Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77 bài 19: Quê hương Tế Hanh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77 bài 19: Quê hương Tế Hanh

Đề số 8. Tiết 77 : Bài 19 QUÊ HƯƠNG

 Tế Hanh

A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :

- Kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

 + Thấy được những nét đặc sắc NT của bài thơ.

- Kỹ năng: đọc, phân tích, bình giảng.

- Thái độ: biết yêu quê hương

B. Chuẩn bị

- Giáo viên: bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Học sinh: bài soạn, sách giáo khoa

C. Nội dung và tiến trình tiết dạy.

1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số.

2. Tiến trình tiết dạy:

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 77 bài 19: Quê hương Tế Hanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 8. Tiết 77 : Bài 19 Quê hương
 Tế Hanh
Mục tiêu cần đạt Giúp HS :
- Kiến thức: + Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
 + Thấy được những nét đặc sắc NT của bài thơ.
- Kỹ năng: đọc, phân tích, bình giảng.
- Thái độ: biết yêu quê hương
Chuẩn bị
- Giáo viên: bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Học sinh: bài soạn, sách giáo khoa
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy. 
1.Tổ chức lớp: kiểm tra sĩ số.
2. Tiến trình tiết dạy: 
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy và trò
I.Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Tế Hanh, sinh năm 1921, quê Quảng Ngãi.
- Trước 1945, thơ ông mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
- Ông được tặng giải thưởng HCM về VHNT.
2 Tác phẩm 
a. Đọc.
b. Tìm hiểu từ khó.
c. Xuất xứ: bài thơ rút trong tập “ Nghẹn ngào” (1939)
- Thể thơ: 8 chữ.
- Bố cục : 4 phần
+ 2 câu đầu: giới thiệu chung về làng quê của nhà thơ.
+ 6 câu tiếp: cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai.
+ 8 câu tiếp: thuyền cá trở về bến.
+ 4 câu cuối: nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương. .
II.Phân tích
1. Hai câu đầu: giới thiệu về quê hương.
- Giới thiệu về một làng chài ven biển
- Cách giới thiệu bình dị, tự nhiên, mộc mạc thể hiện tình cảm chân thành.
2. Sáu câu thơ tiếp: cảnh dân làng đi đánh cá.
- Thiên nhiên: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng : không gian đẹp, trong sáng, thơ mộng.
- Hình ảnh so sánh: thuyền - tuấn mã cùng động từ mạnh “hăng, phăng, vượt” đ diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền toát lên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng.
=> Bốn câu thơ vừa là bức tranh phong cảnh tươi sáng, vừa là bức trang lao động đầy hứng khởi, dạt dào sự sống.
- Cánh buồm (cái cụ thể) được so sánh với “mảnh hồn làng” (cái trừu tượng) tạo nên cái hữu hình cho hồn của sự vật: lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng.
=> Cánh buồm là biểu tượng của làng chài.
3. Tám câu tiếp theo: cảnh thuyền cá về bến
- Bốn câu đầu: 
ồn ào, tấp nập: bức tranh đầy niềm vui và sự sống; vui vì ghe đầy cá tươi, vì đoàn tụ 
=> Cảnh sống lao động náo nhiệt đầy niềm vui.
- Bốn câu sau:
+ Dân chài:
 “Làn da rám nắng”: khoẻ khoắn, rắn rỏi nhờ bút pháp tả thực
“cả thân hình nồng thở vị xa xăm”: tiềm ẩn ước mơ, hi vọng thắng lợi của con người trước biển mang sắc thái huyền thoại, lãng mạn nhờ miêu tả sáng tạo.
=> Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn, có tầm vóc phi thường.
+ Con thuyền: “nằm im” (tĩnh): mệt mỏi say sưa, nhưng biết “nghe”, biết cảm nhận (động) nhịp sóng. 
=> Con thuyền vô tri trở nên có một tâm hồn tinh tế. Con thuyền trở thành biểu tượng của tâm hồn dân chài
3. Khổ thơ kết: Nỗi nhớ quê hương
- Nhớ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, cái mùi nồng mặn.
- Tôi luôn nhớ, tôi thấy nhớquá: nỗi nhớ chân thành, tha thiết như được thốt ra từ tim
-> Nhớ những thứ bình thường gần gũi, gắn bó.
III. Tổng kết
1. NT 
- NT biểu cảm và miêu tả sáng tạo.
- Ngôn ngữ đẹp lãng mạn, lựa chọn được những hình ảnh đặc sắc, đặc trưng.
- Đan xen nhiều BPNT: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh độc đáo 
2. ND 
Tái hiện hình ảnh quê hương với thiên nhiên rộng mở, con người cần cù đôn hậu, thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng.
IV. Luyện tập
Đọc diễn cảm.
Phân tích một hình ảnh mà em tâm đắc trong bài.
Hoạt động 1 : Kiểm tra:
Đọc thuộc bài thơ “Ông đồ” và phân tích cái hay của những câu thơ: “Giấy đỏ nghiên sầu ”
HS trả lời
 GV vào bài: tình yêu quê hương đất nước trong Thơ mới có khi đượcthể hiện thật thầm kín như trong “Ông đồ”, cũng có khi lại được thể hiện thật tự hào như trong Quê hương của Tế Hanh
Giới thiệu nét chính về tác giả?
HS trả lời
Ông có các tập thơ “Hoa niên” (1945); “Gửi miền bắc” (1955); “Tiếng sóng” (1960); “Hai nửa yêu thương” (1963); “Khúc ca mới” (1966).
GV hướng dẫn HS đọc: giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý nhịp phổ biến trong bài là 3/2/3 hoặc 3/5.
 Gọi 2 học sinh đọc?
 Nhận xét cách đọc của bạn?
HS nhận xét
GV giải thích từ khó1,2,3,4 trong chú thích.
Xuất xứ của tác bài thơ?
HS trả lời.
GV bổ sung: ông sáng tác khi xa quê hương ra Huế học
 Bài thơ được viết theo thể thơ gì? (8 chữ)
Bố cục của bài thơ có thể chia thành mấy phần? nội dung của từng phần?
HS trả lời
Chuyển ý: chúng ta sẽ phân tích theo bố cục đó
Hoạt động 2 : phân tích VB.
HS đọc hai câu đầu.
 Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu về quê hương mình như thế nào?
 GV bình: ngôi làng có không gian thoáng đãng, mênh mông giữa trời nước.
Nhớ về làng, ấn tượng khó phai trong lòng tác giả là cảnh tượng gì?
HS trả lời: cảnh dân làng đi đánh cá.
Đoàn thuyền ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên ntn?
Hình ảnh chiếc thuyền được miêu tả bằng BPNT gì? Tác dụng của BPNT đó?
Chi tiết nào được tác giả lựa chọn để đặc tả con thuyền ? chi tiết đó độc đáo ntn? 
HS trả lời.
GV: đ hình ảnh giàu ý nghĩa và đẹp đ bút pháp lãng mạn.
Hoạt động 3 : 
 HS đọc tám câu thơ
Tám câu thơ đó, tác giả miêu tả cảnh gì?
HS trả lời: cảnh thuyền cá về bến
- cảnh lao động khi thuyền về.
- hình ảnh con thuyền và người dân chài.
Bức tranh lao động được miêu tả ntn trong 4 câu đầu?
HS trả lời.
Hình ảnh người dân chài và con thuyền được khắc hoạ qua những chi tiết nào?
HS trả lời
GV bình: Người lao động làng chài, những đứa con của biển khơi với nước da nhuộm đầy nắng và gió, thân hình vạm vỡ thấm đẫm vị mặn của biển, nhưng trong họ vẫn tràn trề ước mơ và niềm tin.
Nhà thơ dùng BPNT nài để tái hiện hình ảnh con thuyền?
HS trả lời: nhân hoá
Chuyển ý: Biển và thuyền như hoà làm một tạo nên linh hồn của vùng đất này. Niềm tự hào, niềm yêu biển cùng sự quan sát tài hoa, tinh tế của tác giả đã tạo nên vẻ đẹp diệu kỳ của biển khiến ai đi đâu cũng da diết nhớ.
HS đọc.
Trong xa cách, lòng tác giả nhớ tới những điều gì nơi quê nhà?
HS trả lời
Gv: cái mùi nồng mặn chính là cái hương vị lao động làng chài, là tình quê gắn bó không bao giờ quên được.
Nhớ như thế nào, em thử phân tích cái hay trong nỗi nhớ của tác giả?
Bình: Hình ảnh quê hương trong bài không hề hắt hiu như thường thấy trong những bài Thơ mới mà tươi sáng, khoẻ khoắn, mang hơi thở nồng ấm của sự sống. Yêu và tự hào về quê hương cũng chính là biểu hiện của tinhd yêu đất nước.
Hoạt động 4:
Bài thơ có những nét đặc sắc NT gì nổi bật? 
Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về cuộc sống người dân làng chài và nhà thơ?
Hoạt động 5 : củng cố
E. Dặn dò : 
- Học thuộc 
- Tập phân tích các hình ảnh đặc sắc; 
- Soạn : Khi con tu hú
Đề 8: Tiết 78 : Khi con tu hú
Tố Hữu
A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS :
- Kiến thức: Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
- Kỹ năng đọc, rèn luyện kỹ năng nhận xét, cảm thụ thơ.
- Thái độ: yêu tự do, yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị
- Chân dung tác giả
C. Khởi động
1
2. Bài mới 
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
TG
Nội dung cần đạt
Hoạt động của thầy và trò
I. Tìm hiểu chung
Tác giả
- Tố Hữu (1920 -2002), quê Thừa Thiên Huế.
- Là nhà cách mạng lão thành, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Thơ ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cm và cuộc đời thơ
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 1996).
2 . Tác phẩm
- Đọc.
- Giải thích từ khó:
- Hoàn cảnh sáng tác: tháng 7 năm 1939, trong nhà lao Thừa Phủ (Huế).khi tg bị bắt giam vào đây chưa lâu.
- Thể thơ: thơ lục bát (6 – 8). 
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1: 6 câu thơ đầu: cảnh vào hè.
+ Phần 2: 4 câu cuối: tâm trạng người tù CM
II. Đọc và phân tích
1. Cảnh vào hè.
- Âm thanh: tu hú gội bầy, đầy tiếng ve ngân, diều sáo vi vu - âm thanh quen thuộc của đồng quê, rộn ràng, sống động, là những tín hiệu của mùa hè
- Màu sắc: lúa chiêm đương chín (vàng), trái cây ngọt (thường đỏ), bắp rây vàng hạt, nắng đào(hồng), trời xanh
=> Bức tranh tươi sáng, tràn trề nhựa sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngọt ngào hương vị.
 => Tâm hồn tác giả tinh tế, trẻ trung yêu đời, yêu cuộc sống.
2. Tâm trạng người tù cách mạng
- Các từ mạnh: đạp, tan, ngột, chết 
- Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao
- Ngắt nhịp bất thường: 6/2, 3/3
=> Đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ, khao khát tự do đến cháy bỏng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật: 
- Thể thơ lục bát truyền thống, mềm mại, linh hoạt bộc lộ sâu sắc tâm trạng.
Giọng điệu tự nhiên
Cảm xúc nhất quán khi tươi sáng khoáng đạt khi dằn vặt, u uất
- Tả cảnh, tả tình đặc sắc.
2. Nội dung: 
- cảnh mùa hè tươi đẹp đầy sức sống
- Tả tâm trạng uất ức khi bị giam cầm, lòng yêu nước, yêu cuộc sống và yêu không khí tự do cháy bỏng.
IV. Luyện tập
1. Đọc diễn cảm
2. Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt cũng có tiếng chim tu hú: “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà. Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”. Theo em, có gì giống nhau và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở 2 nhà thơ Tố Hữu và Bằng Việt?
Giống nhau: Tiếng tu hú đều gợi không gian đồng quê gần gũi, thân thuộc. Đều là âm thanh được đón nhận bởi tình thương mến.
Khác nhau: 
Trong thơ Bằng Việt, tiếng tu hú gợi nhớ về những kỉ niệm thân thương của tình bà cháu nơi quê nhà.
Trong thơ Tố Hữu, tiếng tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu sống, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh ngộ tù đày.
Hoạt đông 1: kiểm tra bài cũ: 
Trình bày đôi nét về tác giả Tế Hanh?
HS trả lời 
Vào bài: Sau năm 1945, Tế Hanh chuyển hướng sáng tác bền bỉ phục vụ cách mạng, cũng nhờ những tác giả như ông mà dòng văn học CM đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học VN. Hôm nay chúng ta sẽ được tiếp cận với một tác phẩm thuộc dòng VH đó : Khi con tu hú của Tố Hữu
Hoạt động 2: tìm hiểu về Tố Hữu và văn bản.
HS đọc phần dấu (*) trong chú thích
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Tố Hữu?
HS trả lời
GV thuyết trình:
Ông có các tác phẩm chính: Các tập thơ: Từ ấy (1937 – 1946); Việt Bắc (1946 – 1954); Gió lộng (1955 – 1961); Ra trận (1962 – 1971); Máu và hoa (1972 – 1977); Một tiếng đờn (1979 – 1992); Trường ca “Theo chân Bác”
GV hướng dẫn đọc:
+ 6 câu đầu giọng vừa, náo nức, phấn chấn.
+ 4 câu sau giọng bực bội, nhấn mạnh các động từ, các từ ngữ cảm thán: Hè ôi!, làm sao, chết uất thôi!
HS đọc phần giải nghĩa từ trong chú thích.
GV lưu ý chú thích số (4) và 1 số từ:
- Bầy: đàn.
- Rây: chuyển, ngả (màu).
Em hãy cho biết, Tố Hữu sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
HS trả lời
Bài thơ được làm theo thể gì?
HS trả lời
Bài thơ có thể chia mấy phần? Nội dung từng phần.
HS trả lời
Chuyển ý: hôm nay chúng ta sẽ tiếp cận với bài thơ theo bố cục đó.
Hoạt động 2 :
Bức tranh mùa hè hiện ra qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc NTN?
HS thảo luận và trả lời theo từng khía cạnh.
Bình: sáu câu thơ đầu một bức tranh đẹp , tươi sáng của mùa hè , dường như khi con tu hú gọi bầy thì tất cả đã bừng thức dậy trong một không gian khoáng đạt, tự do.
Bức tranh đó đã tái hiện tâm hồn người tù như thế nào?
GV chuyển ý: chính sự tinh tế của tâm hồn đã giúp chàng thanh niên Tố Hữu cảm nhận thật xuất sắc sự chuyển mình của thời gian. khi vào hè qua. Vậy trước bức tranh tươi đẹp rộn rã ấy của thiên nhiên bản thân ng TN ấy đẫ có những tâm trạng ntn? Mời các em tìm hiểu tiếp 4 câu cuối
GV mời một HS đọc đoạn còn lại.
Tìm những từ ngữ thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình?
HS trả lời
Những từ ngữ đó thể hiện tâm trạng gì?
HS trả lời
Gv bình: đọc đến đây, ta chợt giật mình, hoá ra khung cảnh mùa hè tràn ngập niềm vui và sự sống ở đầu bài thơ hoàn toàn chỉ là sự nhớ lại, sự tưởng tượng những gì Tố Hữu đã trải qua ở những mùa hè trước, còn giờ đây nhà thơ đang ở trong ngục nghe tiếng chim mà uất ức để rồi bật ra những dòng thơ tài hoa tiếng chim kia vẫn văng vẳng bên tai.
Hình ảnh con chim tu hú lặp lai ở cuối bài gợi cho em suy nghĩ gì?
HS trả lời
Bình: Đầu bài thơ là tiếng chim tu hú gọi hè, cuối bài thơ là tiếng chim tu hú kết cấu đầu cuối ấy để lại sự day dứt, tăng thêm phần giục giã, phải chăng đó là tiếng gọi của tự do, của sự sống đầy quyến rũ. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.
Nét đặc sắc về NT của bài thơ là gì?
Nghệ thuật đó biểu đạt nội dung gì?
D. Dặn dò
- Học thuộc bài thơ
- Tập phân tích
- Soạn : Tức cảnh Pác Bó

Tài liệu đính kèm:

  • docQue huong va khi con tu hu.doc