Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63: Văn bản Tháng hai - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63: Văn bản Tháng hai - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức:

Nhận biết được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao mỗi độ xuân sang

2/ Kĩ năng:

 Cảm nhận được dòng cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng, tha thiết của tác giả trong bài thơ.

3/ Thái độ

 Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.

II. II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng tư duy sáng tạo

2. Kĩ năng giao tiếp

3. Kĩ năng tự nhận thức

4. Kĩ năng giải quyết vấn đề

5. Kĩ năng lắng nghe tích cực

5. Kĩ năng tư duy phê phán

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2520Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 63: Văn bản Tháng hai - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2010
Ngày giảng: 01/12/2010
Tiết 63, văn bản: Tháng hai
 (Pờ Sảo Mìn)
I/ Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
Nhận biết được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao mỗi độ xuân sang
2/ Kĩ năng:
 Cảm nhận được dòng cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng, tha thiết của tác giả trong bài thơ. 
3/ Thái độ
	Hợp tác trong tìm hiểu kiến thức.
II. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng tư duy sáng tạo
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng tự nhận thức
4. Kĩ năng giải quyết vấn đề
5. Kĩ năng lắng nghe tích cực
5. Kĩ năng tư duy phê phán
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chương trình địa phương
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm)
IV. Các bước lên lớp
1. ổn định.( 1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ ()
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động (1’)
 Bên cạnh nền văn thơ chung thì mỗi địa phương đều có những nét đẹp phong tục tập quán và nền văn thơ độc đáo.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc - hiểu văn bản
- Mục tiêu:
+ Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản
+ Trình bày được nghĩa của các từ ngữ khó và quan trọng.
+ Xác định được bố cục của văn bản.
+ Trình bày được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng cao mỗi độ xuân sang.
GV hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng, vui vẻ.
H: Em biết gì về nhà thơ Pờ Sảo Mìn ?
H: Em biết gì về xuất xứ của bài thơ này ? 
H: Chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ?
H: Văn bản có thể chí làm mấy phần ? Nội dung từng phần ?
Hs đọc khổ thơ đầu
H: Trong khổ thơ đầu, tháng hai được nhà thơ cảm nhận ntn ?
Lá cây xanh biếc
Hoa toả hương
Ong tìm mật
Chim hót
" màu sắc, âm thanh, hương vị, hình ảnh, đường nét.
H: Xanh biếc là xanh ntn ?
Có màu xanh da trời tươi ánh lên
H: Nhận xét về cách trình bày của lời thơ ?
Lời thơ giản dị, cảm xúc chân thành cùng với biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
H: Em cảm nhận ntn về bức tranh thiên nhiên ấy ?
Hs đọc
H: ở khổ thơ này, tháng hai hiện ntn ?
Mưa xuân, nắng ấm, măng mọc, nấm nở, tháng tra ngô tra lúa
H: Nhận xét cách diễn đạt của tác giả ?
Sử dụng nhiều động từ: mọc, nhú, nở
điệp ngữ
H: Cảm nhận của nhà thơ có gì khác với khổ thơ đầu ?
Tháng hai còn ẩn chứa niền tin, hi vọng, sức sống trỗi dậy mãnh liệt hơn.
Hs đọc
H: Nét đẹp trong khổ thơ này là gì ?
Nét đẹp trong phong tục người vùng cao
H: Em hiểu phơi phới ntn ?
Vui sướng nhẹ nhàng.
H: Tại sao lại phơi phới ?
Vì đây là thời điểm con trai, con gái đi tìm hạnh phúc riêng cho bản thân mình.
Gv liên hệ với các phiên chợ tình ở Sa Pa, Bắc Hà.
T/luận nhóm (3’)
H: Bài thơ viết về tháng hai, đồng nghĩa với viết về mùa xuân. em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cảm nhận của nhà thơ về mùa xuân ?
Đại diện các nhóm báo cáo.
Vì tháng hai là tháng đón tết cổ truyền có những nét đặc trưng của mùa xuân: mưa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. 
HĐ2. rút ra ghi nhớ
- Mục tiêu: Rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
H: Hãy chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ ) ?
Giọng điệu chân thật, tự nhiên 
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị
Hình ảnh thơ sống động, tươi tắn.
H: Vẻ đẹp chung của bài thơ này là gì ?
H: Dựa vào bài thơ tháng hai của Pờ Sảo Mìn, hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn về bức tranh thiên nhiên tháng hai ?
Hs viết: 7’
Hs đọc
Hs khác nhận xét
Gv nhận xét, chốt
6’
2’
20’
3’
8’
I/ Đọc, thảo luận chú thích.
1/ Đọc
2/ Thảo luận chú thích.
a. Chú thích *
- Tác giả: 
+ Pờ Sảo Mìn (sinh năm 1946 quê ở Mường Khương – Lào Cai)
+ Thơ ông thường thể hiện nguồn cảm xúc thật, dung dị, mãnh liệt và sâu lắng.
- Tác phẩm: Thuộc tập thơ Con trai người Pa Dí.
b/ Các chú thích khác.
(1), (7).
II/ Bố cục
P1: Từ đầu ... năm mới
Bức tranh thiên nhiên
P2: Còn lại
Cuộc sống con người.
III/ Tìm hiểu văn bản.
1/ Bức tranh thiên nhiên.
Khổ đầu:
Với lời thơ giản dị, cảm xúc chân thành, tác giả cho ta thấy bức tranh thiên nhiên đang chuyển mình trỗi dậy, tràn đầy nhựa sống.
Khổ thứ hai:
Bằng việc sử dụng điệp từ và các động từ, Tác giả đã vẽ lên một bức tranh hết sức sinh động, tươi tắn, tràn đầy sức sống hứa hẹn một mùa vàng ấm no, hạnh phúc. 
2/ Cuộc sống con người.
Tháng hai về lòng người vui sướng được vui chơi và đi tìm hạnh phúc của mình.
IV/ Ghi nhớ
 Với cảm xúc chân thành mộc mạc, tác giả đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên vạn vật và con người đang cựa mình, phô những vẻ đẹp rực rỡ, đậm đà hương sắc và tràn đầy nhựa sống.
4/ Củng cố
Em biết gì về cuộc sống về thiên nhiên và con người nơi vùng cao ?
Gv hệ thống kiến thức
5/ HDHT
Học bài .
Chuẩn bị: Thằng bé củ mài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 63.doc