Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Văn bản Ông Đồ - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Văn bản Ông Đồ - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.

- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

 Yêu quý và trân trọng biết ơn người đã dìu dắt giúp đỡ mình.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 7675Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 78: Văn bản Ông Đồ - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 01/ 2011
Ngày giảng: 11/ 01/ 2011
Bài 20
Tiết 78 văn bản: Ông đồ
 Vũ Đình Liên
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ
 Yêu quý và trân trọng biết ơn người đã dìu dắt giúp đỡ mình.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1.Kĩ năng giao tiếp
2.Kĩ năng tư duy sáng tạo
3.Kĩ năng tự quản bản thân
4. Kĩ năng tự nhận thức 
III. chuẩn bị
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo, phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( động não, nêu câu hỏi); thảo luận nhóm( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1’)
2. Kiểm tra đầu giờ ( 5’)
H. đọc khổ 1+ 2 của bài thơ “ Nhớ rừng” và cho biết nội dung văn bản thể hiện?
- Học sinh đọc đúng bài thơ
- Nội dung: mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên nỗi chán ngán, u uất, nhục nhã và khát vọng tự do của người dân nô lệ.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động ( 1’)
Ông đồ là người dạy chữ nho xưa, thầy đồ mỗi dịp tết đến thường được nhiều người thuê viết chữ và câu đố để treo trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử PK bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng dụng, ngày tết không còn ai chơi chữ và sắm câu đối, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ đầu tiên của phong trào thơ mới đã viết lên bài thơ để nói lên điều ấy
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung
Hoạt động 1. đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
- Đọc diễn cảm văn bản
- Trình bày được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm
- Sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.
GV HD học sinh đọc: nhẹ nhàng, diễn cảm, ngắt đúng nhịp thể thơ ngũ ngôn
- GV đọc mẫu
- HS đọc, nhận xét
- GV nhận xét và uốn nắn
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
H. Nêu xuất xứ của tác phẩm?
H. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
GV: thể thơ ngũ ngôn phù hợp với việc diễn tả tâm tình sâu lắng, có khả năng biểu hiện phong phú, có thể miêu tả, tự sự và triết lí
H. Hãy cho biết trong văn bản chú thích nào theo em khó và quan trọng? Vì sao?
- HS trả lời , gv chốt
H. bài thơ có thể chia làm mấy phần và nội dung từng phần?
3 phần
- Khổ 1+2: Hình ảnh ông đồ thời xưa
- Khổ 3+4: Hình ảnh ông đồ thời nay
- Khổ 5: Nỗi lòng của tác giả
Hs đọc khổ 1+2
H/ Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong hai khổ thơ đầu như thế nào?
- Mỗi khi tết đến, lại ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bày bên hè phố đông người qua lại như góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường.
H. sự lặp lại của thời gian? “ Mỗi nămnở và con người “ lại thấygià” với hành động “ bày qua” có ý nghĩa gì?
- Miêu tả sự đều đặn, giữa cảnh sắc ngày tết – mùa xuân với ông đồ viết chữ nho
H. Khổ thơ 1 gợi lên một cảnh tượng như thế nào?
- Một cảnh tượng hài hòa giữa thiên nhiên và con người, con người với con người.
H. ý chính của khổ thơ 2 là gì?
- Ông đồ viết chữ nho
H. Tài viết chữ của ông đồ được diễn tả qua những câu thơ nào?
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng bay”
H. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ này? tác dụng?
- Nét chữ mang vẻ đẹp, phóng khoáng, bay bổng cao quý sinh động
H. Mọi người có thái độ như thế nào trước tài hoa của ông?
- Quý trọng mến mộ tài năng của ông
H. Qua 2 khổ thơ đầu em có suy nghĩ gì về hình ảnh ông đồ
- Ông đồ trở thành hình ảnh không thể
H. Đằng sau những lời thơ tái hiện hình ảnh ông đồ xưa em hiểu thêm gì về cảm xúc của người viết lời thơ này?
HS đọc khổ 3+4
H. Hai câu thơ đầu khổ 3 cho thấy điều gì?
- thú chơi chữ, chơI câu đố giảm dần, mọi người vẫn đi lại đông đúc trên phố phường nhưng chẳng mấy ai đến thuê viết, mua chữ
H.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ đầu? Tác dụng?
- nghệ thuật nhân hóa diễn tả nỗi tủi sầu, của giẩy mực, bút, nghiên, ông đồ
H. Qua hai câu thơ “ ông đồhay” em hình dung ra cảnh tượng như thế nào? 
- ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, đường phố vẫn đông người qua lại, nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông, ông đồ bị lãng quên
H. Hình ảnh “ lá vàng” “ mưa bụi” giúp chúng ta hình dung về tư thế và tâm trạng của ông đồ như thế nào?
GV: hai câu thơ mượn cảnh ngụ tình, tả cảnh nói cõi lòng lá vàng rơi trên những tờ giấy dành để viết câu đố của ông nhưng vì ế khách tờ giấy đã hứng đầy lá vàng rơi ông cũng bỏ mặc, mặc dù chỉ là mưa bụi mà sao ảm đạm, lạnh lẽo, đó là mưa trong lòng người, cả đất trời cũng ảm đạm buồn theo ông đồ
Đọc khổ thơ cuối
H. cảnh mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt?
- Kết thúc đầu cuối tương ứng( hai cảnh tương phản sâu sắc, cùng miêu tả cảnh ông đồ ngồi bên hè phố ngày tết
+ Khổ 1+ 5 đều có hình ảnh hoa đào nở
+ Khổ 5 không còn hình ảnh ông đồ
H. Những người muôn năm cũ là ai?
- Những nhà xưa
H. Nghệ thuật ở câu thơ cuối và tình cảm gì của tác giả? 
Hai câu cuối là câu hỏi tu từ, lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng ông đồ xưa, từ đó tác giả bâng khuâng xót xa nghĩ đến những người muôn năm cũ không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi tu từ gieo vào lòng người đọc nỗi buồn day dứt, nhớ tiếc khôn nguôi. lòng thương cảm cho những nhà nho danh giá một thời nay bị lãng quên
Hoạt động 2. Rút ra ghi nhớ
* Mục tiêu
- Trình bày được những đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản
H. Qua tìm hiểu văn bản em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
- Viết theo thể thơ ngũ ngôn
- Xây dựng hình ảnh đối lập
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm và kể
- Lời thơ tràn đầy cảm xúc
H. Em hiểu gì về nội dung mà văn bản thể hiện?
- HS trả lời
- HS đọc ghi nhớ sgk.
H. Theo em văn bản có ý nghĩa gì?
- Khắc họa hình ảnh ông đồ thể hiện niềm tiếc nuối cho những giá trị văn hóa đang bị tàn phai.
33’
4’
I. đọc và thảo luận chú thích
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a.Chú thích*
- Tác giả:
+ Vũ Đình Liên (1913- 1996)
Là một trong lớp nhà thơ đầu tiên trong phong trào thơ mới
+ Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
- Tác phẩm
+ Ông đồlà bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. 
+ Thể thơ: ngũ ngôn
b. Các chú thích khác
5, 7
II. Bố cục
3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh ông đồ thời xưa
- Xuất hiện vào dịp tết với sắc hoa đào nở, không khí tưng bừng náo nhiệt. 
- Ông đồ trở thành hình ảnh không thể thiếu trong dịp tết đến xuân về, hình ảnh ông đồ làm nên nét đẹp truyền thống dân tộc. Ông được mọi người quý trọng và mến mộ
2. Hình ảnh ông đồ thời nay
 Vẫn bằng nghệ thuật miêu tả, kể và biểu cảm tác giả cho thấy thời gian tuần hoàn, mùa xuân trở lại hoa đào vẫn nở, phố phường vẫn đông vui nhưng cuộc đời đã thay đổi ông đồ đã bị lãng quên, cô đơn, lạc lõng. 
3. Nỗi lòng của tác giả
 Bằng việc xây dựng những hình ảnh đối lập, tác giả đồng cảm với nỗi lòng tê tái của ông đồ, tiếc thương cho một thời đại văn hóa đã đi qua. Sự mai một những giá trị truyền thống được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc.
IV. ghi nhớ
- NT
- ND
4. Củng cố ( 1’)
H. Qua tìm hiểu văn bản em có suy nghĩ gì trong việc duy trì và bảo vệ vốn văn hóa truyền thống dân tộc ở địa phương?
- HS trả lời , GV chốt kiến thức
5. Hướng dẫn học tập( 1’)
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài: Nhớ rừng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 78.doc