Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71: Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71: Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ

TIẾT 71: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS

- Biết cách nhận diện và tập làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu. Đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần .

- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng làm thơ bảy chữ

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ

4.Kĩ năng sống

- ra quyết định, ứng phó với căng thẳng, giải quyếtt VĐ, kiên định, đặt mục tiêu, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 71: Hoạt động ngữ văn: làm thơ 7 chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 71: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ 7 CHỮ
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết cách nhận diện và tập làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu. Đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần .
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo vui vẻ.
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng làm thơ bảy chữ
3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức tập làm thơ 7 chữ
4.Kĩ năng sống 
- ra quyết định, ứng phó với căng thẳng, giải quyếtt VĐ, kiên định, đặt mục tiêu, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung
Gv
- chúng ta đã luyện tập phương pháp thuyết minh về 1 thể loại văn học ở bài 15.
-Muốn làm 1 bài thơ 7 chữ( 4 câu hoặc 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
- Xác định được số tiếng và số dòng của bài thơ.
- Xác định được bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
- Xác định đối, niêm giữa các dòng thơ.
- Xác định các vần trong bài thơ.
- Xác định cách ngắt nhịp.
Giáo viên chốt : 
 Luật cơ bản là : " Nhất tam ngũ bất luận ; nhị, tứ,lục phân minh.
(Trong câu thơ 7 tiếng. Các tiếng 1, 3, 5 có thể sử dụng vần bằng, trắc tuỳ ý, còn các tiếng 2, 4, 6 phải phân biệt rõ ràng chính xác.)
* Phần 2
Giáo viên đưa Bài tập : " Bánh trôi nuớc" lên bảng phụ.
Hướng dẫn học sinh phân tích
- Bài thơ viết theo thể thơ nào ? Số câu ? Số tiếng ?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt 4 câu, 28 tiếng.
- Phân tích luật bằng, trắc ?
- Nhận xét về niêm ,đối ?
- Cách ngắt nhịp?Vần? 
- Bằng đối với trắc.
- Các cặp niêm: nổi - nát; chìm - dầu ; nước - kẻ.
-Nhịp: 4/3 ; 2 / 2 / 3 .
- Vần : Vần chân , bằng ( vần on )
 Tròn - non - son.
HS tập nhận diện đặc điểm thơ bảy chữ trong hai doạn trích SGK/165
Gv tổ chức cho hs trình bày đoạn, bài thơ bẩy chữ do các em tự sáng tác hoặc sưu tầm
I- Nhận diện luật thơ
1. Thất ngôn bát cú
- số câu: 8
- số tiếng: 7
- Bố cục: Đề-thực-luận-kết
- Niêm:+ dòng trên: T
 + Dòng dưới: T
- Luật B_T: Tiếng thứ 2 dòng 1: Bàbài thơ viết theo thể B(ngược lại)
- Đối: câu 3-4; 5-6
- vần: tiếng cuối câu:1,2,4,6,8
- Nhịp:3/4;4/3;2/2/3
2. Thất ngôn tứ tuyệt
- số câu: 4
- số tiếng trong 1 câu: 7
- bố cục: Khai-thừa-chuyển-hợp.
- luật: giống TNBC
- Niêm:
- Đối: câu 3-4
- Vần: tiếng cuối câu:1,2,4 hoặc2,4
- Nhịp:4/3
II. Bài tập
a,
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 B B B T T B B
Bảy nổi ba chìm với nước non
T T B B T T B
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
T T T B B T T
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
B B T T T B B
-> Bài thơ được làm theo thể bằng, gieo vần on
b,
Gieo vần ây, ay
 Nhịp: 4/3
c, 
- Gieo vần e
- Nhịp: 3/4, 4/3
- Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi?
 Tôi thấy người ta có bảo rằng:
 Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng
 .......................................................
 .......................................................
- Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình?
 Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
 .......................................................
 .......................................................
- Đọc bài thơ bốn câu 7 chữ đã làm ở nhà để cả lớp bình?
Gv hướng dẫn hs tập làm một số bài thơ bốn câu 7 chữ với các đề tài sau:
-miêu tả cảnh mùa xuân(mùa thu, mùa hạ...)
-t/c gia đình(ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
- t/y quê hương
- t/c đ/v trường cũ (thầy cô giáo cũ,bạn cũ)
Đọc một số bài thơ 7 chữ
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng
Đi đường
Bạn đến chơi nhà
Thu điếu
Qua Đèo Ngang
III. Tập làm thơ
Bài 1
a,
Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
b,
Nắng đấy rồi mưa như trút nước
bao người lại vội vã đi về
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
4 . Củng cố: GV củng cố luật thơ 7 chữ
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà sưu tầm bài thơ 7 chữ, tập làm thơ 7 chữ.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, kỹ năng về văn bản thuyết minh, đọc hiểu văn bản, câu ghép.
- Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh theo yêu cầu của đề bài.
- Thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài viết tổng hợp
- Nắm được các lỗi cơ bản của bài viết để từ đó có ý thức sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
2. Kỹ năng
-Tiếp tục rèn kĩ năng nhận diện, phân tích đề, viết văn thuyết minh cho học sinh.
3. Thái độ
- Học tập nghiêm túc, có ý thức tự giác, cẩn thận khi làm bài
4.Kĩ năng sống
Kỹ năng tự nhận thức, đánh giá
II. Các hoạt động dạy - học
1.Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17 Hoat dong ngu van Lam tho bay chu.doc