Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Hai chữ nước nhà - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Hai chữ nước nhà - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết qua đoạn trích của bài thơ Hai chữ nước nhà.

2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.

3. Thái độ: Yêu nước và căm thù giặc .

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về Trần Tuấn Khải.

2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

-Chỉ ra cái mới trong thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà?

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Trần Tuấn Khải.Ông mượn lời người cha dặn con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 9665Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 65: Hai chữ nước nhà - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/12/06
Tiết 65: HAI CHỮ NƯỚC NHÀ
	 	(Trần Tuấn Khải)
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Cảm nhận được tâm sự yêu nước của Trần Tuấn Khải và giọng điệu trữ tình thống thiết qua đoạn trích của bài thơ Hai chữ nước nhà.
2. Kĩ năng: Rèn năng cảm nhận và phân tích thơ.
3. Thái độ: Yêu nước và căm thù giặc .
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, Đọc tư liệu về Trần Tuấn Khải.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
-Chỉ ra cái mới trong thơ thất ngôn bát cú của Tản Đà?
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Hai chữ nước nhà là bài thơ nổi tiếng của Trần Tuấn Khải.Ông mượn lời người cha dặn con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(7p)Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Gv gọi hs đọc phần chú thích.
Nêu vài nét chính về tác giả.
GV nói thêm: Nguyên Phi Khanh( cha của NGuyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về để lo tính việc trả thù nhà.TTK mượn lời cha dặn con để gử gắm tâm sự yêu nước.
Hoạt động 3(8p) Hướng dẫn đọc
GV hướng dẫn cách đọc. Gọi hs đọc.
Hoạt động 4:(18p) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
 Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
Chỉ ra bố cục?
GV : Nỗi sầu diễn ra trong bối cảnh không gian như thế nào?
Con người trong cuộc đang mang một bi kịch thương tâm như thế nào?
GV kể cho hs nghe chuyện của Phi Khanh
Thực chất của lời khuyên đó là gì?
Hs đọc 20 câu tiếp theo.
Thảo luận:
Tâm sự yêu nước của tác giả thể hiện qua những tình cảm nào?
Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng?
Nhận xét chung về đoạn thơ?
Người cha hi vọng, trao gởi cho con điều gì?
Em có suy nghĩ gì về lời căn dặn của người cha?
Hoạt động 5:(4p) Tổng kết.
Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 6:() Luyện tập.
Gv hướng dẫn hs về nhà làm
HS làm bài tập ở phần luyện tập
I.Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:Trần Tuấn Khải (1895-1983), bút hiệu là Á Nam.
Quê: Quang Xán, Mĩ Hà, Mĩ Lộc, Nam Định.
- Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình
2. Tác phẩm:SGK.
* Đề tài và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử( chuyện về cha con Nguyễn Trãi khi xưa)
- Bài thơ ra đời năm 1924, khi đất nước đang chịu sự xâm lược của thực dân Pháp.
* Vị trí đoạn trích: Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu của bài.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó:
1. Đọc: giọng đau xót, căm giận, thở than u sầu.
2. Từ ngữ khó: SGK
III.Tìm hiểu văn bản:
1. Thể thơ: Song thất lục bát
2..Bố cục: 
Phần 1: (8 câu đầu): sầu chia ly.
Phần 2( 20 câu tiếp theo): Nỗi đau mất nước.
Phần 3. (8 câu cuối): Gửi trao niềm khát vọng.
3. Nỗi sầu li biệt.
*Không gian: ảm đạm, tăm tối: Chón ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hỏ thét chim kêu.
* Hoàn cảnh: cha con li biệt. 
* Tâm trạng: đau đớn, xót xa: nước mất nhà tan; máu và lệ hoà quyện.
-> Lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm lớn.
4. Nỗi đau mất nước.
*Mượn tâm sự của người cha:
- Tủi nhục vì đất nước có truyền thống độc lập mấy nghìn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc: “Giống Hồng Lạc..”
- Căm giận vì kẻ thù phá đất nước tan hoang “ xương rừng máu sông”, “ bỏ vợ lìa con”.
- Nỗi xót xa trào xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, khối uất, cơn sầu
Lo cho dân tộc: “ Lấy ai tế độ đàn sau đó mà”
-> Lời lẽ thống thiết, bi phẫn. Đây không phải là dằn vặt riêng tư mà là nỗi đau lớn của cả dân tộc, cả một thế hệ.
5. Lời trao gởi cho con
“ Giang sơn gánh váccậy con”, “noi gương tổ tông ‘ vì nước gian lao”, “phất cao ngọn cờ”
-> Trao cho con nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức cao cả. Đó là khát vọng của cha, của tác giả, của cả dân tộc.
IV. Tổng kết: SGK
V. Luyện tập:
Những từ sáo mòn: ải Bắc, cõi trời Nam, mây sầu gió thảm, hổ thét chim kêu, hạt máu nóng.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Khái quát lại những nội dung chính. Giá trị toàn bài.
- Gọi hs đọc to phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
 -Học bài
- Soạn bài Ông Đồ

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 65.doc