I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn
3.Thái độ
Có ý thức sử dụng câu nghi vấn trong quá trình tạo lập văn bản.
II.CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng tự xác định giá trị
2. Kĩ năng ra quyết định
3. Kĩ năng giao tiếp
4. Kĩ năng hợp tác
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
6. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
Ngày soạn: 03/ 01/ 2011 Ngày giảng: 05/ 01/ 2011 Bài 19 Tiết 75: Câu nghi vấn I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kĩ năng - Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn 3.Thái độ Có ý thức sử dụng câu nghi vấn trong quá trình tạo lập văn bản. II.Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tự xác định giá trị 2. Kĩ năng ra quyết định 3. Kĩ năng giao tiếp 4. Kĩ năng hợp tác 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực 6. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh: đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk IV. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận( chia nhóm, giao nhiệm vụ) V. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức ( 1’) 2. Kiểm tra ( Không kiểm tra) 3. Tiến tình tổ chức các hoạt động * Khởi động( 1’) Các em đã học về câu nghi vấn. Giờ học hôm nay các em sẽ tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn. Hoạt động dạy- học T/G Nội dung cơ bản HĐ1. hình thành kiến thức mới * Mục tiêu - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. Gv treo bảng phụ, học sinh đọc bài tập trên bảng phụ H.Xác định câu nghi vấn trong đoạn trích trên? H.Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Các đại từ nghi vấn( ai, gì , nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, vì sao, tại sao), các cặp từ( có không, có phảikhông) các tình thái từ ( à, ư, nhỉ chứ chăng, hả), quan hệ hay được dùng để nối các về có quan hệ lựa chọn H. Các câu nghi vấn trên có chức năng gì? - dùng để hỏi H. Qua tìm hiểu bài tập cho biết đặc điểm hình thức, chức năng của câu nghi vấn? Tìm một số từ nghi vấn khác? - HS đọc ghi nhớ, Gv yêu cầu học sinh xác định nội dung trong ghi nhớ. H. Đặt câu nghi vấn - HS đặt câu, trình bày - Gv nhận xét HĐ2. Luyện tập * Mục tiêu - Xác định được câu nghi vấn trong văn bản đã cho. Chỉ rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó. - Phân biệt câu nghi vấn và những câu không phải câu nghi vấn. - Phân biệt hình thức và ý nghĩa của một số câu nghi vấn khác nhau - Phát hiện lỗi về câu nghi vấn và sửa lỗi. * Cách tiến hành HS đọc và xác định yêu cầu bài tập - HS hoạt động cá nhân, trả lời - GV nhận xét Xác định yêu cầu bài tập 2 H. Căn cứ vào đâu để XĐ câu nghi vấn trong những câu trên? - Có từ “ Hay” H. Trong các cây đó có thể thay từ “ hay” bằng từ “ hoặc” được không? vì sao? - Hs trả lời GV nhận xét, bổ sung Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu BT - HS hoạt động nhóm 8/ 2’ - các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chữa H.Có thể đặt dấu ? cuối những câu trên được không? vì sao? - HS trả lời GV nhận xét và giải thích thêm: trường hợp trong câu có từ nghi vấn ( a,b) nhưng những kết cấu có chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu - Trong câu c,d thì, nào ( cũng), ai (cũng)là những từ phiếm định, có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối. HS đọc và xác định yêu cầu H. Phân biệt hình thức và ý nghĩa hai câu trên? - HS trả lời, GV chữa H. Xác định câu trả lời thích hợp với từng câu? - a: Tôi khỏe – Tôi hơi mệt. - b: Tôi đã khỏe rồi – Tôi vẫn còn yếu H. Đặt một số câu khác tương tự và phân tích để chứng tỏ sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình có không, đã chưa? VD: - Bạn có đi thăm Hoa ốm không? - Bạn đã đến thăm Hoa chưa? GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 5+6 ở nhà 21’ 20’ I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn 1. Bài tập: Tìm hiểu câu nghi vấn - Câu 1, 5, 6 - Đặc điểm hình thức + Có những từ nghi vấn: không sao, hay + Khi viết có dấu ( ?) đặt ở cuối câu - Chức năng: dùng để hỏi 2. Ghi nhớ Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn II. Luyện tập Bài tập 1( T11- 12) Xác định câu nghi vấn và hình thức của nó. a. Câu 1: từ nghi vấn ( không) dấu hỏi chấm cuối câu b. Câu1. Từ nghi vấn ( tại sao) dấu hỏi chấm cuối câu Bài tập 2 ( T12) - Căn cứ xác định câu nghi vấn: có từ nghi vấn “ hay” - Không thể thay từ “ hay” bằng từ “ hoặc” vì cây sai nghĩa hoặc biến thành một kiểu câu khác, nghĩa khác hơn. Bài tập 3( T12) Không đặt dấu (?) cuối câu vì đó không phải là câu nghi vấn. Bài tập 4 ( T12) - Hình thức + Câu a: từ nghi vấn: có không. + Câu b: từ nghi vấn đãchưa - ý nghĩa: Câu b có giả định là người được hỏi có vấn đề về sức khỏe. Bài tập 5+ 6 4. Củng cố ( 1’) GV hệ thống lại bài học H. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn 5. Hướng dẫn học tập( 1’) - Tìm câu nghi vấn trong các văn bản đã học, phân tích tác dụng - Liên hệ trong thực tế cuộc sống - Học phần ghi nhớ sgk, làm các bài tập còn lại - Soạn bài: viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Tài liệu đính kèm: