Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76 bài 21: Tập làm văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76 bài 21: Tập làm văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

TIẾT 76 TẬP LÀM VĂN

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết được đoạn văn thuyết minh theo đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Có ý thức học tập để vận dụng vào thực hành.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: . .

 Sĩ số 8C: . .

a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 * Vào bài (1’): Các em đã nắm được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh và tiến hành hai bài viết văn thuyết minh. Các em đều biết để có một bài văn thuyết minh đạt yêu cầu thì phải xây dựng được những đoạn văn thuyết minh hợp lí. Tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 76 bài 21: Tập làm văn: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21 NGỮ VĂN BÀI 18, 19
Kết quả cần đạt
- Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sang của bức tranh làng quê vùng biển trong bài Quê hương của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu xúc cảm của nhà thơ.
- Cảm nhận được lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cảnh tù ngục được diễn tả thiết tha, sôi nổi trong bài Khi con tu hú của Tố Hữu.
Ngày soạn: 	Ngày dạy: Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:.Dạy lớp 8C
TIẾT 76 TẬP LÀM VĂN
VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lí.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết được đoạn văn thuyết minh theo đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Có ý thức học tập để vận dụng vào thực hành.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ....
	 Sĩ số 8C: ...
a) Kiểm tra bài cũ (3’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	* Vào bài (1’): Các em đã nắm được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh và tiến hành hai bài viết văn thuyết minh. Các em đều biết để có một bài văn thuyết minh đạt yêu cầu thì phải xây dựng được những đoạn văn thuyết minh hợp lí. Tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH (25’)
	1. Nhận dạng các đoạn văn trong văn thuyết minh (10’)
	?TB: Hãy cho biết thế nào là một đoạn văn?
	HS: Đoạn văn là phần văn bản được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.
	?KH: Trong văn bản thuyết minh đoạn văn có vai trò như thế nào?
HS: Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Chúng ta xét ví dụ của mục I.1.
	a) Ví dụ
	- Đoạn văn a (T.14)
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn a (SGK. T. 14)
	?TB: Theo em chủ đề của đoạn văn này là gì?
	HS: Chủ đề của đoạn văn tập trung nói về nguy cơ thiếu nước sạch trên trái đất.
	GV: Chủ đề chính là ý lớn của toàn đoạn.
	?KH: Hãy nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn? Chỉ ra câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích bổ sung?
	HS: Câu 1 câu chủ đề, từ ngữ chủ đề là từ nước. Câu 2 cung cấp thông tin lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước.
	=> Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề. Câu nào cũng nói về nước.
	- Đoạn văn b (T. 14)
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn b.
	?TB: Nội dung đoạn văn tập trung nói về điều gì?
	HS: Nói về cuộc đời sự nghiệp của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
	?TB: Hãy tìm từ ngữ chủ đề trong đoạn văn?
	HS: Từ ngữ chủ đề của đoạn là Phạm Văn Đồng. Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
	?KH: Tìm hiểu hai đoạn văn các em thấy điểm chung của chúng là gì?
	HS: Mỗi đoạn văn đều thường gồm 2 câu trở nên được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Mỗi đoạn văn biểu đạt một ý lớn. Đoạn văn thường có câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề. Các câu trong đoạn có nội dung hướng vào ý lớn, ý chủ đề của đoạn văn.
	?TB: Từ hai ví dụ trên, em thấy khi làm bài văn thuyết minh ta cần xác định điều gì?
	b) Bài học
	Ghi: Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
	2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn (15’)
	a) Ví dụ
	- Đoạn văn a (mục I.2. SGK. T. 14)
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn.
	?TB: Chỉ ra đối tượng thuyết minh của đoạn văn? Nêu nhận xét của em về nhược điểm của đoạn văn?
	HS: Thuyết minh về chiếc bút bi. Thứ tự trình bày lộn xộn, tri thức về cấu tạo bút bi chưa đầy đủ.
	?KH: Vậy, theo em nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu như thế nào?
	HS: Giới thiệu cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột bút. Phần vỏ gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán viết. phần này gồm ống, nắp bút có lò xo và nút bấm rất tiện lợi trong việc sử dụng. Phần ruột bút là quan trọng nhất gồm đầu bút bi và ống mực, loại mực đặc biệt khi viết không rây bẩn ra tay và giấy ghi. 
	?KH: Với cách giới thiệu như trên, theo em đoạn văn a nên tách làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nên trình bày những nội dung nào?
	HS: Nên tách thành hai đoạn. Đoạn 1 giới thiệu cấu tạo phần vỏ bút. Đoạn 2 giới thiệu phần ruột bút.
	GV: Yêu cầu học sinh trình bày bố cục đoạn văn sửa. GV kiểm tra và nhận xét.
	GV: Đọc đoạn văn mẫu:
	Bút bi gồm hai bộ phận chính là ruột bút và vỏ bút. Phần vỏ bút gồm ống nhựa hoặc sắt có màu trắng bạc hoặc màu trong suốt hoặc sơn xanh, đỏ,.. trên ghi nhãn hiệu nơi sản xuất dùng để bọc ruột bút và làm cán bút viết. Vỏ bút bi có nắp đậy cùng với móc cài vào túi áo hoặc có thể thay nắp đậy bằng lò xo và nút bấm để điều khiển đầu mũi bút trồi ra hay thụt vào khi sử dụng.
	Ruột bút bi là một ống nhựa nhỏ, dài, trong đựng loại mực đặc biệt, không rây ra tay, không làm bẩn vở. Ở đầu ruột bút có gắn phần thép thuôn nhỏ và hơi nhọn trên cùng có hòn bi nhỏ thay ngòi bút. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. 
	- Đoạn văn b (mục I.2. T. 14).	
	?TB: Yêu cầu thuyết minh của đoạn văn b là gì? Nhận xét nội dung, nhược điểm của đoạn văn b?
	HS: Thuyết minh chiếc đèn bàn. Nội dung đoạn văn sắp xếp lộn xộn và chưa thật đầy đủ.
	?KH: Vậy, theo em nên giới thiệu cấu tạo chiếc đèn bàn bằng phương pháp nào? Cần tách đoạn văn ra làm mấy đoạn cho hợp lí?	
	HS: Nên giới thiệu chiếc đèn bàn bằng phương pháp phân tích, phân loại. Cấu tạo đèn bàn gồm ba phần: phần đèn có bóng đèn, đui đèn, dây điện, công tắc; phần chao đèn, phần đế đèn. Để giúp người đọc hiểu cụ thể đối tượng thuyết minh nên tách đoạn văn thành 3 đoạn ngắn. Ví dụ:
	Đèn bàn là một đồ dùng cần thiết cho học sinh, cho những người làm nghề viết lạch. Đèn bàn có cấu tạo gồm ba phần: phần đèn, phần chao đèn, phần đế đèn. Phần đèn gồm có một ống thép không gỉ thẳng đứng trên gắn một cái đui đèn có lắp một bóng điện với công suất nhỏ.
	Trên bóng đèn có chao đèn, chao đèn làm bằng vải lụa có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Chao đèn còn được làm bằng sắt có quét một lớp sơn trang trí bảo vệ đèn.
	Dưới ống thép của đèn bàn là phần đế đèn. Đế đèn được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi. Trên đế đèn có công tắc để bật đèn hoặc tắt đèn rất tiện lợi.
	?TB: Qua tìm hiểu bài tập, hãy rút ra nhận xét chung về cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh?
	b) Bài học
	Ghi: - Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
	- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 15.
	II. LUYỆN TẬP (14’)
	1. Bài 1 (T. 15)
	?: Viết đoạn văn Mở bài và Kết bài cho đề văn “Giới thiệu trường em”.?
	HS: Mở bài: Giới thiệu đối tượng: tên trường, vị trí, thời gian trường thành lập đến nay, thành tích dạy và học. Kết bài: Cảm nghĩ về trường.
	GV: Cho HS làm bài tập 1. Gọi HS đọc bài. GV nhận xét, uốn nắn.
	Ví dụ về đoạn Mở bài: Ngôi trường nơi em đang học tập và tu dưỡng có tên gọi là trường Trung học cơ sở Quyết Thắng. Trường được thành lập từ năm 2000 và được xây dựng trên một khu đất có vị trí đẹp thuộc địa bàn tổ 6 phường Quyết Thắng.
	Ví dụ về đoạn Kết bài: Trường trung học cơ sở Quyết Thắng thực sự là nơi đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước.
	2. Bài 2 (T. 15)
	?: Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam”. Hãy viết thành đoạn văn thuyết minh.
	HS: Làm bài 2. GV gọi HS đọc bài tập, gọi HS nhận xét, GV nhận xét, đọc đoạn văn ví dụ.
	Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã hi sinh cả cuộc đời mình ra đi tìm đường cứu nước. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
c) Củng cố, luyện tập (1’):
	GV: Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ SGK. T. 15, làm bài 3 (T. 15).
	- Tiết tới soạn Quê hương. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ bài thơ, đọc kĩ chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 76 bai 21.doc