Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17 đến tiết 20

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17 đến tiết 20

TIẾT 17 - PHẦN: TIẾNG VIỆT

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

A/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS :

- Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh.

- Có ý thức sử dụng từ tượng hình .từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng , tính biểu cảm trong giao tiếp , đọc – hiểu và tạo lập văn bản .

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của từ tượng hình , từ tượng thanh.

- Công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh.

 2.Kĩ năng :

- Nhận biết từ tượng hình , từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả .

- Lựa chọn , sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói , viết.

3. Thái độ: Biết yêu quý và trau rồi tiếng Việt.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 9/ 2011
Ngày dạy: 13/ 9/ 2011 TIẾT 17 - PHẦN: TIẾNG VIỆT 
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS : 
- Hiểu được thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình .từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng , tính biểu cảm trong giao tiếp , đọc – hiểu và tạo lập văn bản .
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của từ tượng hình , từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh.
 	2.Kĩ năng : 
- Nhận biết từ tượng hình , từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả .
- Lựa chọn , sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói , viết.
3. Thái độ: Biết yêu quý và trau rồi tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị : 
- Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , Bảng phụ . 
- Học Sinh : Vở bài soạn .
C/ Tiến trình lên lớp : 
1/ Ổn định tổ chức
2 / Kiểm tra bài cũ : KT 15’
 Câu 1 : Thế nào là trường từ vựng ? Cho ví dụ ? (6 điểm)
 Câu 2 : Tìm các từ thuộc trường từ vựng : Hoạt động trí tuệ của con người, hoạt động của tay ? (4 điểm)
 Đáp án .
 Câu 1 : Ghi nhớ /Sgk /21.
 Câu 2 : Trường hoạt động trí tuệ của con người : nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, phân tích , tổng hợp, kết lụân ,phán đoán 
 Trường hoạt động của tay : túm ,nắm , xé , cắt ,chặt 
3/ Bài mới :. 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Hoạt động 1 : Khởi động
Giới thiệu tác dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh trong văn bản nghệ thuật. GV đi vào bài mới. 
 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
GVH: Trong những từ in đậm trên, những từ nào gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người?
GVH: Các từ móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc gợi tả điều gì ?
HS: 
- Móm mém : Gợi tả hình ảnh của miệng hõm vào do rụng nhiều răng .
- Xồng xộc : Gợi tả dáng vẻ chạy xông tới một cách đột ngột .
- Vật vã : Gợi tả hình ảnh lăn lộn vì đau đớn .
- Rũ rượi : Gợi tả hình ảnh đầu tóc rối bù và xoã xuống .
- Xộc xệch : Gợi tả hình ảnh k gọn gàng của quần áo .
- Sòng sọc : Gợi tả mắt mở to, k chớp và đưa đi đưa lại rất nhanh.
GVH: Các từ hu hu , ư ử được tạo thành dựa trên cơ sở nào ? 
HS: 
Hu hu : Mô phỏng âm thanh tiếng khóc của con người .
Ư ử : Mô phỏng âm thanh tiếng kêu của con chó .
GVH :Thế nào là từ tượng hinh , từ tượng thanh ?
GVH: Nếu cô k sử dụng các từ tượng hình này hoặc thay thế một số từ tượng hình bằng những từ ngữ khác có nghĩa tương đương thì đoạn văn trong sgk và đoạn văn được thay thế , đoạn nào sẽ hay hơn ? Vì sao ? 
HS : Đoạn văn trong sgk hay hơn vì các TTH , TTT gợi được hình ảnh và âm thanh cụ thể ,sinh động như cuộc sống nên có sức biểu cảm cao . 
GVH: TTT và TTH thường được sử dụng nhiều 
trong các thể loại văn nào?
? Qua phân tích hãy nêu đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh? 
Họat Động 3 : Luyện tập 
HS đọc yêu cầu bài tập 1 / sgk / 49 .
 HS tìm các từ tượng hình và từ tượng thanh trong đoạn trích 
Lên bảng điền vào ô.
GV nh ận xét -sữa chữa. 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 /sgk /50.
HS thực hiện theo mẫu , ít nhất 5 từ 
 HS lên bảng trình bày .
GV sữa chữa 
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 /sgk/ 50 .
HS thực hiện theo mẫu , ít nhất 3 từ .
HS lên bảng ghi lại phần giải thích .
GVnhận xét - sữa chữa
- HS đọc yêu cầu bài tập 5 /sgk/ 50 .
HS lên bảng đặt câu
GVnhận xét - sữa chữa
I/ Đặc điểm, công dụng
 * Vd / sgk / 49 
Hình ảnh ,dáng vẻ, trạng thái.
Mô phỏng âm thanh .
Móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi , xộc xệch , sòng sọc .
 Hu hu , ư ử 
* Ghi nhớ : Sgk /49 
II / Luyện tập 
 Bài 1 /sgk /49: Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh 
Từ Tượng hình
Từ Tượng thanh 
Rón rén , lẻo khoẻo ,chỏng quèo 
 Xoàn xoạt , bịch, bốp 
Bài 2 / sgk /50 .
 - Đi lò dò , đi lom khom, đi ngất ngưởng, đi khệnh khạng, đi nghiêng nghiêng , đi lừ đừ ,đi vội vàng , đi khoan thai,  
Bài 3 /sgk /50 
 - Cười ha hả : Tiếng cười to , tỏ ra rất khoái chí 
- Cười hì hì : Tiếng cười phát ra đằng mũi, thích thú, có vẻ hiền lành .
- Cười hô hố : Tiếng cười to 
- Cười hì hì : Tiếng cười phát ra đằng mũi, thích thú, bất ngờ .
- Cười hô hố :Tiếng cười to và thô lỗ, gây cảm giác khó chịu cho người khác .
- Cười hơ hớ : Cười thoải mái, vui vẻ , không cần giữ gìn .
Bài 5/sgk /50
Hoa xoan lắc rắc ngoài sân.
Nước mắt lã chã rơi.
Bác ấy đã lấm tấm mồ hôi.
Con đường khúc khuỷu gập ghềnh.
Đom đóm lập lòe ngoài kia.
Đồng hồ kêu tích tắc tích tắc.
Mưa rơi lộp bộp.
Con vịt đi lạch bà lạnh bạch.
Giọng nói của ông ấy cứ ồm ồm.
Thác chảy ào ào.
Hoạt động 4 : Củng cố – Dặn dò 
 ? Thế nào là từ tượng thanh , từ tượng hình?
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
-. Làm bài tập 4 ,5 /sgk / 50 . 
- Soạn : Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 	* Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 12/ 9/ 2011
Ngày dạy: 15/ 9/ 2011 TIẾT 18 - PHẦN: TIẾNG VIỆT 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS : 
 - Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương ,thế nào là biệt ngữ xã hội.
 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn cảnh. 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ ngữ địa phương , biệt ngữ xã hội.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản .
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết , hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội .
 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: Biết yêu quý và trau rồi tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo Viên: Giáo án, SGK, SGV. 
 - Học Sinh: Vở bài soạn . 
C/ Tiến trình lên lớp: 
1/ Ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 : Phân biệt từ tượng hình và từ tượng thanh ? Cho vd để minh hoạ ? Câu 2 : Tìm và đặt câu với 2 từ tượng thanh ? 
 Đáp án :
 Câu 1: Ghi nhớ /sgk /49.
 Câu 2: - Nước chảy ào ào.
 - Tiếng suối chảy róc rách .
3/ Bài mới : 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Họat động 1: Khởi động
Bộ phận lớn trong từ ngữ Tiếng Việt là từ địa phương và biệt ngữ xã hội ...
Họat động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Vd /sgk /56 
HS đọc ví dụ . Chú ý những từ in đậm
GVH:Tìm các từ có nghĩa tương tự với các từ in đậm? 
GVH: Từ nào là từ địa phương ? Vì sao?
GVH : Các từ ngữ nào là từ ngữ toàn dân ? Vì sao ? 
GV H – chốt : Tóm lại , ta có thể dựa vào đâu để phân biệt từ ngữ địa phương và từ toàn dân ? 
 HS đọc phần ghi nhớ 1 / sgk /56 . 
Ví dụ a,b /sgk /trang 57 . 
GVH : Giải thích nghĩa từ mẹ và mợ ?
GVH: Vì sao có lúc tác giả dùng từ mẹ , có lúc tác giả lại dùng mợ? Phân tích sự khác nhau trong 2 cách dùng ấy?
GVH: Giải thích từ “ ngỗng ” và “ trúng tủ ”? Cho biết các từ này dùng cho tầng lớp nào? 
GV dẫn HS vào vấn đề: các từ ngữ ấy được gọi là biệt ngữ xã hội . Thế nào là biệt ngữ xã hội ?
GVH :Phân biệt sự khác nhau giữa từ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
GV cho HS chốt lại vấn đề : 
Từ ngữ địa phương : Dùng trong 1 địa phương nhất định .
Biệt ngữ xã hội : Dùng trong 1 tầng lớp XH .
 HS đọc phần ghi nhớ 2 
GVH: Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội , ta cần chú ý điều gì?
GVH: Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
GVH: Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, t/ giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? 
GV chốt : Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng chỗ sẽ có tác dụng gỉ ?
Họat động 3 : Luyện tập 
HS đọc yêu cầu bài tập 1 /sgk /58.
HS tìm các từ địa phương và từ toàn dân tương ứng theo mẫu 
HS lên bảng điền vào ô .
HS đọc yêu cầu bài tập 2 /sgk/59 .
HS làm vào vở theo sự hướng dẫn của giáo viên .
HS lên bảng trình bày.
GV sữa chữa. 
HS làm vào vở theo sự hướng dẫn của giáo viên .
HS lên bảng trình bày.
GV sữa chữa
I / Từ ngữ địa phương 
 * Vd 1 /sgk /56 : 
- bắp 
 từ địa phương 
- bẹ 
- ngô : từ toàn dân 
* Ghi nhớ 1 /sgk /56 
II/ Biệt ngữ xã hội 
 * Vd 2 /sgk /57.
a/ mẹ = mợ : Người phụ nữ sinh con.
- Mẹ : Từ ngữ toàn dân.
- Mợ :Tầng lớp trung lưu,thượng lưu trong XHPK.
b/ Ngỗng : Điểm kém .
 Trúng tủ : Đúng với phần học, ôn .
* Ghi nhớ 2 / sgk /57.
 III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Phải chú ý đến tình huống giao tiếp.
- Lạm dụng à gây khó hiểu .
Ghi nhớ 3 /Sgk /58 
IV/Luyện Tập 
Bài 1 /sgk /58 : Tìm địa phương , từ toàn dân . 
 Từ địa phương 
 Từ toàn dân 
Cươi (Q .Trị) 
Chết giấc ( Nam ) 
Ngái (Ng .An ) 
 Sân
 Ngất
 Xa
Bài 2 /sgk /59 .
 Học gạo : học thuộc lòng một cách máy móc.
Quay phim : đem tài liệu vào phòng thi và chép.
Bài 3 /sgk /59: phần a
Họat động 4 : Củng cố – Dặn dò 
 	? Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội ?
- Học thuộc phần ghi nhớ . 
- Làm bài tập 4,5 /sgk /59.
- Soạn : Tóm tắt văn bản tự sự.
 Luyện tập tóm tắt văn bản.
* Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 12/ 9/ 2011
Ngày dạy: 15/ 9/ 2011 TIẾT 19 - PHẦN: TẬP LÀM VĂN 
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : 
- Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự .
1. Kiến thức: 
- Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự .
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu , nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
 - Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát vá tóm tắt chi tiết.
3. Thái độ: Có ý thức tự tóm tắt văn bản tự sự.
B/ Chuẩn bị: 
	- Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV. 
	- Học Sinh : Vở bài soạn .
C/ Tiến trình lên lớp : 
1/ Ổn định tổ chức 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
 Câu 1 : Nêu tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản. ? 
 Câu 2 : Cho đoạn văn :	
 Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời ,cuối cùng thế Sơn Tinh vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt :Thần nước đành phải rút quân.
 Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
 ? Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết và cho biết nó có nội dung gì ? 
 Đáp án : 
 Câu 1 : Ghi nhớ/ sgk /53. 
 Câu 2: Từ ngữ liên kết : “ Từ đó “.(chỉ từ)
 3/ Bài mới 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Họat động 1 : Khởi động
Giới thiệu tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự cần thiết cho quá trình tìm hiểu và phân tích . GV đi vào bài mới
 Họat động 2 : Hình thành kiến thức mới
Tình huống : Trong cuộc sống hằng ngày , có những văn bản tự sự chúng ta đã đọc nhưng nếu muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết thì phải tóm tắt văn bản tự sự.
HS thảo luận và chọn đáp án đúng trong các câu a,b,c,d.
GVH: Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự? ( sự việc và nhân vật chính )
GVH: Ngoài những yếu tố quan trọng ấy , tp tự sự còn có những yếu tố nào khác?(mtả , bcảm , nv phụ , các chi tiết ..)
GVH : Khi tóm tp tự sự ta phải dựa vào những yếu tố nào là chính? ( sự việc và nhân vật chính )
GVH : Mục đích của việc tóm tắt tp tự sự là gì?
HS: Kể lại một cốt truyện để người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy .
GVH: Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? 
Hs đọc phần 1 ghi nhớ /sgk /61.
GV đi vào vấn đề : Việc tóm tắt đòi hỏi nhiều kĩ năng, sao cho đảm bảo đầy đủ nội dung.
HS đọc văn bản / sgk /60 .
GVH : Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà em nhận ra được điều đó ?
GVH: Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ?
GVH:Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy ? (về độ dài,về lời văn,về số lượng nhân vật ,sự việc )
GVH: Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ?
GVH: Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào?
GVH- chốt : Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Cách tóm tắt văn bản tự sự ?
 Họat Động 3 : Luyện Tập 
GV cho HS đề bài 
HS các nhóm thảo luận : Liệt kê các sự việc , tìm chủ đề .
Các nhóm tiến hành viết bài tóm tắt vào vở .
Cử đại diện đọc trước lớp 
GV nhận xét -sữa chữa.
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
* Ý 1 / Ghi nhớ : Sgk /61 
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự 
1, Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
- Đảm bảo đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.
- Đảm bảo tính khách quan :trung thành với văn bản được tóm tắt.
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: mở bài , phát triển và kết thúc.
2. Các bước tóm tắt văn bản
- Đọc kĩ để hiểu chủ đề của văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
- sắp xếp các nội dung ấy theo trình tự.
- Viết thành văn bantr tóm tắt.
=> Ghi nhớ : sgk /61.
III) Luyện Tập 
Đề : Tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
Tóm tắt : Tổ tiên người Việt là Long Quân và Âu Cơ .Long Quân nòi rồng, hay đi chơi vùng hồ ở Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam ) .Bà Âu Cơ là giống tiên ở phương Bắc. Bà xuống chơi vùng Lạc Việt thấy cảnh đẹp quên về. Long Quân và Âu Cơ lấy nhau,Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con .Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương , đóng đô ở Phong Châu , đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con rồng cháu tiên.
Họat Động 4 : Củng cố – Dặn dò 
 	? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 	 - Học thuộc ghi nhớ /sgk /61.
 	 - Soạn: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 
	* Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 16/ 9/ 2011
Ngày dạy: 19/ 9/ 2011 TIẾT 20 - PHẦN: TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
 - Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự .
 - Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự .
 	1. Kiến thức : 
 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt văn bản tự sự.
 	2. Kĩ năng :
 Tóm tắt văn bản tữ sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
3. Thái độ: Có ý thức luyện tập tốm tắt văn bản tự sự.
B/ Chuẩn bị : 
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV.. 
 - Học Sinh : Vở bài soạn , vở bài tập . 
C/ Tiến trình lên lớp : 
 1) Ổn định tổ chức. 
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
Câu 1 : Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Nêu cách tóm tắt một văn bản tự sự ? 
Câu 2: Tóm tắt lại văn bản : Bài học đường đời đầu tiên? 
 Đáp án : 
 Câu 1: Ghi nhớ /sgk /61.
 Câu 2: Tóm tắt : Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khoẻ mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần , Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt , dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Dế Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năng về thói hung hăng bậy bạ của mình.
 3/ Bài mới : 
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN 
Họat động 1 : Khởi động 
Giới thiệu tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự cần thiết cho quá trình tìm hiểu và phân tích. GV đi vào bài mới. 
Họat Động 2 : Luyện tập
HS đọc yêu cầu BT1/ sgk/61.
HS sắp xếp các ý cho phù hợp.
HS tóm tắt văn bản vào vở.
HS trình bày – GV sữa chữa.
HS đọc yêu cầu BT2/sgk/62.
HS xác định được các nhân vật quan trọng và các sự vịêc tiêu biểu.
HS tóm tắt văn bản.
HS trình bày – GV sữa chữa
HS đọc yêu cầu BT3 /sgk/62.
HS thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời.
GV nhận xét -sữa chữa.
- Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm.
BT 1/sgk /61. Xếp lại ý theo thứ tự hợp lí.
 b, a, d, c, g, e, i, h, k .
Tóm tắt : theo gợi ý sgk / 61 .
BT 2 /sgk /62.
- Nhân vật quan trọng : Chị Dậu , Cai lệ, người nhà lí trưởng ..
- Sự việc tiêu biểu :Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại Cai lệ, người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu .
Tóm tắt : Anh Dậu vừa được tha về, người ốm yếu, vừa bưng bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến đòi bắt trói anh vì thiếu suất sưu của em trai đã chết. Lo cho chồng , chị Dậu van xin nhưng càng van xin chúng càng quát tháo , đấm vào ngực chị và sấn sổ nhảy vào để trói anh Dậu. Chị Dậu nghiến răng giận dữ , túm cổ cai lệ dúi ra cửa, nó ngã chõng quèo. Tên người nhà lí trưởng cũng bị chị túm tóc và ngã nhào ra thềm .Anh Dậu can nhưng chị Dậu vẫn không nguôi cơn giận “thà ngồi tù để cho chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được”
BT 3 /sgk /62. 
 Tôi đi học và Trong lòng mẹ là 2 tp tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình), các t/g chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt.
Họat động 4 : Củng cố - Dặn dò .
 ? Giữa văn bản tự sự có cốt truyện và văn bản tự không có cốt truyện văn bản nào dễ tóm tắt hơn ? Vì sao ? 
- Soạn :Cô bé bán diêm .
* Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1720.doc