Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 tuần 20: Khi con tu hú _Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 tuần 20: Khi con tu hú _Tố Hữu

KHI CON TU HÚ

 _TỐ HỮU_

A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:

 I)Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu .

- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( thiên nhiên;cái đẹp của cuộc đời tự do )

- Niềm khác khao cuộc sống tự do ,lí tưởng cách mạng của tác giả .

II) Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù .

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ :tháy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả .

-Kỹ năng kiên định .

III)Thái độ:học sinh có thái độ trân trọng cuộc sống hơn khi được sống cuộc sống tự do .

 B/CHUẨN BỊ:

I/Giáo viên:thước kẻ bảng,ảnh chân dung của nhà văn Tố Hữu,tài liệu tham khảo liên quan.

II/Học sinh:trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 tuần 20: Khi con tu hú _Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8a1 ngày dạy
3/1/2011
Lớp 8a2 ngày dạy
4/1/2011
KHI CON TU HÚ
 _TỐ HỮU_
A/MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Qua tiết học giúp cho học sinh:
	I)Kiến thức: 
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu .
- Nghệ thuật khắc họa hình ảnh ( thiên nhiên;cái đẹp của cuộc đời tự do )
- Niềm khác khao cuộc sống tự do ,lí tưởng cách mạng của tác giả .
II) Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù .
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ :tháy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả .
-Kỹ năng kiên định . 
III)Thái độ:học sinh có thái độ trân trọng cuộc sống hơn khi được sống cuộc sống tự do .
 B/CHUẨN BỊ:
I/Giáo viên:thước kẻ bảng,ảnh chân dung của nhà văn Tố Hữu,tài liệu tham khảo liên quan.
II/Học sinh:trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
C/TIẾN TRÌNH BÀI MỚI: 
I/ Kiểm tra bài cũ :( 5 phút )
1)Đọc thuộc lòng bài thơ quê hương ?Phân tích lại cảnh dân chài ra khơi đánh cá ?
2)Phân tích lại cảnh thuyền cá về bến ?
3)Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
II/ Bài mới:
Hoạt động 1 Giới thiệu bài mới: :( 3 phút )
 Tố Hữu là nhà thơ tham gia vào phong trào hoạt động CM rất sớm ,ở lứa tuổi 18 ông bắt gặp lí tưởng cộng sản .Nhà thơ đã hình dung con đường CM tràn đầy niềm vui và ánh sáng,
Ô vui quá !Rộn ràng trên vạn nẻo
Bốn phương trời và sau dấu muôn chân
Cũng như tôi tất cả tuổi đang xuân
Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng
Đang say mê yêu đời với niềm vui phơi phới ,bỗng bị bắt và nhốt trong phòng giam cách biệt hoàn toàn với bên ngoài .Người cách mạng ấy thật ngột ngạt không chịu nổi.
Cô đơn thay là cảnh thân tù
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăng náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu
Và bài thơ “Khi con tu hú “cũng ra đời sau bài “Tâm tư trong tù”ít tháng,trong cùng cảnh ngộ ,cùng cảm xúc tâm trạng .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2:Tìm hiểu chung: :( 10 phút )
Gv:Qua chú thích em hãy rút ra những ý chính về tác giả ?
(bị bắt giam 4/1939 )
Gv: nhà thơ có những tác phẩm tiêu biểu nào ?
Gv:Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?bài thơ thuộc thể thơ gì ?
Gv:Hướng dẫn cho học sinh đọc:Giọng vui ở 6 câu đầu ,giọng bực bội ở 4 câu cuối. 
Gv:Em hãy chia đoạn và tìm ý chính của từng đoạn ? 
Hs:Tác giả lớn lên trong cao trào mặt trận dân chủ do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo .
Hs:Tập thơ”từ ấy”1937-1946;Việt Bắc 1946-1954;Ra trận 1962-1971;Máu và hoa 1972-1977; Một tiếng đờn 1979-1992
Hs:Tháng 7 /1939 tại nhà lao “Huế” – thể thơ lục bát.
Hs:Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
Hs: đoạn 1:6câu đầuècảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng
 - đoạn 2:4 câu còn lạiètâm trạng của người tù cách mạng.
I/ Giới thiệu chung :
1)Tác giả :
- Tố Hữu(1920-2002)là nhà thơ lớn tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại.
- Sau CMT8 ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca CM và kháng chiến.
2)Tác phẩm:
- Khi con tu hú sáng tác tháng 7/1939 khi bị bắt tại nhà lao thừa phủ “Huế’.
-Thể thơ : lục bát.
Hoạt động 3:Tìm hiểu chi tiết bài thơ : :( 20 phút )
Gv:Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào ?
Gv:Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ ?
Gv:Cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu đầu như thế nào ?
Gv:những chi tiết nào diễn tả tâm trạng đó ?
Gv:Từ khung cảnh mùa hè này em có nhận xét gì về tác giả ?
Gv:Tâm trạng của tác giả (người tù )khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và cuối khác nhau như thế nào ?Vì sao ?
Gv:Tìm những từ ngữ thể hiện tâm trạng đau buồn ngột ngạt của nhà thơ ?
Gv:Cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào ?
Gv:Cho hs so sánh tiếng chim tu hú ở đầu đoạn và cuối đoạn ,giống và khác nhau như thế nào ?
Gv:Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ ?
Hs:Là một vế phụ của một câu trọn ý”Khi con tu hú gọi bầy “àlà tín hiệu của mùa hè rực rỡ với sự sống tưng bừng và tự do .
Hs:Vì nhà thơ đang bị giam cầm cách biệt với thế giới bên ngoài đầy sức sống ,nhà thơ cảm thấy ngột ngạt vì mất tự do muốn thoát ra ngoài bằng mọi cách để trở về với cuộc đời tự do để hoạt động cách mạng.
Hs:Tác giả tưởng tượng cảnh mùa hè bên ngoài dạt dào sức sống,trẻ trung ,rộn rã.
Hs:Trái ngọt;tiếng ve ran;lúa chim chín vàng;trời cao rộng với cánh diều
Hs:Đây là sự cảm nhận mãnh liệt tinh tế của 1 tâm hồn trẻ trung yêu đời nhưng mất tự do và khát khao tự do đến cháy bỏng .
Hs:Nếu như cảnh trên là tưởng tượng thì đoạn cuối là cảnh thật được nhà thơ bộc bạch trực tiếp .(đau khổ;uất ức;ngột ngạt )
Hs:Từ ngữ :đạp tan phòng;chết uất;ngột;ôi;thôilàm sao àcác động từ và thán từ diễn tả tâm trạng.
Hs:Nghệ thuật tả cảnh để bộc lộ tình cảm.(cảnh thì đẹp dạt dào,sức sống;tình thì sôi nổi sâu sắc,da diết.Ngoài ra còn có biện pháp tu từ,hoán dụ,liên tưởng thể thơ lục bát đem lại sự mềm mại ,uyển chuyển linh hoạt)
Hs:Giống:đều là tiếng gọi khát khaocuar tự do .Khác:tiếng kêu đầu là liên tưởng,sau là thực.
Hs: Đọc ghi nhớ 
II/ Phân tích :
1)Bức tranh mùa hè :(6 câu đầu )
- Cảnh vật đất trời rộng lớn tràn trề sức sống.
- Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè:tiếng ve ,lúa chim chin vàng,trái cây ngọt dần,nắng đào,diều sáo chao lượn 
ðBức tranh mùa hè rộn rã âm thanh,rực rỡ màu sắc ,ngọt ngào hương vị của quê hương.
2)Tâm trạng của người tù cách mạng:4 câu cuối 
- Tâm trạng đau khổ ,uất ức,ngột ngạt được nhà thơ trực tiếp bộc lộ bằng những động từ chỉ hành động:đạp,ngột.uất..
- Các thán từ:ôi ,thôi,làm saodiễn tả cảm giác ngột ngạt cao độ và niềm khát khao cuộc sống cháy bỏng của tác giả .
III/ Tổng kết:
Ghi nhớ /SGK/ 20.
III/Hoạt động 4 củng cố: :( 4 phút )
1/Phân tích lại cảnh bức tranh mùa hè như thế nào ?
2)Tâm trạng của tác giả như thế nào qua 4 câu thơ cuối ?
3)Nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
4)Đọc diễn cảm lại bài thơ ?
IV/Hoạt động 5 DẶN DÒ VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI: :( 3 phút )
_ Hs:Xem lại bài cũ + thuộc lòng ghi nhớ+ thuộc lòng bài thơ.
_Hs: Soạn bài”Câu nghi vấn (tt) ”
_Đọc VD(a,b,c,d)SGK/21 trả lời .
+Trong các ví dụ trên,câu nào là câu nghi vấn ?Những câu đó có dùng để hỏi không ?Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì ?
+Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trên ?
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van(5).doc