Giáo án Ngữ văn 8 tiết 73, 74: Đọc – hiểu văn bản Nhớ rừng (Thế Lữ)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 73, 74: Đọc – hiểu văn bản Nhớ rừng (Thế Lữ)

Tiết 73,74 : đọc – hiểu văn bản

Nhớ rừng

 (Thế Lữ )

i. mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Sơ giản về phong trào Thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3.Thái độ:

GD học sinh yêu thiên nhiên, tự do.

GD Môi trường của chúa sơn lâm.

ii/ chuẩn bị :

 1. Thầy : bảng phụ

 2. Trò: Đọc văn bản và trả lời trước các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.

iII/ tổ chức dạy học .

 Bước I – ổn định tổ chức:

 Bước II – Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ? So sánh hình ảnh ông đồ trong 2 khổ thơ đầu với hình ảnh của chính ông đồ trong 2 khổ thơ 3,4 ?

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 73, 74: Đọc – hiểu văn bản Nhớ rừng (Thế Lữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Ngày soạn: 1/1 /2012
Lớp
Ngày giảng
Ghi chú
8A3
3 /01/2012
8A4
3 /01/2012
Tiết 73,74 : đọc – hiểu văn bản
Nhớ rừng
 (Thế Lữ )
i. mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3.Thỏi độ:
GD học sinh yờu thiờn nhiờn, tự do.
GD Mụi trường của chỳa sơn lõm.
ii/ chuẩn bị :
 1. Thầy : bảng phụ 
 2. Trò: Đọc văn bản và trả lời trước các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
iII/ tổ chức dạy học . 
 Bước I – ổn định tổ chức:
 Bước II – Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên ? So sánh hình ảnh ông đồ trong 2 khổ thơ đầu với hình ảnh của chính ông đồ trong 2 khổ thơ 3,4 ?
Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới.
Hoạt động 1: tạo tâm thế
Thời gian: 2 phút
GV giới thiệu bài: Lúc đầu , hai chữ thơ mới dùng để gọi tên một thể thơ : thơ tự do. Khoảng sau năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ” là khuôn sáo, trói buộc. Họ đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không có hạn định, gọi đó là “thơ mới”. Nhưng rồi “thơ mới” không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc năm 1945. Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới chặng đầu (1932- 1935). 
Hoạt động 2: Tri giác ( đọc, quan sát, tóm tắt ) 
Thời gian dự kiến:
Mục tiêu: nắm được vài nét tiêu biểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đọc đúng với giọng điệu của nhân vật, xác định các sự việc chính trong đoạn trích 
Phương pháp: đọc, vấn đáp, thuyết trình 
Thầy
Trò
 Kiến thức cần đạt
I: Hướng dẫn đọc ,tìm hiểu chung .
? Dựa vào chú thích , nêu một vài nét tiêu biểu về tác giả Thế Lữ ?
GV cho HS hiểu thế nào là phong trào Thơ mới: phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tâng lớp trí thức trẻ từ năm 1932- 1945. Thơ mới có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật nước nhà. 
? Nêu cách đọc của bài thơ?
GV đọc một đoạn:
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nêu vị trí của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả ?
? Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Nêu một vài đặc điểm của thể thơ đó?
? Nêu một số từ khó cần giải thích để làm rõ nghĩa của bài thơ ?
? Nhớ rừng là lời tâm sự của ai?
?Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì ,của ai?
? Như vậy, phương thức biểu đạt của bài thơ là phương thức nào?
? Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
? Như vậy bài thơ có thể chia làm những nội dung nào? Các đoạn thơ tương ứng ?
I. Đọc ,tìm hiểu chung
HS nêu:
- HS nhận xét
- HS đọc bài thơ
HS nêu hoàn cảnh: 
- HS nêu vị trí.
HS nhận diện:
- HS đưa ra một số từ khó trong bài thơ
-HS: Lời tâm sự của con hổ trong vườn bách thú ?
- HS: tâm sự u uất của con người
- Nhận diện:
- HS: từ cuộc sống nhục nhằn tù hãm trong cũi sắt, đã khơi dậy niềm khao khát tự do cùng với nỗi nhớ tiếc thời oanh liệt đầy tự hào.
- HS xác định
i/ đọc – tìm hiểu chung 
1. Tác giả(1907 -1989)
- Tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ (người lữ khách trên trần thế)
- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của các phong trào Thơ mới buổi đầu.
- Còn viết truyện, hoạt động sân khấu..
- Là thành viên nhóm Tự lực văn đoàn.
2. Tác phẩm
a. Đọc
b. Hoàn cảnh ra đời: 
- Ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. 
- Rút từ tập Mấy vần thơ (1935)
- Là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ.
c. Thể thơ: thơ 8 chữ , linh hoạt, tự do, không hạn định câu chữ trong đoạn, ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ ào ạt phóng khoáng.
d. Từ khó
e. Phương thức biểu đạt: biểu cảm gián tiếp
g.Bố cục: 3phần
Hoạt động 3: phân tích, cắt nghĩa
Thời gian dự kiến:
Mục tiêu: nắm được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
Kĩ thuật dạy học: Động não
 Thầy
 Trò
 Kiến thức cần đạt
Ii/Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? ở khổ thơ 1, cuộc sống của con hổ trong vườn bách thú được hiện lên qua những lời thơ nào ?
? Hổ cảm nhận được nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú 
- GV giảng: Nỗi khổ không được hoạt động trong một không gian tù hãm , thời gian kéo dài, nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường, nỗi bất hạnh vì ở chung với bọn người thấp kém.
?Theo em , trong các nỗi khổ trên , nỗi khổ nào có sức biến thành nỗi căn hờn ?
GV giảng : vì vậy hổ vô cùng căm uất “gậm một khối căm hờn” nhưng không có cách nào giảI thoát được nên đành buông xuôI bất lực và ngao ngán “nằm dài trông ngày tháng dần qua”
? Em hiểu khối căm hờn của hổ trong cũi sắt là khối căm hờn ntn ?
? Qua đó cho thấy thái độ sống của hổ được biểu hiện như thế nào?
Tiết 2
?Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua các hình ảnh thơ nào ?
? Cảnh tượng đó có gì đặc biệt về tính chất ?
? Phép tu từ nào đựơc sử dụng trong các câu thơ trên? Tác dụng ?
? Từ đó , em hiểu niềm uất hận ngàn thâu là ntn ?
? Qua hai khổ thơ 1 và 4, em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, qua đó em hiểu gì về tâm sự của con người ?
- GV sơ kết nội dung khổ 1 và 4và chuyển ý:Cảnh vườn bách thú tầm thường giả dối và tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại XH đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn khao khát tự do. Càng khao khát tự do và cáI cao cả, con người càng ngao ngán, căm uất thực tại tù túng, tầm thường.
- GV: Trong cũi sắt, hổ nhớ về những kỉ niệm oanh liệt thời quá khứ – sống trong cảnh sơn lâm hùng vĩ
? Cảnh sơn lâm được gợi tả qua các những từ ngữ nào ?
?Nhận xét gì về cách dùng từ trong những lời thơ này? Tác dụng ?
? Trong cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó hình ảnh con hổ được hiện lên ntn ? Tìm hình ảnh thơ miêu tả ?
? Phân tích những đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa tể của muôn loài ?
- Gv giảng: những câu thơ thật sống động, đầy những động từ, tính từ và những so sánh ản dụ giàu chất tạo hình, đã miêu tả thật chính xác từng động tác của bàn chân, tấm thân và ánh mắt, gợi lên vẻ đẹp vừa uy nghi , dũng mãnh vừa uyển chuyển, mềm mại của chúa sơn lâm.
- GV đây là khổ thơ tả cảnh rừng nơi hổ đã từng sống thời oanh liệt.
? Cảnh rừng ở đây là cảnh rừng của các thời điểm nào ?
? Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống của chúa tể muôn loài trong khổ thơ?
? Phép tu từ nào đựoc sử dụng trong các lời thơ trên ? Tác dụng ?
? Trong khổ thơ, điệp từ đâu kết hợp với câu thơ cảm thán Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu ? Có ý nghĩa gì
? Em có nhận xét gì về hai cảnh tượng được nói đên trong 4 khổ thơ trên ?
? Hãy chỉ ra sự đối lập nhau giữa hai cảnh tượng ấy?
? Sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng tháI tinh thần của con hổ ở vườn bách thú và từ đó là của con người ?
? Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian ntn ?
? Câu thơ cảm thán mở đầu và kết thúc khổ thơ có ý nghĩa gì ?
? Từ đó , giấc mộng ngàn của hổ là giấc mộng ntn ?
? Nỗi đau từ giấc mộng ngàn to lớn ấy phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú cũng là của con người ?
Ii/ Tìm hiểu văn bản
- HS theo dõi khổ thơ 1 và 4
- HS phát hiện: 
- HS nhận xét:
- HS xác định: nỗi nhục bị biến thành trò lạ mắt cho lũ người ngạo mạn , ngẩn ngơ.. vì hổ là chúa sơn lâm, vốn được cả loài người khiếp sợ.
- HS: kết đọng, đè nặng không có cách nào giải thoát
- HS rút ra nhận xét:
 Tiết 2
- HS theo dõi khổ thơ thứ 4
- HS phát hiện: Hoa chăm , cỏ xén, lối phẳng cây trồng- dải nước đen. – Len dưới nách những mô gò thấp kém
- HS: đểu giả, nhỏ bé, vô hồn, tầm thường
- HS nhận xét: 
- HS trình bày:
- HS rút ra nhận xét:
- HS đọc khổ 2 và 3
- HS phát hiện: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,
- HS nhận xét: 
- HS phát hiện: bước chân lên, dõng dạc đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng , mắt thần, đã quắc..
- Phân tích:
- HS theo dõi khổ thơ thứ 3.
- HS phát hiện : những đêm vàng,những ngày mưa, những bình minh, những chiều
- trình bày cảm nhận: bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy , bốn cảnh , cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể
- HS nhận xét: 
- đối lập nhau
- HS: đối lập một bên là cảnh tượng tù túng tầm thường giả dối, một bên là cuộc sống chân thật, tự do phóng khoáng, sôi nổi
- HS trình bày
- HS đọc khổ thơ cuối
- HS phát hiện: oai linh, hùng vĩ, thênh thang , nhưng đó là một không gian trong mộng (Nơi ta không con thấy bao giờ)
- HS nhận xét: - Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ c/s chân thật tự do
- HS nhận xét:
- Nhận xét:
Ii/ Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú
=> Chán ghét cuộc sống tầm thường tù túng. 
Tiết 2
=>liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập, các câu thơ đọc liền như kéo dài ra , giọng chán chường, khinh miệt 
- tâm trạng bực bội , u uất kéo dài vì phải chung sống với mọi sự giả dối tầm thường
=> Chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường giả dối, khao khát được sống tự do, chân thật
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ.
- Điệp từ với, các động từ chỉ đặc điểm của hành động (gào, hét) -> gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng hùng vĩ, bí ẩn.
=> Vừa uy nghi , dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển
- thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn
- Đại từ ta lặp lại nhiều lần 
-> thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ , tạo nhạc điệu rắn rỏi cho lời thơ
=> Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do
- Diễn tả niềm căm ghét c/s tầm thường giả dối, khát vọng mãnh liệt về một c/s tự do, cao cả, chân thật.
3. Khao khát giấc mộng ngàn
=> Mãnh liệt to lớn nhưng đau xót ,bất lực
=>Khát vọng đựơc sống tự do, chán ghét thực tại tù túng, tầm thường .Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Hoạt động 4: Đánh giá, khái quát
Thời gian dự kiến:
Mục tiêu: nắm được giá trị về nội dung và nét độc đáo về nghệ thuật bài thơ .
 Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình
Kĩ thuật dạy học: Động não
 Thầy
 Trò
 Kiến thức cần đạt
Iv/Hướng dẫn đánh giá khái quát rút ra ghi nhớ .
? Bài thơ đã sử dụng thành công những nghệ thuật gì ?
? Qua bài thơ Nhớ rừng, từ tâm sự nhớ rừng của con hổ ở vườn bách thú, em hiểu những điều sâu sắc nào trong tâm sự của con người?
? Nếu Nhớ rừng là bài thơ lãng mạn tiêu biểu thì em hiểu những điều mới mẻ nào của thơ lãng mạn Việt nam ?
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
- GV tổng kết bài học
- HS tổng kết
- HS tổng kết
- HS: P/ á nỗi chán ghét thực tại hướng tới một ước mơ về một cuộc đời tự do, chân thật, giọng thơ ào ạt, khỏe khoắn, h/ả, ngôn từ gần gũi.
- Rút ra ý nghĩa của bài thơ.
iii/ ghi nhớ 
1. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, ẩn dụ, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
 - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
2. Nội dung
- Nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường giả dối, khát vọng tự do cho c/s được là của chính mình
3.ý nghĩa của văn bản
- Mượn lờn con hổ trong vườn bách thú tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
Hoạt động 5: luyện tập
Thời gian dự kiến:
Mục tiêu: Đánh giả khả năng cảm thụ những hình ảnh thơ tiêu biểu trong bài thơ.
Phương pháp: hoạt động cá nhân
 Thầy
 Trò
 Kiến thức cần đạt
Iv/Hướng dẫn luyện tập
? Hãy chọn những câu thơ em thích nhất và nêu cảm nhận của em về câu thơ đó.
- GV đánh giá, khuyến khích HS.
VI.Luyện tập
- HS tự cảm nhận
Iv/ luyện tập
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn HS học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
Tếp tục nêu cảm nhận về những hình ảnh thơ hay trong bài thơ.
Nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản.
Học thuộc lòng bài thơ.
Đọc chú thích , bài thơ Quê hương và trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản: Quê hương
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docnho rung(1).doc