Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương -Tế Hanh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương -Tế Hanh

Tuần 20

Tiết 77:QUÊ HƯƠNG

 -Tế Hanh-

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

 -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng,giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ,thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

 -Cảm nhận được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định:

2. KTBC: Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên?Nêu giá trị nội dung,nghệ thuật của bài thơ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77: Quê hương -Tế Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 77:QUÊ HƯƠNG
 -Tế Hanh-
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
 -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng,giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ,thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
 -Cảm nhận được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định:
KTBC: Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên?Nêu giá trị nội dung,nghệ thuật của bài thơ?
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Gọi h/s đọc phần chú thích
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
Hoạt động 2.
Gv hướng dẫn h/s đọc
-Nhịp:3-2-3;3-5
-Giọng đọc:nhẹ nhàng =>nỗi nhớ quê da diết
Gọi 2 h/s đọc bài thơ,gv nhận xét.
?Theo em,bài thơ này có bố cục như thế nào?
-4 phần:
+Phần 1:Hai câu thơ đầu =>giới thiệu quê hương của tác giả.
+Phần 2: Sáu câu thơ tiếp theo => cảnh thuyền chài ra khơi.
+Phần 3:Tám câu tiếp =>cảnh thuyền cá trở về bến.
+Phần 4:Bấn câu cuối =>Nỗi nhớ quê của tác giả.
? Mở đầu bài thơ,tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình như thế nào? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu này?
-Giới thiệu chung về vị trí địa lý, nghề nghiệp: vùng quê sông nước, cách biển nửa ngày sông, dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới.
-Lời giới thiệu mộc mạc, giản dị nhưng rất đầy đủ 
? Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá được miêu tả trong khung cảnh như thế nào? Khung cảnh ấy gợi cho ta cảm giác gì?
-Sớm mai hồng, gió nhẹ,trời trong.
=>không gian bát ngát, rực rỡ ánh bình minh(thời tiết tốt, thuận lợi)
? Trong khung cảnh này, hình ảnh nào nổi bật và đáng chú ý nhất?
-Hình ảnh con thuyền như con tuấn mã
-Hình ảnh cánh buồm trắng như mảnh hồn làng.
=>ng chú ý là vì chúng được miêu tả với nhiều sáng tạo.
? Hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của việc miêu tả con thuyền đánh cá ra khơi?
-Nghệ thuật so sánh:thuyền .như con tuấn mã =>thể hiện trạng thái đầy phấn chấn, mạnh khỏe, ẩn đằng sau là hình ảnh của con người đầy khí thế và hào hứng.
-Nghệ thuật nhân hóa:Cánh buồm ..rướn thân trắng =>cánh buồm như một sinh thể biết cử động và hơn thế nữa , nó mang hồn quê ra biển.Những người dân chài là máu thịt của làng.là một phần linh hồn của làng giờ theo thuyền ra khơi.Cánh buồm trở thành biểu tượng của họ.
GV:Chỉ với sáu câu thơ mà tác giả đã miêu tả thật đặc sắc cảnh thuyền chài ra khơi.Tác giả Hoài Thanh nhận xét: “người nghe thấy những điều không hình sắc,không thanh âm như “mảnh hồn làng”trên “cánh buồm trương””
?Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên nhằm mục đích gì?
Thể hiện bức tranh thiên nhiên tươi sáng cùng với sự khỏe khoắn, dạt dào sức sống của dân miền biển-quê hương của tác giả.
GV:Cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả được miêu tả rất tinh tế, người đọc vừa nắm bắt được cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật.
?Những câu thơ tiếp theo miêu tả sự việc gì?
-Đoàn thuyến đánh cá về bến.
? Cảnh đón đoàn thuyền được miêu tả trong những câu thơ nào?
Ngày hôm sau..
Khắp dân làng..
“Nhờ ơn trời.
Những con cá..
?Tại sao tác giả lại nói “Nhờ ơn trời..”Câu thơ thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
Tiếng reo vui, thở phào nhẹ nhõm, cảm tạ thiên nhiên, trời đất đã giúp đỡ cho chuyến đi biển bình yên.
? Em có cảm nhận gì vế không khí của buổi đón đoàn thuyền về?
Vui vẻ, rộn ràng, thỏa mãn, có cả âm thanh “ồn ào”, màu sắc “bạc trắng”, trạng thái “tấp nập”
? Hình ảnh trai tráng sau chuyến đi biển về được đặc tả ra sao?
làn da ngăm rám nắng
nồng thở vị xa xăm
? Những hình ảnh ấy cho thấy con người ở làng biển có gì đặc biệt?
Khỏe khoắn, giàu sức sống.Hình ảnh vừa chân thực, vừa lãng mạn. Sóng gió, nắng, nước biển in dấu trên làn da, tạo ra cái “vị xa xăm”nồng nàn trên thân thể người trai xứ biển.Vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật khỏe khoắn,thơ mộng.
? Còn chiếc thuyền được tác giả nhắc đến như thế nào sau chuyến đi biển đầy gian nan?
“Chiếc thuyềnnằm
Nghe chất muối thấm dầnvỏ”
? Em có nhận xét gì về bp nghệ thuật ở hai câu thơ này?
Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa.Hai câu thơ là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả.Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm nhận được “sự mệt mỏi say sưa”của con thuyền, cảm nhận được chất muối thấm dần qua từng thớ vỏ.
? Với cách sử dụng những biện pháp nghệ thuật nói trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả đối với làng quê
Con thuyền vô tri vô giác trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Điều này còn thể hiện tác giả là nguời gắn bó sâu nặng với làng quê, con người có tâm hồ nhạy cảm, tinh tế mới viết nên những câu thơ chân thật và xúc động như thế về làng quê của mình.
=>cảnh đoàn thuyền về bến được miêu tả trong không khí như thế nào?
Gv:Nhớ về quê hương của mình, một vùng quê miền biển, tác giả nhớ đến hình ảnh con thuyền, cảnh sinh hoạt đặc thù của người dân miền biển, đồng thời gửi gắm vào đó nỗi nhớ quê của mình.
? Tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong hoàn cảnh nào, những câu thơ nào thể hiện điều đó?
-Xa quê
? Nỗi nhớ của tác giả có gì đặc biệt?
Nhớ những ấn tượng của làng chài, đó là nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn.
? Nỗi nhớ ấy như thế nào?
-Nhớ da diết, khuôn nguôi
Hoạt động 3
?Em có nhận xét gì về những nét nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
-Bài thơ tiêu biểu cho một hồn thơ dung dị đằm thắm của Tế Hanh .Bài thơ làm sống mãi một làng chài với cuộc sống bình dị, chan hòa với thiên nhiên, những chàng trai làng chài khỏe mạnh, những con thuyền và vị nồng mặn rất đặc trưng.
-Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm xen miêu tả.Sự sáng tạo trong hình ảnh thơ:miêu tả rất xác thực nhưng lại có những hình ảnh bay bổng lãng mạn.
Gv gọi h/s đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4
Sưu tầm,chép những bài thơ viết về tình cảm đối với quê hương mà em yêu thích.
I.GIỚI THIỆU
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
II.TÌM HIỂU BÀI THƠ.
1.Đọc
2.Bố cục
3.Phân tích
a/Làng quê tác giả.
-Vùng quê sông nước,dân sống chủ yếu bằng nghề chái lưới.
b/Cảnh dân chài ra khơi đánh cá.
Bức tranh thiên nhiên tươi sáng cùng với sự khỏe khoắn,dạt dào sức sống của dân miền biển-quê hương tác giả.
c/Cảnh thuyền cá về bến.
Đoàn thuyền về bến trong một không khí hết sức rộn ràng,vui tươi thỏa mãn.
d/Nỗi nhớ quê của tác giả.
Nỗi nhớ quê da diết khuôn nguôi.
III.TỔNG KẾT.
Ghi nhớ:Sgk/18.
IV.LUYỆN TẬP.
4.Củng cố:
Cảm nhận của em qua các câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
5.Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ(nắm vững những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ)
-Làm bài luyện tập
-Soạn bài:Khi con tu hú của Tố Hữu

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 77.doc