trăng đang toả mộng giữa trời. Đây là cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng để tìm đến vầng trăng tri kỉ .
- Chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày. Đó là tình yêu thiên nhiên đến độ quên mình.
- Nhân hoá ( Trăng: nhòm, ngắm, khán ) để gợi tả trăng như có linh hồn, trở nên sinh động, gần gũi, thân mật.
- Cả người và trăng cùng chủ động tìm đến giao hoà cùng nhau, cùng có "tình cảm song phương". Tất nhiên, đây chỉ là dụng ý nghệ thuật của tác giả nhưng đã làm cho ta thấy Bác và trăng rất gắn bó, thân thiết và đã trở thành tri âm tri kỉ của nhau từ lâu.
- Người tù lúc này không còn bận tâm đến thiếu thốn, khó khăn của hoàn cảnh tù đầy mà để tâm hồn bay bổng tìm đến với cái đẹp, với người tri âm. Đó phải chăng là đặc điểm của thi gia ?
- Hai câu thơ đã cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ. Một phía là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo; phía kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do; ở giữa hai đối cực đó là nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở lên bất lực, vô nghĩa trước tinh thần " thép "của nhà thơ.
III. Tổng kết: ghi nhớ/sgk-38
B. Văn bản " Đi đường" 
1. Hai câu đầu.
- Câu1: Nỗi gian lao của người đi đường được rút ra từ suy ngẫm thấm thía, rút ra từ trải nghiệm của Bác trong chuỗi ngày bị tù đầy
- Câu 2: Câu thơ lặp lại hai lần chữ" Trùng san" để nhấn mạnh nỗi gian lao triền miên tiếp nối của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng, con đường đời.
2. Hai câu cuối.
- Câu 3: Câu thơ chuyển mạch để nói lên niềm vui của người chiến thắng khi đã trải qua nhiều khó khăn của việc đi đường. Tác giả như khẳng định" phải trải qua chặng đường gian lao thì mới tới đích, càng nhiều gian lao thì tới đích thắng lợi càng lớn
- Nhân vật trữ tình như một khách du lịch đang thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trước mắt.
- Câu 4: Diễn tả niềm vui sướng đặc biệt, bất ngờ quý giá đối với người đi đường.
- Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh.
- Câu thơ thấp thoáng hiện ra hình ảnh con người đứng trên đỉnh cao thắng lợi với tư thế làm chủ thế giới.
- Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng nói về con đường cách mạng, đường đời.
-> Thông qua bài thơ Bác nuốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế hàng ngày của Bác: con đường cách mạng là lâu dài, là vô cùng gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.
IV. Tổng kết.
- Hoc thuộc lòng ghi nhớ
III. Luyện tập.
Hs làm bài tập trong vở bài tập ngữ văn
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài, nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài. 
 - Tìm hiểu trước bài: Câu cảm thán.
_______________________________________
Tiết 86 Ngày soạn:22/01/2010
Tiếng việt:
 câu cảm thán
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
	- Nhận biết và phân biệt được câu cảm thán với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu cảm thán. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học.
- Tổ chức.
- KTBC: Kiểm tra 15'
I. Đề bài.
Câu 1:Thế nào là câu cầu khiến? Cho ví dụ?
Câu 2: Viết một đoạn văn từ 5 - 7 câu có sử dụng câu cầu khiến?
II. Đáp án - Biểu điểm
 Câu 1: Trình bày được khái niệm(1,5đ) 
- Câu cầu khiến là câu do những từ cầu khiến như: hãy, đừng , chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.....
- Lấy được ví dụ(1đ) 
Câu 2 (7,5đ)
- Nội dung: Các câu trong đoạn phải tập chung vào chủ đề. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến 
- Hình thức: 1đoạn văn, trình bày sạch đẹp, rõ ràng.
 - Bài mới.
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
- Hs đọc to các ví dụ.
? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán ?
? Các đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán ?
? Câu cảm thán dùng để làm gì ?
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán... có thể dùng câu cảm thán không ? Vì sao ?
? Câu cảm thán khi viết thường kết thúc câu bằng dấu câu gì ?
? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
- Gv nhấn mạnh:Không phải tất cả các câu được đọc với giọng diễn cảm và khi viết kết thúc câu bằng dấu ! đều là câu cảm thán nên phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
Có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác ( đã học ) gián tiếp .
Gv hướng dẫn hs làm.
? Hãy cho biết các câu trong đoạn trích sau có phải đều là các câu cảm thán không? Vì sao?
? Phân tích tình cảm cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây? Xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
? Đặt câu cảm thán bộc lộ cảm xúc?
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1. Ví dụ: sgk/43
2.Nhận xét
*Các câu cảm thán là:
a . Hỡi ơi lão Hạc !
b . Than ôi !
- Đặc điểm hình thức: có các từ cảm thán " hỡi ơi, than ôi ..."
- Chức năng: bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói( người viết ).
- Không sử dụng câu cảm thán vì các văn bản đó là các văn bản khoa học, hành chính - công vụ nên phải dùng ngôn ngữ trung hoà, lô - gích nên không phù hợp với ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc của câu cảm thán.
- Dấu !, ... sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh ntn ?
? Em có nhận xét gì về cách cư xử của nhà cầm quyền ?
? Tác giả kết thúc đoạn bằng niềm tin ntn ? Tác dụng ?
II- Đọc- tìm hiểu chi tiết ( Tiếp)
2. Chế độ lính tình nguyện.
- Nhan đề mang ý nghĩa trào phúng một cách tự nhiên vì “tình nguyện” là tự giác, là không bị bắt buộc, là sẵn sàng phấn khởi ra đi, nhưng ở đây phải hiểu theo nghĩa ngược lại.
- Thoạt tiên tóm người nghèo khoẻ
- Sau đến con nhà giàu, nếu không muốn đi lính phải xì tiền ra
- Ăn tiền công khai từ việc tuyển quân, tự do làm tiền không còn luật lệ
- Là cơ hội làm giàu cho bọn quan chức trên tính mệnh người bản xứ, là cơ hội củng cố địa vị thăng quan tiến chức, tỏ lòng trung thành
- Tìm mọi cơ hội để chốn thoát, tự làm cho mình nhiễm phải những bệnh nặng nhất ( đau mắt toét chảy mủ... chất độc)
- Không dựa trên sự tình nguyện nào, gây thêm nhiều bệnh tất nguy hiểm
- Các bạn tấp nập đầu quân kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ
- Tốp thì bị xích tay.... những vụ bạo động ở Sài Gòn, Biên Hoà
=> Vạch trần thủ đoạn lừa gạt tàn nhẫn của chính quyền thực dân đối với người bản xứ
- Tôn trọng sự thật khách quan, đồng thời mỉa mai châm biếm khi vạch trần sự thật về lính tình nguyện
3. Kết quả của sự hi sinh.
- Nhà cầm quyền im bặt như có phép lạ.
- Những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do lại trở thành giống người bẩn thỉu.
- Họ bị lột hết của cải, bị kiểm soát đánh đập vô cớ, cho ăn như cho lợn ăn, bị xếp xuống hầm tàu chật chội bẩn thỉu, thiếu khí.
- Trong bài diễn văn họ bị đối xử: bây giờ không cần nữa, cút đi.
- Họ còn được cấp môn bài đi bán thuốc phiện.
- Bên ngoài thể hiện sự quan tâm nhưng thực chất là lừa dối, nham hiểm, độc ác của thực dân Pháp. Đó là lời kết án đanh thép.
- Thể hiện niềm tin, mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao động bản xứ, vừa bước đầu nêu ra con đường đấu tranh cách mạng.
- Tác dụng: tố cáo, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của thực dân Pháp.
? Hãy tổng kết lại cách lập luận của văn bản ?
? Từ đó hãy cho biết văn bản đề cập đến nội dung chính gì ?
GV cho HS đọc tại lớp
III Tổng kết.
- Ghi nhớ SGK/92
IV- Luyện tập: Đọc chính xác, diễn cảm văn bản “ Thuế máu”
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Hãy nhận xét về các yếu tố biểu cảm và tự sự trong đoạn trích ?
 - Gv nhấn mạnh trọng tâm bài .
 - Học bài, nắm nội dung toàn bài
 - Tìm hiểu trước bài: Hội thoại.
____________________________________________
Tiết 107 Ngày soạn: 16/ 02/ 2010
Tiếng việt:
 Hội thoại
A. Mục tiêu
	- Hs nắm được vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại.
	- Rèn kỹ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại.
	- Giáo dục ý thức sử dụng đúng các vai trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học.
- Tổ chức.
 - KTBC: ? Nêu các cách thực hiện hành động nói?
 - Bài mới:
- Hs đọc và quan sát ví dụ trong SGK
? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ gì ? Ai ở vai trên, ai ở vai dưới ?
? Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách ?
? Tìm các chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng cố kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép ?
? Vì sao bé Hồng phải làm như vây ?
? Qua nhận xét trên em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì ?
? Lấy ví dụ minh hoạ?
I. Vai xã hội trong hội thoại.
1. Ví dụ. SGK/ 92-93
2. Nhận xét.
- Quan hệ giữa hai nhân vật trong đoạn trích là mối quan hệ gia tộc, người cô là vai trên, bé Hồng là vai dưới.
- Cách cư xử của người cô có 2 điểm đáng chê trách:
Với vai trong quan hệ gia tộc, người cô đã xử sự không đúng với thái độ chân thành, thiện chí của tình cảm ruột thịt.
Với tư cách là người lớn tuổi, vai bề trên, người cô đã không có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em.
* Các chi tiết:
-Tôi cúi đầu không đáp... Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất ... cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng.
- Vì Hồng biết mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên
*. Ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ
- Ví dụ: quan hệ bạn bè, trên dưới, dưới trên, nhân viên- lãnh đạo.
? Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQT đối với binh sĩ dưới quyền?
- Hs đọc yêu cầu bài tập
? Hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật trong cuộc hội thoại trên?
? Thuật lại cuộc trò chuyện, phân tích vai xã hội?
II. Luyện tập.
Bài 1
*Các chi tiíet trong bài “Hịch tướng sĩ”:
- Nghiêm khắc: nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn ...
- Khoan dung: nếu ác ngươi biết chuyên tập sách này ... nghịch thù.
Bài 2
a. Xét về địa vị xã hội: ông giáo có vị thế cao hơn một người nông dân như Lão Hạc, nhưng xét về tuổi tác thì Lão Hạc lại là người bề trên.
b. Ông giáo thưa gửi với lão Hạc bằng những lời ôn tồn, nhã nhặn, thân mật: nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai ... ông gioá gọi lão hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là ông con mình ( kính trọng ), xưng tôi ( bình đẳng).
c. Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), xưng hô gộp hai người là chúng mình (thể hiện sự chân tình). Tuy nhiên lão cũng luôn ý thức được một khoảng cách giữa mình với người đối thoại nên lão chỉ cười đưa đà, cười gượng và khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo.
Bài 3
- Cuộc trò chuyện có nội dung lành mạnh, biết dựa vào kiến thức đã học được và kinh nghiệm từ bài tập 1 -2 để phân tích vai xã hội, cách cư sử những người tham gia cuộc trò chuyện ấy
D. Củng cố - Hướng dẫn.
 ? Vai xã hội trong hội thoại là gì ?
 ? Nêu một cuộc hội thoại có vai ngang bằng về tuôit tác ?
 - Học và nắm chắc lý thuyết.
 - Tìm hiểu trước bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Tiết 108 Ngày soạn: 19/02/2010
Tập làm văn
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
A. Mục tiêu 
	- Hs hiểu được biểu cảm là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bài văn nghị luận, nó giúp cho nghị luận có sức lay động, truyền cảm tới người đọc. Đồng thời nắm được những yêu cầu và biện pháp cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn.
	- Rèn kỹ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận một cách có hiệu quả mà không phá vỡ lô gích của lập luận.
	- Giáo dục ý thức đưa yếu tố biểu cảm trong khi viết văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị.
- GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu.
- HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi sgk
C. Tiến trình dạy - học.
- Tổ chức.
 - KTBC: ? Khi trình bày luận điểm chú ý vấn đề gì?
 - Bài mới: 
- Hs đọc ví dụ.
? Hãy tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong bài văn trên ?
? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, bài này có giống với “ Hịch tướng sĩ ” Trần Quốc Tuấn không ?
? Cả hai bài là văn nghị luận chứ không phải văn biểu cảm , vì sao ?
? Hãy so sánh đối chiếu hai cột trong bảng và nêu nhận xét ?
? Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì ?
? Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
? Làm thế nào để phát huy hết các tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
? Khi sử dụng yếu tố biểu cảm cần chú ý vấn đề gì ?
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
1. Bài văn: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Nhận xét.
- Những từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai có, ai cũng phải ...
- Câu cảm thán:
Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc.
Hỡi đồng bào chúng ta phải đứng lên.
Hỡi anh em ... dân quân.
Thắng lợi nhất định về dân tộc ta. Việt nam độc lập và thống nhất muôn năm ! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
- Giống: có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.
- Vì cả hai tác phẩm được viết không phải nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận: nêu luận điểm, trình bày các luận cứ để bàn luận, giải quyết vấn đề, tác động mạnh tới trí tuệ của người đọc để họ phân biệt được đúng sai, hành động và cách sống. 
- ở đây biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ, làm cho lý lẽ thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn người đọc, làm cho bài văn nghị luận trở nên thấm thía, thuyết phục hơn.
- Quan sát đối chiếu ta thấy:
+Cột 1: không có từ ngữ biểu cảm, không có câu cảm thán tức là không có yếu tố biểu cảm nên chỉ đúng mà chưa hay.
+Cột 2 có những từ ngữ biểu cảm, có nhiều câu biểu cảm tức là có yếu tố biểu cảm nên vừa đúng vừa hay.
=> Tác dụng: làm cho bài văn nghị luận không khô khan, dễ gây xúc động, truyền cảm hấp dẫn người nghe.
*. Ghi nhớ.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Người viết phải thật sự xúc động trước những điều đang nói, đang viết, đang bàn luận, tình cảm phải xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim người viết.
- Không được phá vỡ mạch lập luận mà phải hoà vào luận cứ, luận chứng làm nổi bật và khắc sâu luận điểm trong lòng người nghe.
II. Luyện tập
Bài 1
- Gv yêu cầu hs lập bảng để tìm hiểu yếu tố biểu cảm, biện pháp biểu cảm và tác dụng của nó trong phần 1 của văn bản “ Thuế máu ”.
Biện pháp biểu cảm
Dẫn chứng
Tác dụng nghệ thuật
Giễu nhại đối lập
- Tên An nam mít, tên da đen bẩn thỉu, >< những đứa con yêu, những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.
- Phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của thực dân Pháp một cách rõ nét và nổi bật, gây cười châm biếm sâu cay.
Từ ngữ hình ảnh mỉa mai, giọng điệu tuyên truyền giả dối của bọn thực dân
- Người bản xứ đươc chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn ngư lôi, được xuống đáy biểu để bảo vệ những loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu thơ mộng
- Ngôn từ đẹp đẽ, hào nhoáng không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt tạo tiếng cười châm biếm sâu cay.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ và trả lời.
- Đoạn văn đã thể hiện cảm xúc, nỗi buồn và khổ tâm của một người thầy chân chính và tâm huyết trước nạn học vẹt và học tủ trong Ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc tự nhiên, chân thật, viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy khi phân tích lý lẽ và dẫn chứng vẫn thấy nói lên một nỗi lòng, lo lắng cần chia sẻ, tâm sự, nhắc nhở, khuyên nhủ.
- Những từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu tâm tình thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện ... luôn thể giãi bày... Nỗi buồn thứ nhất là ... nói làm sao cho các bạn hiểu ... nhấm bút, lôi thôi bày đặt, học thuộc như con vẹt ...
- Hiệu quả: người nghe, người đọc tin, phục, thấm thía.
D. Củng cố - Hướng dẫn
 ? Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?	
 - Học và nắm chắc phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập 3.
 - Xem trước: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm...

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8(36).doc