Giáo án Ngữ văn 8 tiết 64 bài 17: Tập làm văn: Trả bài viết số 3

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 64 bài 17: Tập làm văn: Trả bài viết số 3

TIẾT 64 TẬP LÀM VĂN

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức kiểu bài văn thuyết minh cho học sinh.

 b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài. Hình thành năng lực sửa chữa bài văn theo đúng yêu cầu.

 c) Về thái độ: Có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong các bài viết sau đó.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn tập lí thuyết văn thuyết minh theo sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy

 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: .

 Sĩ số 8C: .

a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 * Vào bài (1’): Các em đã tiến hành viết bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng, cô đã chấm xong bài viết đó. Tiết này, cô trả bài để các em thấy được những mặt ưu, nhược điểm qua bài viết, từ đó rút kinh nghiệm viết tốt bài sau.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 64 bài 17: Tập làm văn: Trả bài viết số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: .. Dạy lớp 8C 
TIẾT 64 TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức kiểu bài văn thuyết minh cho học sinh.
	b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài. Hình thành năng lực sửa chữa bài văn theo đúng yêu cầu.
	c) Về thái độ: Có ý thức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong các bài viết sau đó.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: Chấm bài, soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- ôn tập lí thuyết văn thuyết minh theo sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
	* Vào bài (1’): Các em đã tiến hành viết bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng, cô đã chấm xong bài viết đó. Tiết này, cô trả bài để các em thấy được những mặt ưu, nhược điểm qua bài viết, từ đó rút kinh nghiệm viết tốt bài sau.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TÌM HIỂU ĐỀ (3’)
	?TB: Hãy nhắc lại đề bài?
	* Đề: Thuyết minh về chiếc bút máy.
	?KH: Xác định kiểu bài, nội dung, giới hạn của đề?
	1. Kiểu bài
	- Văn thuyết minh (về một thứ đồ dùng).
	2. Nội dung 
	- Thuyết minh về chiếc bút máy.
	3. Giới hạn
	- Chiếc bút máy nói chung (cấu tạo, công dụng, cách bảo quản).
	II. DÀN BÀI (9’)
	Dàn ý
	?KG: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên?	
a) Mở bài
	- Giới thiệu chung về chiếc bút máy.
	b) Thân bài
	* Cấu tạo và chất liệu
	Chiếc bút máy gồm hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút.
	- Vỏ bút hình trụ rỗng đầu trên và dưới bé lại, chất liệu bằng nhựa hoặc bằng kim loại gồm hai phần:
	+ Phần vỏ trên còn gọi là nắp bút có ghim để gài có thể có ren để vặn khít với phần vỏ dưới.
	+ Phần vỏ dưới còn gọi là phần thân bút, tiếp giáp giữa thân và nắp có thể có ren để vặn khít với phần nắp và phần ruột bút.
	+ Trên thân và nắp bút bằng kim loại có thể được mạ lớp sơn màu hoặc được chạm khắc.
	- Ruột bút gồm:
	+ Ngòi bút nhọn bằng kim loại, đầu ngòi có một chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo tạo độ trơn khi viết;
+ Phía dưới ngòi bút là bộ phận lưỡi gà dùng để điều hoà mực lúc viết; 
+ Gắn với ngòi bút là phần quản bút và ống hút, dẫn mực;
	+ Nối với phần quản bút và bao ngoài ống hút, dẫn mực là vỏ ống cao su chứa mực còn gọi là bụng bút, bên ngoài vỏ ống cao su có thể bao bọc bởi một lớp vỏ kim loại mỏng gắn sát phần quản bút dùng để tạo áp lực khi bơm, nhả mực.
	* Công dụng của bút máy: Dùng để viết, vẽ.
	* Cách bảo quản:
	- Dùng xong lấy giẻ mềm lau sạch ngòi, đậy nắp bút để bảo vệ ngòi trước khi cất.
	- Dùng một thời gian cần rửa kĩ bằng nước sạch để tránh tắc mực.
	- Khi viết không ấn bút quá mạnh hoặc đánh rơi cắm phần ngòi bút xuống.
	c) Kết bài: Bày tỏ thái độ của bản thân đối với chiếc bút máy.
?KG: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
	III. NHẬN XÉT CHUNG (7’)
	- Về nắm kiến thức: Đa số các em xác định đúng yêu cầu của đề, đúng kiểu bài, nắm vững kiến thức kiểu bài văn thuyết minh. Song vẫn còn một số ít em chưa nắm vững kiểu bài văn thuyết minh hoặc xác định đề chưa kĩ nên còn nhầm với kể chuyện. Một số em quan sát chưa thật chính xác về cấu tạo của bút máy.
	- Kỹ năng vận dụng: Hầu hết các bài viết đều đi theo đúng yêu cầu của đề, đúng kiểu bài, vận dụng hợp lí các phương pháp thuyết minh vào bài làm, sử dụng tri thức về bút máy chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, dễ hiểu điển hình là các em: Hoàng Hương, Nguyễn Dung, Ngọc Anh, Bên cạnh đó vẫn còn một số em kỹ năng vận dụng chưa thật tốt như thuyết minh phần cấu tạo còn thiếu hoặc trình bày không theo trình tự lô gíc, hoặc chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh trong bài làm, còn nhầm thuyết minh với kể chuyện cây bút máy hoặc thuyết minh rất ít sau đó chủ yếu kể và bày tỏ tình cảm với cây bút máy.
	- Cách trình bày, diễn đạt: Hầu hết các em trình bày viết đảm bảo bố cục, một số em diễn đạt trôi chảy, dùng từ đặt câu chính xác, song vẫn còn hiện tượng trình bày bố cục chưa đầy đủ hoặc chưa khoa học, nhiều em mắc lỗi dùng từ diễn đạt, lỗi chính tả.
IV. CHỮA LỖI SAI (12’)
	- Chính tả: nghiệm vụ, chánh tắc mực, rộng dãi, sử rụng.
	=> Sửa: nhiệm vụ, tránh tắc mực, rộng rãi, sử dụng
	- Dùng từ: + Cây bút máy xâm nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX.
=> Sửa:+ Cây bút máy du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XX.
	- Diễn đạt: Bút máy thường có hai cấu tạo, cấu tạo bên trong và bên ngoài.
	=>Sửa: Bút máy có cấu tạo gồm hai phần chính là phần vỏ bút và phần ruột bút.
	V. ĐỌC BÀI MẪU (3’)
	- Đọc bài mẫu của em Hoàng Thanh Hương.
VI. TRẢ BÀI (2’)
	VII. GỌI ĐIỂM (3’)
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Khái quát kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh: Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh; Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích, của đối tượng; Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Xem lại kiến thức văn thuyết minh, đọc và sửa các lỗi có trong bài làm.
	- Tiết tới soạn: Ông Đồ. Yêu cầu:
	+ Đọc kĩ: bài thơ, chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 64 bai 17.doc