Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 66: Ông Đồ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 66: Ông Đồ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông Đò và niềm cảm thương, nhớ tiếc của tác giả đối với một lớp người tài hoa, một nét sinh hoạt văn hoá gắn bó với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm, nghìn năm nay trở nên vắng bóng.

2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu liên quan

2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

-Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hai chữ nước nhà?

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Từ xưa ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và có cái thú chơi chữ, chơi câu đối tết. Các nhà nho, vì vậy, có một vị trí trung tâm trong đời sống văn hoá dân tộc. Nhưng đầu thế kỉ XX, chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, nhường chỗ cho tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ. Các ông Đồ, vì thế, trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị người đời lãng quên dần. Xúc cảm trước tình cảnh đó, bài thơ ông Đồ của Vũ Đình Liên đã ra đời.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1648Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 66: Ông Đồ - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/06
Tiết 66: ÔNG ĐỒ
	 (Vũ Đình Liên)
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông Đò và niềm cảm thương, nhớ tiếc của tác giả đối với một lớp người tài hoa, một nét sinh hoạt văn hoá gắn bó với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm, nghìn năm nay trở nên vắng bóng.
2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu liên quan
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
-Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hai chữ nước nhà?
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Từ xưa ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và có cái thú chơi chữ, chơi câu đối tết. Các nhà nho, vì vậy, có một vị trí trung tâm trong đời sống văn hoá dân tộc. Nhưng đầu thế kỉ XX, chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ nho bị rẻ rúng, nhường chỗ cho tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ. Các ông Đồ, vì thế, trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị người đời lãng quên dần. Xúc cảm trước tình cảnh đó, bài thơ ông Đồ của Vũ Đình Liên đã ra đời.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(5p)Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Gv gọi hs đọc phần chú thích.
Nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm
Hoạt động 3(8p) Hướng dẫn đọc
GV hướng dẫn cách đọc. Gọi hs đọc.
Hoạt động 4:(20p) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
 Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
Chỉ ra bố cục?
Hs đọc lại 2 khổ đầu.
Gv nói cho hs biết ông Đồ là ai?
GV : Hình ảnh ông Đồ trong quá khứ xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Ông Đồ có vị trí như thế nào trong con mắt người qua lại? Thái độ của họ?
( Gv nói thêm về tục viết câu đối trong ngày tết)
Hình ảnh ông Đồ là biểu tượng cho điều gì?
Hs làm việc độc lập
( Ông Đồ chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá tâm linh người việt Nam một thời)
HS đọc hai khổ tiếp theo
GV: Vị trí của ông Đồ trong bức tranh?
Nỗi buồn tủi, xót xa của ông Đồ được khắc hoạ qua những hình ảnh nào?
Nghệ thuật tả cảnh có gì độc đáo?
Đọc khổ cuối
GV: Hãy so sánh cảnh ở khổ cuối và cảnh ở khổ đầu có gì giống và khác nhau?
Em hiểu như thế nào về hai câu cuối?
Sự vắng bóng đó đã gợi lên trong lòng người đọc tình cảm gì?
Hs làm việc nhóm
Hoạt động 5:(4p) Tổng kết.
Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:Vũ Đình Liên (1913-1996), quê Hà Nội, là một nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo.
-Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2. Tác phẩm:Ông Đồ là bài thơ thành công xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó:
1. Đọc: giọng đau xót, căm giận, thở than u sầu.
2. Từ ngữ khó: SGK
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Thể thơ: Thơ 5 chữ.
2..Bố cục:* 3 đoạn: hai khổ đầu, hai khổ giữa và khổ cuối. 
3. Phân tích
a. Hình ảnh ông Đồ trong quá khứ.
* Hoàn cảnh: tết đến, hoa đào nở, phố xá đông người
-> Khung cảng đông vui nhộn nhịp.
* Ông Đồ là trung tâm chú ý: 
 Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
->Ngưỡng mộ, tôn vinh.
-> Lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm lớn.
-> Là biểu tượng cho thời kì đắc ý của nho học
b. Ông Đồ bây giờ.
Ông Đồ “vẫn ngồi đấy”, “không ai hay”
-> Lẽ loi, lạc lỏng
-> Sự tàn tạ, hết thời của nho học.
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu.
- Nghệ thuật: nhân hoá-nói lên tâm trạng buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế; “ lá vàng”, “mưa bụi bay”->ẩn dụ: sự tàn tạ, sụp đổ củanền nho học
-> Tả cảnh ngụ tình: nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi xót xa ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.
5. Ông Đồ biến mất
-Cảnh: tết đến, hoa đào nở-> quy luật của tự nhiên.
- Người: “không thấy ông Đồ xưa”
-> Niềm cảm thương, tiếc nuối.
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?
-> Nỗi thương xót, ngậm ngùi của tác giả và cả một thế hệ nhà thơ mới, nỗi niềm hoài cổ.
IV. Tổng kết:
- Thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông Đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ, hình ảnh bình dị, trong sáng mà giàu sức gợi cảm
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Khái quát lại những nội dung chính. Giá trị toàn bài.
- Gọi hs đọc to phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
 -Học bài
- Soạn bài Hoạt động Ngữ Văn

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 66.doc