Giáo án Ngữ văn 8 tiết 67 bài 18: Trả bài kiểm tra tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 67 bài 18: Trả bài kiểm tra tiếng việt

TIẾT 67 TIẾNG VIỆT

TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Nhận biết chính xác những ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện cách nhận biết các đơn vị kiến thức tiếng Việt chính xác; cách phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. Rèn kĩ năng viết đoạn văn đúng cấu trúc, dùng từ, diễn đạt chính xác, biết sử dụng câu ghép đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Biết rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, tìm ra những ưu, nhược điểm của bài kiểm tra, soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn lại kiến thức tiếng Việt từ đầu năm đến tiết kiểm tra.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 67 bài 18: Trả bài kiểm tra tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C
TIẾT 67 TIẾNG VIỆT
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Nhận biết chính xác những ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra.
	b) Về kĩ năng: Rèn luyện cách nhận biết các đơn vị kiến thức tiếng Việt chính xác; cách phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh. Rèn kĩ năng viết đoạn văn đúng cấu trúc, dùng từ, diễn đạt chính xác, biết sử dụng câu ghép đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Biết rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, tìm ra những ưu, nhược điểm của bài kiểm tra, soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn lại kiến thức tiếng Việt từ đầu năm đến tiết kiểm tra.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: 
	Sĩ số 8C: 
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Tiết trước, các em đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt, giờ học hôm nay cô sẽ trả bài để các em biết được kết quả bài kiểm tra, thấy rõ ưu, nhược điểm, từ đó rút kinh nghiệm làm tốt bài kiểm tra sau.
b) Dạy nội dung bài mới
	I. TÌM HIỂU ĐỀ (5’)
	GV: Đọc lại toàn bộ đề kiểm tra.
	?TB: Xác định yêu cầu của đề bài phần trắc nghiệm?
	HS: Phần trắc nghiệm gồm 11 câu gồm 4 dạng hỏi: điền khuyết, nối kết, đúng – sai, lựa chọn. Mỗi dạng có yêu cầu làm bài riêng.
	?KH: Xác định yêu cầu của đề bài phần tự luận?
	HS: Phần tự luận gồm 2 câu. Câu 12 xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong đoạn văn; phân tích giá trị biểu cảm của các từ tượng hình, tượng thanh đó. Câu 13 yêu cầu viết đoạn văn dung lượng từ 10 đến 12 câu nói về một nhân vật văn học mà em yêu thích, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép, gạch chân xác định câu ghép có trong đoạn.
	II. ĐÁP ÁN (10’)
	Phần trắc nghiệm (3 điểm):
	Câu 1 (0.25 đ): B;	Câu 2 (0.5 đ): a nối với 3; b nối với 1. 	
Câu 3 (0.25 đ): điền “và chúng không bao chứa nhau”;
	Câu 4 (0.25 đ): A; Câu 5 (0.25 đ): B; Câu 6 (0.25 đ): C; 
	Câu 7 (0.25 đ): B; Câu 8 (0.25 đ): A; Câu 9 (0.25 đ): C;
	Câu 10 (0.25 đ): B; Câu 11 (0.25 đ): A.
	Phần tự luận (7 điểm):
	Câu 12 (2 điểm):
	- Những từ tượng hình trong đoạn văn: mải mốt, xồng xộc, vật vã, xộc xệch, rũ rượi, long sòng sọc (0.75 đ).
	- Những từ tượng thanh trong đoạn văn: xôn xao, tru tréo (0.25 đ).
	- Nếu lược bỏ các từ tượng hình, tượng thanh đó thì sẽ mất đi phần âm thanh và hình ảnh, đoạn văn do đó sẽ mất đi sự sinh động, gợi cảm (người đọc sẽ không hình dung được cái chết vật vã, đau đớn của lão Hạc, không thấy được sự lo lắng khẩn trương của ông giáo khi sang nhà lão Hạc) (1 đ).
	Câu 13 (5 điểm):
	a) Về hình thức:
	- Đoạn văn đảm bảo độ dài khoảng 10 – 12 dòng (0.5 đ).
	- Cách trình bày nội dung đoạn tuỳ chọn: diễn dịch, quy nạp, hoặc tổng – phân - hợp, đoạn văn đảm bảo cấu trúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt (1 đ).
	- Trong đoạn có câu ghép và kiểu câu ghép cũng được tự chọn. Yêu cầu gạch xác định chính xác câu ghép có trong đoạn (1 đ).
	b) Về nội dung:
	- Chọn nói về một nhân vật mà mình hiểu nhất, thích nhất theo đúng yêu cầu của đề (2.5 đ).
	III. NHẬN XÉT CHUNG (5’)
	- Về nắm kiến thức: Đa số các em nắm được kiến thức của đề bài ở cả hai phần trắc nghiệm và tự luận. Song vẫn còn hiện tượng nhầm lẫn kiến thức (phần câu ghép), hoặc bỏ sót kiến thức (phần từ tượng hình, tượng thanh).
	- Kỹ năng vận dụng: Phần lớn các em biết cách làm bài theo đúng yêu cầu của đề ra. Nhưng vẫn còn hiện tượng một số em viết đoạn văn chưa đúng cấu trúc, hoặc viết đoạn văn quá dung lượng cho phép.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Nhiều em diễn đạt trôi chảy, trình bày khoa học, bên cạnh đó hiện tượng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt vẫn còn.
	GV: Thông báo sơ bộ kết quả điểm từng lớp.
	IV. CHỮA LỖI SAI (8’)
	Lỗi chính tả, lỗi dùng từ: 
- rằn vặt, trờ đợi
- Cô bé bán riêm đã phải hi sinh vì sự thờ ơ lạnh lùng của người đời.
	Chữa lỗi:
	- dằn vặt, chờ đợi
	- Cô bé bán diêm đã chết vì sự thờ ơ, lạnh lùng của người đời.
	Lỗi dùng từ, diễn đạt:
	- Câu chuyện Tắt đèn của Nam Cao đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
	Chữa lỗi: Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về số phận người nông dân trong xã hội cũ.
	V. ĐỌC BÀI MẪU (3’)
	- Đọc đoạn văn mẫu câu 13 của em Cà Lâm Oanh lớp 8B
	- Đọc đoạn văn mẫu câu 13 của em Nguyễn Thuỳ Dung lớp 8C
	VI. TRẢ BÀI (6’)
	GV: Yêu cầu HS xem lại bài, cộng điểm theo từng phần, sửa các lỗi cô giáo chỉ ra trong bài.	
VII. GỌI ĐIỂM (3’)
c) Củng cố, luyện tập (3’):
	GV: Nhắc lại kiến thức về đoạn văn. 
	Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,
	GV: Gọi HS đọc bài văn Chiếc xe đạp trong SGK.	
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Tiết tới soạn Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ. Yêu cầu:
	+ Xem lại kiến thức thơ bảy chữ cả thơ Đường luật và thơ Việt Nam đã học, xem lại kiến thức thuyết minh về một thể thơ.
	+ Đọc, tìm hiểu kĩ các ví dụ và câu hỏi thuộc mục chuẩn bị ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 67 bai 18.doc