Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73 -74 văn bản: Nhớ rừng - Thế Lữ

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73 -74 văn bản: Nhớ rừng - Thế Lữ

Tiết 73 -74 văn bản

NHỚ RỪNG

 -Thế Lữ-

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh.

- Cảm nhận được niềm tự do khát khao mãnh liệt, lối chán ghét sâu sắc cái thực tại, tù túng, tầm thường, giả rối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.

- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm với đất nước, giáo dục truyến thống yêu nước.

- Rèn kỹ năng phân tích thơ tám chũ trong thơ mới.

 II. Chuẩn bị:

Thầy:

- Tìm hiểu về nhà thơ Thế Lữ qua một số tài liệu.

- Nghiên cứu kỹ SGK, SGV, soạn bài.

Trò:

- Đọc kỹ bài thơ.

- Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

 

doc 167 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 73 -74 văn bản: Nhớ rừng - Thế Lữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN : BÀI 18
Kết quả cần đạt.
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt và tâm sự yêu nước được diễn tả sâu sắc qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của tác giả.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về câu nghi vấn đã học ở tiểu học, nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Biết cách viết một đoạn văn thuyết minh.
Ngày soạn:11.1.2008 Ngày giảng:8C: 14.1.2008
Tiết 73 -74 văn bản
NHỚ RỪNG
 -Thế Lữ- 
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh.
- Cảm nhận được niềm tự do khát khao mãnh liệt, lối chán ghét sâu sắc cái thực tại, tù túng, tầm thường, giả rối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm với đất nước, giáo dục truyến thống yêu nước.
- Rèn kỹ năng phân tích thơ tám chũ trong thơ mới.
 II. Chuẩn bị:
Thầy: 
- Tìm hiểu về nhà thơ Thế Lữ qua một số tài liệu.
- Nghiên cứu kỹ SGK, SGV, soạn bài.
Trò:
- Đọc kỹ bài thơ.
- Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
B Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỹ số:8C
I. Kiểm tra bài cũ:(2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
II. Bài mới
	Giới thiệu bài (1’) vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện một phong trào thơ mới với những bút danh tên tuổi: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên và Thế Lữ.Thế Lữ là nhà thơ có công đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân và bài thơ Nhớ Rừng đã đem lại vị trí xứng đángcho nhà thơ trong phong trào thơ mới.
 	Ghi đầu bài)
I. Đọc vào tìm hiểu chung(15’)
 T. Đây là bài thơ được sáng tác trong phong trào thơ mới của Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX.
 T. Em hiểu thế nào là thơ mới?(G)
 H. Thơ mới: Dùng để gọi tên một thể thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sỹ xuất thân "Tây học" lên án thơ cũ (chủ yếu là thơ đường luật) là khuân mẫu, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ và số câu trong bài thơ không hạn định gọi đó là thơ mới. Nhưng rồi "Thơ Mới" không còn chỉ gọi là thơ tự do mà chủ yếu dung để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc năm 1945 găn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận...phong trào "Thơ Mới" trong vòng 15 năm rồi đi vào bế tắc.
* Khái niệm:
 T. Thơ mới dùng để gọi tên một thể thơ tự do. Nhưng về sau chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ mới có tính chất lãng mạn, tiểu tư sản bột phát vào năm 1932 đến 1945 thì kết thúc.
 T. Trong thơ mới số thơ tự do không nhiều, chủ yếu là thơ 7 chữ, lục bát, tám chữ. Dù vậy so với thơ cũ nhất là thơ luật Đường, thơ mới viết tự do,phóng khoáng, linh hoạt hơn không bị ràng buộc bởi những quy tăc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển.
 T. Gọi học sinh đọc chú thích dấu˜. Nêu hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ?
 H. Thế Lữ sinh năm 1907-1989 tên khai sinh là nguyễn thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới.(1932-1945).
 T. Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho phong trào thơ mới mà còn là người tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng ban đầu.Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ nhưng nhà thơ lại chọn bút danh là Thế Lữ. Ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn có ngụ ý: Ông tự nhận mình là lữ khách trên trần thế chỉ biết đi tìm cái đẹp.
" Tôi là người bộ hành phiêu lãng
 Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi"
(Cây đàn muôn điệu )
 Tuy tuyên bố như vậy nhưng Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế đất nước. Ông có một số bài thơ viết về "khách chinh phụ" biết gạt tình riêng để ra đi theo tiếng gọi lên đường trong lúc "non sông mờ cát bụi" có trể coi những sáng tác đó là những tiếng vọng của các phong trào yêu nước những năm 1920-1930
 Ngoài sáng tác thơ ông còn sáng tác truyện: Truyện trinh thám, truyện kinh dị, truyện đường rừng lãng mạn...Sau đó ông chuyển hẳn sang hoạt động sân khấu và là một trong những người có công đầu xây dựng ngành kịch nói ở nước ta. Ông được nhà nước truy tăng giải thưởng Hồ Chí Minh(văn học nghệ thuật 2003)
	Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh(văn học nghệ thuật 2003).
 T. Tác phẩm chính: Mấy vần thơ,(thơ 1935) Vàng và máu (truyện 1934) bên đường Thiên lôi (truyện 1936)
 T. Bài thơ "Nhớ rừng" có ý nghĩa gì? đối tác giả trong phong trào thơ mới?(k)
 H. Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ và là tác phẩm mở đầu cho sự thắng lợi lên của thơ mới.
 T. Bài thơ "nhớ rừng" được viết theo thể thơ nào?(G)
 H. Thể thơ 8 chữ
 T. "Nhớ rừng" được viết theo thể thơ 8 chữ gieo vần liền (2 câu liền nhau có vần với nhau), vần bằng, vần trắc hoán vị đều đặn, đây là thể thơ mới vừa xuất hiện và được & sử dụng khá rộng rãi trong thơ mới. Trong thơ ca truyền thống có thể hát nói (ca trù) cũng có những câu thơ tám chữ nhưng hát nói có luật thơ chặt chẽ riêng; còn thơ 8 chữ trong thơ mới thì tự do, linh hoạt "mới" hơn.
 T. Theo em bài thơ này nên đọc như thế nào?(K)
 H. Đọc rõ ràng, chính xác, còn phải đọc diễn cảm để thể hiện rõ cảm xúc, tâm sự của con hổ.Đoạn 1-4 giọng điệu coi thường, chán nản khinh ghét. Đoạn 2-3 giọng hùng hồn, oai phong. Đoạn 5: giọng nuối tiếc một thời oanh liệt vàng son.
Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc; giáo viên uốn nắn, sửa chữa.
 T. Gọi học sinh đọc các chú thích trong sách giáo khoa, và giải nghĩa. Những từ như: ngạo mạn, oai linh, sa cơ, thuộc loại cụm từ nào đã học? Tại sao trong bài thơ tác giả lại sử dụng nhiều loại từ đó?
 H. Từ Hán Việt sử dụng nhiều loại từ đó " tâm trạng trong bài thơ đồng thời thấy rõ sự ảnh hưởng thơ cổ vào phong trào thơ mới còn rất nhiều.
 T. Bài thơ được ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn?
 H. Đoạn 1+2 cảnh con hổ trong vườn bách thú.
 Đoạn 3+ 4 cảnh con hổ chốn giang sơn hùng vĩ của nó.
 Đoạn 5 cảnh nỗi khát khao và nuối tiếc những năm tháng hào hùng của một thời tung hoành, ngự trị.
II. Phân tích (60’).
 1. Cảnh con hổ trong vườn bách thú (đoạn 1+4)
 T. Đọc đoạn thơ 1. Trong đoạn đầu, em chú ý những câu thơ, hình ảnh thơ nào? Em có nhận xét gì về số lượng thanh bằng thanh trắc trong hai câu thơ?(G)
- Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
 Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
 H. có những thanh trắc dồn vào đầu và cuối câu thơ.
 T. Việc sử dung những thanh trắc tạo cho câu thơ có nhịp điệu như thế nào? (K)
 H. Nhịp điệu rắc chắc như tiếng kim khí chạm vào nhau. Khác với hình thức thơ thất ngôn bát cú, câu thơ tám chữ là một kiểu cách tân. Những sự đột biến của thơ ca phải nói đên âm điệu: Tỷ lệ thanh bằng trắc trong câu. Trong thơ Đường tỷ lệ băng trắc ngang bằng có sự phối hợp, đan xen nhịp nhàng. Còn ở hai câu thơ này tần số những thanh bằng bị áp đảo, các thanh trắc dồn về đầu và cuối câu thơ như một gọng kìm rắn chắc như kim khí va chạm vào nhau thể hiện sự uất ức và bất lực của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.
- Sự uất ức của con Hổ khi bị nhốt trong cũi sắt.
 T. Vậy hổ cảm nhận được nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú?(G)
 H. Bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi, bị ở chung với bọn thấp hèn.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
 Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi,
 Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
T. Nỗi khổ của hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú: Từ chỗ là chúa tể của muôn loài đang tung hoành chốn nước non hùng vĩ nay bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi của đám người bé nhỏ mà ngạo mạn, ngang bằng với bọn gấu "dở hơi" “ Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”tầm thường, vô nghĩa lý, con Hổ vô cùng căm tức, ngao ngán nhưng không có cách gì thoát ra đành buông xuôi bất lực.
Ở câu 1 “gậm một khối căm hờn” "cảm xúc đè nặng, vô cùng căm uất ngao ngán trong tâm trí không cách nào giải thoát. Qua đó biểu hiên thái độ chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng và khát vọng tự do, được sống đúng với phong cách của mình.
 T. Đọc đoạn 4, cảnh vườn bách thú qua con mắt của con hổ được miêu tả như thế nào?(K)
 Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
 Dải nước đen giả suối, chẳng thấy dòng
 Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá, hiền lành bí hiểm,
 Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu.
 T. Em có nhận xét gì về cách miêu tả đó? về nhịp điệu của những câu thơ đó?
 H. Giọng điệu giễu nại liệt kê, ngắt nhịp ngắn ở giữa 2 đầu câu, những câu thơ sau đọc liền - kéo dài - giả dối- nhỏ bé.
 T. Ở đoạn 4:cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng khinh. Tất cả chỉ là đơn điệu, nhằm tả, đều chỉ là người tạo do bàn tay tỉa tót của con người nên rất "tầm thường, giả dối" chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ và bí hiểm. Giọng giễu nhại của những câu thơ trên với một loạt từ ngữ kiệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp dồn dập ở 2 câu đầu và những câu thơ tiếp theo đọc lền như kéo dài càng thể hiện sự chán chường, khinh miệt.
 T. Từ 2 đoạn thơ trên em hiểu gì về tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú và tâm sự của con người ẩn kín trong đó? 
 H.- Chán ghét thực tại, tầm thường giả dối.
 T.Cảnh vườn bách thú tầm thường, giả dối và tù túng dưới mắt con hổ cũng chính là cái thực tại đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn, thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của con người đối xã hội lúc bấy giờ.
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó (đoạn 2+ 3)
 T. Đọc khổ thơ thứ 2 cảnh sơn lâm được miêu tả như thế nào?(K)
 Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
 Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
 T. Em hãy nhận xét cách dùng từ trong các dòng thơ trên ? cách dùng từ như vật có ý nghĩa gì ?(G)
 H. Điệp từ "với" các động từ "gào, thét"
 T. Có thể nói đây là những đoạn thơ hay nhất trong bài miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ " chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó. Đó là cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cái gì cũng phi thường "bóng cả cây già, gió gào ngàn , hét núi..." cái gì cũng hoang vu, bí mật... đó là "chốn ngàn năm cao cả, âm u", điệp từ "với" cùng với những động từ mạnh :gào thét", đã diễn tả cái lớn lao, mạnh mẽ phi thường của giang sơn, của con Hổ xưa kia và gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng bí ẩn.
	- Sự lớn lao, mạnh mẽ, phi thường của núi rừng và sức sống mạnh mẽ của nó.
 T. Trong cảnh núi rừng hùng vĩ đó hình ảnh con hổ hiện ra như thế nào? Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của nhiều lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài?.
	Ta bước chân lên, chững chạc, đoàng hoàng,
	Lượm tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
	Trong bóng tối, mắt thần khi đã quắc,
	Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
	Ta biết ta chúa tể của muôn loài.
H. Các từ ngữ gợi tả hình dáng, tính chất, nhịp thơ ngắn thay ... đã chống lại lối thơ khuôn sáo, gò bó trên báo chí đương thời mà họ gọi là “Thơ cũ”. Họ đòi đổi mới thơ ca và sáng tác nhiều bài thơ không tuân thủ luật lệ thơ cũ và gọi đó là “Thơ mới”. Vì vậy ban đầu thơ mới được hiểu là thơ tự do. Song cái tên “Thơ mới” còn để dùng gọi cả một phong trào thơ có tính chất lãng mạn bột phát vào những năm 32-33 và chấm dứt vào những năm 45.
 Trong phong trào này cả nội dung và hình thức nghệ thuật rất khác so với thơ cũ " đổi mới chủ yếu ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ.
 T. Chép lại những câu thơ, bài thơ mà em cho là hay nhất trong những bài thơ trên?
 H. - Học sinh lựa chọn theo ý thích của bản thân.
 II. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) 
 - Nắm chắc tên văn bản, thể loại. nội dung và hình thức nghệ thuật của từng bài.
 - Chuẩn bị: Tổng kết phần văn bài 33.
 + Đọc kĩ yêu cầu và làm bài đủ những yêu cầu đó.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 14.5.2008	 Giảng: 17.5.2008
Tiết 134 - Văn 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
 - Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các văn bản tự sự và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
 - Tập trung ôn kĩ cụm văn bản thơ (các bài 18,19,20 & 21) 
 II. Chuẩn bị:
	T. Nghiên cứu lại văn bản trong các bài 18,19,20 &21. SGV,SGK, soạn bài.
H . Ôn tập và trả lời câu hỏi SGK.
B. Phần thể hiện trên lớp: 
 * Ổn định tổ chức: kiểm tra sỹ số 8C:
 I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS
 II. Bài mới: (1’) Giới thiệu bài: Trong chương trình lớp 8 các em đã được học khá nhiều văn bản. Cho nên việc thực hiện tổng kết phần văn sẽ tiến hành trong 8 bài. Trong tiết học này chúng ta sẽ ôn tập các văn bản trong các bài 18,19,20&21
I.Yếu tố tự sự & miểu tả trong văn nghị luận (26’)
 1. Ví dụ:
 T. Cho HS đọc VD a, b SGK. Hãy xác định yếu tố tự sự trong VD a? (K)
	* VD 1.
 VD a) vị “chúa tỉnh” - mỗi viên công xứ ở Đông Dương quả là một vị “chúa tỉnh” - ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định phải nộp cho đủ số người nhất định. Bằng cách nào điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở.
 Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ ... “đi lính tình nguyện hay xì tiền ra”
 VD b )tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lỵ, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn?
 T. Tìm các yếu tố miêu tả trong văn bản?
 H. - Đoạn văn bản có yếu tố miêu tả: tốp thì bị... đạn lên nòng sẵn.
 T. Hai đoạn văn đó có phải là văn bản tự sự không?
 H. – Không.
 T. Vì sao đoạn trích a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự còn đoạn trích b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là yếu tố miêu tả?
 H. Đoạn trích a) Kể về thủ đoạn bắt lính của chủ nghĩa thực dân.
 Đoạn trích b) Tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính. Nhưng hai đoạn văn đó không phải là đoạn văn tự sự hay miêu tả vì tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu của người viết hướng tới. Tác giả viết 2 đoạn trích trên nhằm vạch trần sự tàn bạo & giả dối của thực dân trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện”. Vì thế hai đoạn trích của người viết phải nằm trong số những văn bản được tạo lập nhằm làm rõ phải trái dúng sai. Và điều đó có nghĩa: đó là những đoạn văn nghị luận, còn tự sự miêu tả chỉ đóng vai trò phụ trong đoạn văn.
 T. Hãy thử bỏ yếu tố tự sự trong đoạn văn (a) & nhiều yếu ttố miêu tả trong đoạn văn (b) xem sức thuyết phục của văn bản có bị giảm sút hay không? (G)
 H. Bỏ yếu tố tự sự & miêu tả thì không thể hiện rõ được sự tàn ác trong việc bắt lính cũng như nỗi khổ sở của những người bị bắt lính.
 T. Ở đoạn (a) nếu không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kỳ quặc & tàn ác thì người đọc không thể lường hết được việc “ mộ lính tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn & cũng không thể nào hình dung nổi nỗi khổ của người bị bắt lính. Như vậy sự giả dối, lừa gạt và những lời rêu rao của bọn thực dân sẽ không bị vạch trần tới mức rõ ràng, cụ thể đến như vậy.
 T. Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự & miêu tả trong văn nghị luận? (K)
 2. Bài học:
	- Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự & miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
 T. Cho Hs đọc VD 2. Tìm yếu tố tự sự & miêu tả trong văn bản? (K)
 H. Yếu tố tự sự và miêu tả:
 + Chàng không nói, không cười chỉ thích chơi khiên đao ... chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ do trời đất cho, đi giết một tên bạo chúa đến chiếm đất rồi cuối cùng biến vào mặt trăng.
 + Nàng hoá thành tiên lên trời, sau khi tắm ở sông Nậm Bờ, để lại trên bờ thanh gươm nàng đã dùng diệt giặc.
 T. Những yếu tố tự sự & miêu tả có tác dụng gì? (G)
 H. Làm luận cứ chứng tỏ 2 truyện có những nét giống truyện Thánh Gióng.
 T. Văn bản trên là văn bản nghị luận tuy nhiên tác giả có sử dụng yếu tố miêu tả & tự sự làm luận cứ để chứng tỏ rằng hai truyện đó có những nết giống như truyện Thánh Gióng ở miền xuôi.
 T. Vì sao tác giả không kể lại đầy đủ & cặn kẽ toàn bộ 2 truyện Chàng Trăng & Nàng Han mà chỉ kể một số chi tiết trong câu chuyện, tả cụ thể một số hình ảnh trong câu chuyện ấy? (G)
 H. Những hình ảnh chi tiết làm sáng rõ luận điểm “Chàng Trăng & Nàng Han có những nét giống với truyện Thạch Sanh ở miền xuôi”
 T. Để làm sáng rõ luận điểm trên tác giả đẫ đưa ra một số những hình ảnh & chi tiết có lợi cho việc trình bày luận điểm chứ không kể lại toàn bộ 2 câu chuyện. Còn nếu kể lại toàn bộ 2 câu chuyện thì văn bản không còn là văn bản nghị luận nữa mà là văn bản tự sự & mạch nghị luận sẽ bị phá vỡ
 T. Từ việc tìm hiểu trên , em hãy cho biết: khi đưa ra các yếu tố tự sự & miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì? (K)
 H. Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phục vụ cho việc làm sáng rõ luận điểm & không phá vỡ mạch nghị luận của văn bản.
 T. Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
 II. Luyện tập (15’
Bài tập 1:
 T. Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống sau:
 	a. Một bạn học sinh thường đi học muộn. Cô giáo muốn bạn ấy nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa. Bạn ấy đã nộp bản tường trình.
 	b. Để chuẩn bị Đại hội, chi đội trường đã biết bản tường trình.
 	c. Cô tổng phụ trách Đội cần biết những công việc tường trình chi đội đã thực hiện và những kết quả đạt được trong đợt thi đua vừa qua, bạn Hoa thay mặt ban chỉ huy chi đội viết tường trình nộp cho cô tổng phụ trách.
 H. Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến.
 T. Tình huống a: Cần phải viết kiểm điểm vì mục đích của cô giáo là muốn bạn học sinh đó nhận rõ khuyết điểm và thành khẩn sửa chữa.
 Tình huống b: Không thể viết tường trình vì sự việc chưa xảy ra.
 Tình huống c: Cần phải viết báo cáo trình bày những kết quả đạt được của chi đội.
 	Bài tập 2:
 T. Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm tường trình?
 H. Học sinh suy nghĩ và đưa ra tình huống.
 T. Đưa ra hai tình huống sau:
	- Khi đi sang đường chẳng may em đụng phải một em bé. Em phải tường trình cho các chú công an.
	- Trong buổi tập thể dục, em đã làm mất quả bóng của nhà trường. Em phải làm bản tường trình trình bày sự việc với ban giám hiệu nhà trường và thầy giáo dạy môn thể dục.
 T. Hãy lựa chọn một trong hai tình huống đó và viết bản tường trình.
 H. Học sinh viết.
 T. Gọi từ một đến ba học sinh trình bày văn bản.
 T. Giáo viên nhận xét, sửa chữa, đôngj viên, khuyến khích việc viết văn bản của học sinh.
 III. Hướng dẫn học ở nhà:(2’)
 	- Nắm chắc cách viết văn bản tường trình.
 	- Hoàn thành bài tập 3.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: 4.5.2008	 Giảng: 17.5.2008
Tiết 137 - Tiếng Việt 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
A. Phần chuẩn bị:
 I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
Vận dụng các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về các vấn đề đó bằng một đoạn văn ngắn.
 II. Chuẩn bị:
	T. Nghiên cứu kỹ SGV,SGK, soạn bài.
H . Đọc kỹ lớp kịch, trả lời câu hỏi SGK.
B. Phần thể hiện trên lớp: 
 * Ổn định tổ chức: kiểm tra sỹ số 8C:
 I. Kiểm tra bài cũ (5’)
 T. Em hãynhân vật GĐ trong đoạn đối thoại với bác phó may ?
 H. Ông GĐ quê kệch, ngu dốt, thích học đòi nên thành ra lố lăng
 II. Bài mới: (1’) 
 Giới thiệu bài: Chương trình ngữ văn tám các em đã học một số văn bản nhật dụng nói về các vấn đề: dân số, thuốc lá, rác thải,... Trong tiết hôm nay, tìm hiểu về những vấn đề đó.
 I. Chuẩn bị: (10’)
 Học sinh đã chuẩn bị ở nhà về các vấn đề trên. Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận.
 T. Yêu cầu học sinh bám sát bốn ví dụ đã gợi ý trong phần chuẩn bị ở nhà.
 T. Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến vấn đề gì? được thể hiện qua những văn bản nào? 
 H. - Những văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 8 đề cập đến vấn đề rác thải môi trường (thông tin về ngày trái đất năm 2000); vấn đề thuốc lá, ma tuý (ôn dịch thuốc lá); vấn đề dân số (bài toán dân số),...
 T. Hãy tìm hiểu một vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên ở những nơi em ở? 
 H. - Học sinh tìm hiểu những vấn đề đó ở địa phương mình (có nhận xét, đánh giá, số liệu cụ thể,...) 
 H. - Học sinh trình bày những điều tìm hiểu được bằng văn bản. 
 T. Có thể dùng bất cứ kiểu văn bản nào và bất cứ phương thức biểu đạt nào.
 H. - Các bạn trong nhóm nhận xét, tham gia để nội dung được đầy đủ và phong phú hơn. 
 - Tổ trưởng thống kê các vấn đề mà các bài viết trong tổ đề cập đến, đánh giá từng bài viết. Chọn tìm 1 đến 2 bài trình bày trước lớp.
 II. Hoạt động trên lớp:(2’)
 1. Tổ trưởng trình về tình hình các bài viết của tổ.
 T. Giáo viên gọi từng tổ trưởng lên trình bày và tình hình chuẩn bị bài cảu tổ, giới thiệu nhiều bài được tôr đánh giá cao.
 2. Đọc trước lớp:
 T. Giáo viên chỉ định từ 3 đến 5 học sinh đọc bài của mình trước lớp (các bài được tổ lựa chọn)
 T. Yêu cầu: - Trình bày rõ ràng, mạch lạc.
	 - Tác phong: bình tĩnh tự tin.
	 - Người trình bày có thể sử dụng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt de thu hút sự chú ý của người nghe.
 T. Sau mỗi bài yêu câu HS nhận xét, đánh giá bổ sung cho phần trình bày thêm hoàn chỉnh, khuyến khích HS mạnh dạn trình bày.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà (2’)
	- Tiếp tục tìm hiểu những vấn đề trên ở địa phương mình.
	- Thu thập chứng cứ số liệu cụ thể.
	- Chuẩn bị bài tổng kết phần văn.
	 + Củng cố hệ thống kiến thức văn bản đã học.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docngư văn 8.doc