Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 bài 21: Văn bản: Khi con tu hú - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 bài 21: Văn bản: Khi con tu hú - Tố Hữu

TIẾT 78 VĂN BẢN

KHI CON TU HÚ

- Tố Hữu -

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm nhận và phân tích bài thơ theo đúng yêu cầu tiết học.

 c) Về thái độ: Có thái độ trân trọng những vị cách mạng tiền bối của đất nước.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sách bình giảng văn 8 - nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, sách bình giảng văn 8 - vở ghi - đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 78 bài 21: Văn bản: Khi con tu hú - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 78 VĂN BẢN
KHI CON TU HÚ
- Tố Hữu -
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm nhận và phân tích bài thơ theo đúng yêu cầu tiết học.
	c) Về thái độ: Có thái độ trân trọng những vị cách mạng tiền bối của đất nước.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, sách bình giảng văn 8 - nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, sách bình giảng văn 8 - vở ghi - đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương? Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của bài thơ?
	Đáp án: - HS đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ (5 điểm).
	- Bài thơ tám tiếng với những vần thơ bình dị, gợi cảm có nhiều hình ảnh sáng tạo thú vị, lãng mạn, bay bổng giàu sức truyền cảm (2.5 điểm).
	- Bài thơ vẽ nên một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng chài ven biển và cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ (2.5 điểm).
* Vào bài (1’): Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiên phong, là người đã có công đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Con đường thơ của ông luôn đồng hành với con đường cách mạng Tiết văn hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ Khi con tu hú một trong những bài thơ xuất sắc thuộc mảng thơ ca trong tù của Tố Hữu nói riêng và của thơ ca cách mạng giai đoạn 1930-1945 nói chung.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (8’)
	1. Vài nét về tác giả, tác phẩm
	GV: Gọi HS đọc phần chú thích * SGK. T. 19)
	?TB: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu?
	Ghi:- Tố Hữu (1920 – 2002) tên là Nguyễn Kim Thành, quê Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà thơ lớn, tiêu biểu của nền văn học cách mạng đương đại, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
	GV: Tố Hữu là nhà thơ lớn tiêu biểu cho nền văn học cách mạng Việt Nam đương đại. Ngay từ tác phẩm đầu tay, thơ ông đã được soi sáng bởi lí tưởng cộng sản và hướng đến vấn đề xã hội rộng lớn. Khi bị tù đày, thơ Tố Hữu là lời tâm niệm của người chiến sĩ trẻ trung thành với lí tưởng; nhiều bài thơ đã vượt song sắt nhà tù bằng nhiều hình thức để cổ vũ tinh thần đấu tranh bên ngoài. Thơ Tố Hữu có sức truyền cảm mạnh mẽ do tiếp thu tinh hoa của nền thơ dân tộc. Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu là Thơ mới.
	?TB: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
	- Bài “Khi con tu hú” sáng tác tháng 7.1939, khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
	GV: Khi Tố Hữu là một thanh niên ở tuổi 18 (1938) có ý thức yêu nước, đang “băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời” thì bắt gặp lí tưởng cộng sản, người thanh niên đó sung sướng vô biên, tham gia cách mạng, say sưa hoạt động cách mạng yêu đời, yêu lẽ sống mới với niềm vui phơi phới thì bị bắt giam. Bị nhốt chặt trong phòng giam kín mít. Người chiến sĩ trẻ cảm thấy ngột ngạt không chịu nổi. Bài thơ ra đời trong tâm trạng ấy.
	2. Đọc văn bản
	GV: Bài thơ diễn tả cảnh trời đất vào hè đầy tươi đẹp và tâm trạng bực bội, bức bối vì bị giam cầm của người tù cách mạng. Vì vậy 6 cầu đầu đọc với giọng sôi nổi, rộn ràng; 4 câu cuối nhịp mạnh chú ý ngắt đúng nhịp ngắt bất thường: 6/2 (câu bát), 3/3 (câu lục) nhấn giọng các từ ngữ “đạp tan phòng, chết uất thôi” và những từ ngữ cảm thán (ôi, thôi, làm sao).
	GV: Gọi 2 HS đọc, GV nhận xét, uốn nắn.
	?KH: Em có nhận xét gì về thể loại, hình thức bài thơ?
	HS: Bài thơ làm theo thể lục bát, hiệp vần nhịp nhàng giữa câu 6, 8. Bài thơ uyển chuyển, giàu âm hưởng có nhiều khả năng chuyển tải cảm xúc trữ tình.
	?KH: Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần thế nào?
	HS: Chia làm 2 phần. Sáu câu đầu=> Cảnh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng. Bốn câu cuối=> Tâm trạng của người chiến sĩ trong nhà tù.
	?G: Em hiểu thế nào về nhan đề của bài thơ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ?
	HS: Khi con tu hú chỉ là vế phụ của một câu trọn ý. Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài. Chúng ta có thể đặt một câu văn trọn vẹn để khái quát nội dung bài thơ: Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.	
	GV: Tiếng chim tu hú là một hoán dụ, giá trị liên tưởng của tiếng chim tu hú được gợi lên ngay từ đầu bài thơ. Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng, của trời cao lồng lộng, tự do vì vậy, tiếng chim đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù. Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo mạch cảm xúc đó.
	II. PHÂN TÍCH (25’)
	GV: Gọi HS đọc 6 câu thơ đầu, yêu cầu nêu nội dung 6 câu đó.
	1. Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng (13’)
	?TB: Cảnh trời đất vào hè hiện ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
	?KH: Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ?
	HS: Chọn lọc những chi tiết đặc sắc của mùa hè, sử dụng những động từ mạnh “dậy, lộn nhào”, những tính từ miêu tả “chín, ngọt, đầy, rộng, cao,” để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè.
	?G: Vậy, tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một khung cảnh như thế nào?
	HS: Sáu câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt, Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do
	Ghi: Cảnh thiên nhiên vào hè đầy sống động, tươi vui, rộn ràng, khoáng đạt.
	?G: Trong cảnh thân tù, người tù ấy vẫn có những cảm nhận về mùa hè như vậy, gợi cho em suy nghĩ gì?
	HS: Người tù trẻ tuổi này có sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột cháy lòng.
	GV: Chính vì vậy, người chiến sĩ cảm thấy vô cùng ngột ngạt trong phòng giam.
	GV: Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối.
	?TB: Nêu nội dung bốn câu thơ cuối?
	2. Tâm trạng người tù cách mạng (12’)
	?TB: Tâm trạng người tù cách mạng được diễn tả qua những câu thơ nào?
- Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
	?KH: Điểm đặc sắc của 4 câu thơ cuối này là gì?
	HS: Cách ngắt nhịp bất thường: câu bát nhịp 6/2, câu lục nhịp 3/3. Sử dụng nhiều từ ngữ mạnh (đạp tan phòng, chết uất), từ ngữ cảm thán: ôi, thôi, làm sao, các dấu chấm cảm.
	?G: Cách biểu hiện ấy, giúp ta thấy tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc này ra sao?
	HS: Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt được tác giả nói lên trực tiếp, sự uất ức đến tột cùng và cảm giác ngột ngạt cao độ, bực bội đến điên người không nén nổi cứ trào ra của người tù khi bị giam giữ giữa bốn bức tường lạnh lẽo, tối tăm. Thể hiện niềm khao khát cao độ muốn thoát ra khỏi nơi này, khao khát mãnh liệt hướng về cuộc đời tự do và sự sống bên ngoài.
	Ghi: Tâm trạng bực bội, ngột ngạt cao độ và niềm khao khát mãnh liệt tự do.
	?G: Mở đầu bài thơ và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú kêu, em suy nghĩ gì về điều này?
	HS: Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ gợi ra cảnh tượng trời đất bao la tưng bừng sức sống khi vào hè còn tiếng chim tu hú phần cuối bài lại gợi niềm chua xót, đau khổ cho người tù trẻ tuổi đang khao khát tự do. Đó là kết cấu đầu cuối tương ứng, tạo được một hiệu quả nghệ thuật cao, gây ám ảnh day dứt người đọc. Nhưng cả hai câu tiếng chim đều giống như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình – người tù cách mạng trẻ tuổi.
	?KH: Hãy đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
	III. TỔNG KẾT – GHI NHỚ (5’)	
	Ghi:- Sử dụng điêu luyện thể thơ lục bát, bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt khi dằn vặt u uất rất phù hợp với chủ đề bài thơ.
	- Bài thơ thể hiện lòng khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trẻ trong cảnh ngục tù.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 20.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Khái quát lại kiến thức toàn bài: Bài thơ gồm 2 đoạn: tả cảnh (trời đất vào hè) và tả tình (tâm trạng người tù) gộp thành một chỉnh thể, cả hai đoạn thơ đều rất truyền cảm. Cảnh thì thật đẹp với một loạt hình ảnh quen thuộc vừa đầy ấn tượng, tất cả đều dào dạt sức sống, rất có hồn; tình thì sôi nổi, sâu sắc và da diết. Có được hiệu quả nghệ thuật đó một phần là nhờ thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt. Bài thơ liền mạch, giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán, khi tươi sáng khoáng đạt, khi dằn vặt u uất, rất phù hợp với cảm xúc thơ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ.
	- Tiết tới chuẩn bị bài Câu nghi vấn (tiếp theo). Yêu cầu:
	+ Học thuộc bài câu nghi vấn đã học trong tiết trước.
	+ Đọc kĩ các ví dụ và câu hỏi trong mục III.
	+ Trả lời các câu hỏi trong mục III vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 78 bai 21.doc