A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ học đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ để vận dụng trong việc học văn và làm văn
3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc chọn lựa và sử dụng từ vựng.
B Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập
2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý.
C Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P)
II. Bài cũ : (5p)
HS 1: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? từ ngữ nghĩa hẹp? cho ví dụ.
HS 2: làm bài tập 5 sgk.
III Bài mới:
Hoạt động 1:(3p) Khởi động
Khái niệm “trường từ vựng” có lẽ rất mới với các em, bởi trước đây chưa được đua vào chương trình Ngữ văn THCS. Vậy bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
Ngày soạn:12/9/06 Tiết 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG A Mục tiêu:* Giúp học sinh: 1. Kiến thức:Hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết mối quan hệ giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ học đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụđể vận dụng trong việc học văn và làm văn 3. Giáo dục học sinh có ý thức trong việc chọn lựa và sử dụng từ vựng. B Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ, xem thêm sách bài tập 2. Học sinh: Đọc sách, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý. C Tiến trình lên lớp: I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(2P) II. Bài cũ : (5p) HS 1: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng? từ ngữ nghĩa hẹp? cho ví dụ. HS 2: làm bài tập 5 sgk. III Bài mới: Hoạt động 1:(3p) Khởi động Khái niệm “trường từ vựng” có lẽ rất mới với các em, bởi trước đây chưa được đua vào chương trình Ngữ văn THCS. Vậy bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 2:(12 p) Tìm hiểu khái niệm GV treo bảng phụ cho hs đọc đoạn văn Các từ được gạch chân có nét chung gì về nghĩa? Hs làm việc độc lập -Gv đưa thêm một số ví dụ yêu cầu hs tìm tên trường sau đó yêu cầu hs lấy ví dụ. - Qua việc tìm hiểu ví dụ trên em hiểu thế nào là trường từ vựng Gọi hs đọc phần ghi nhớ. Gv cho hs đọc các mục a, b, c, d trong phần lưu ý(sgk) sau đó giáo viên vừa giải thích vừa lấy thêm dẫn chứng minh hoạ. Hs ghi các điểm lưu ý vào vở. Hoạt động 3(17p): Tổ chức luyện tập Gv tổ chức cho hs làm bài tập 1. Hs đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. GV cho 1 hs đọc bài tập 2, hs thảo luận theo nhóm, dại diện nhóm trình bày. Gv mời các nhóm khác nhận xét. Gv bổ sung Gọi hs đọc bài tập 5. Hs làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm lên bảng trình bày , mỗi tổ làm một nội dung Nội dung kiến thức I. Thế nào là trường từ vựng. 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: Các từ mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng đều chỉ bộ phận cơ thể của con người. *Ghi nhớ: SGK 2. Lưu ý: a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. c. Hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau. d. Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật củangôn từ bằng ẩn dụ, nhân hoá, so sánh III. Luyện tập Bài tập 1:Trường từ vựng “người ruột thịt” trong truyện ngắn Trong lòng mẹ: mẹ, cô, thầy, em, con, cậu, mợ Bài tập 2:các nghĩa rộng là: Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản Dụng cụ để đựng. Hoạt động của chân d. Trạng thái tâm lý đ. Tính cách. e. Dụng cụ để viết Bài tập 5: Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản: ( lưới, câu, vó) Lưới Trường vòng vây:( lưới trời, ) Dụng cụ sinh hoạt:( lưới sắt, túi lưới) Trường nhiệt độ(lạnh cóng, giá Lạnh lạnh, nóng, ấm) Trường thái độ( lạnh lùng, lạnh nhạt) Chiến đấu:( tiến công, Phòng thủ, phòng ngự). Phòng thủ Thái độ: (giữ gìn, thủ thế..) D. Củng cố, dặn dò:(6p) * Củng cố: -Thế nào là trường từ vựng? Các trường hợp cần lưu ý? - Gọi 1 hs đọc to phần ghi nhớ * Dặn dò: - Học bài , làm bài tập 3.4,6. Soạn bài Bố cục văn bản. - Đọc và trả lời các câu hỏi ở SGK
Tài liệu đính kèm: