Giáo án Ngữ văn 8 tiết 63 đến 96 - Trường trung học cơ sở an ninh

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 63 đến 96 - Trường trung học cơ sở an ninh

Tiết 63

 Tiếng Việt :

ÔN TẬP

 * Mục tiêu cần đạt :

 - Giúp học sinh nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt đã học ở học kỳ một

 * Chuẩn bị :

 - Thầy : Soạn bài lên lớp

 - Trò : Lập đề cương ôn tập

 * Lên lớp :

 - ổn định tổ chúc

 -KTBC : Kết hợp trong tiết ôn tập .

 - Bài mới :

 

doc 98 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 63 đến 96 - Trường trung học cơ sở an ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63
 Tiếng Việt : 
Ôn tập 
	* Mục tiêu cần đạt : 
	 - Giúp học sinh nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt đã học ở học kỳ một 
	* Chuẩn bị : 
	 - Thầy : Soạn bài lên lớp 
	 - Trò : Lập đề cương ôn tập 
	* Lên lớp : 
	 - ổn định tổ chúc 
	 -KTBC : Kết hợp trong tiết ôn tập .
	 - Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
I - Từ vựng :
 1- Lý thuyết : 
? Về phần từ vựng các em đã học những nội dung nào ?
 ( Treo bảng phụ lên ) 
- Yêu cầu học sinh nối cột A với nội dung thich hợp ở cột B để được những định nghĩa đúng . 
- Học sinh kể tên .
Cột A
Cột B
1- Từ ngữ nghĩa rộng 
2- Từ ngữ nghĩa hẹp
3- Từ tượng hình 
4- Biệt ngữ xã hội 
5- Nói quá 
6- Từ tượng thanh 
7- Nói giảm nói tránh 
8- Từ địa phương
a- Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó dược bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác 
b- Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác 
c- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, tránh thô lỗ, thiếu lịch sự 
d- Là một biện pháp tu từ phóng đại quy mô ,tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm 
e- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người 
g- Là từ gợi tả hình ảmh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 
h- Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhts định 
i- Là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định 
 2- Thực hành 
 - Đọc yêu cầu 
 - Thảo luận nhóm ( 3 phút ) 
? điền từ ngữ thích hợp vào ô trống ?
Văn học dân gian
Truyện truyền thuyết 
Truyện cổ tích
Truyên ngụ ngôn 
Truyện cười 
? Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên ? 
- Truyền thuyết : Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa có những yếu tố thần bí 
- Truyện cổ tích : Là truyện dân gian kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( Mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sỹ ...) có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo 
- Truỵên ngụ ngôn : Là truyện dân gian mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người .
- Truỵện cười : Là truyện dân gian dùng jhình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích .
II - Ngữ pháp 
? Thế nào là trợ từ ?
? Thán từ là gì ? 
? Thán từ gồm mấy loại ? 
? Tình thái từ là gì ? 
? Tình thái từ gồm những loại nào ? 
? Câu ghép ? 
-*Thực hành 
 *? Xác định câu ghép ? 
? Có thể tách mõi vé thành một vế ccâu được không ? Có thay đổi ý diễn đạt không ? 
 * ? Xác định câu ghép ? cách nói các vế câu ? 
-Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật , sự việc được nói đến ở từ ngữ đó . Ví dụ : những, có ,chính ,đích ,ngay ...
- Là ngững từ đung để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp . Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt .
- Thán từ gồm 2 loại chính :
 - Thán từ bộ lộ tình cảm, cảm xúc : a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi, ...
 - Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...
- Là những từ được thêm vảo câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói .
 + Tình thái từ nghi vấn : à, ư, hả, hử,chứ chăng ...
 + Tình thái từ cầu khiến : Đi, nào, với, ...
 + Tình thái từ cảm thán : Thay , sao ,...
 + Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm : ạ. nhé, cơ, mà ,...
- Là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành . Mỗi cụm C- V này được gọi là một vế câu .
- Câu 1 : Câu ghép 
- Có thể tách thành 3 câu đơn , nhưng mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành 3 vế của 1 câu ghép. 
- Câu 1 và câu 3 là câu ghép 
- Câu 1 nối bằng từ " cũng như " 
- Câu 3 nối bằng từ " Có lẽ, bởi vì " .
là	* Củng cố, dặn dò : 
	 - Giáo viên chốt lại những nội dung chính đã học 
	 -Về nhà ôn lại lý thuyết, xem lại những dạng bài tập đã mình đã học . 
Tiết 64: 
 Tập làm văn 
Trả bài kiểm tra làm văn số 3
	* Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
	 - Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu của đề bài .
	 - Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình . 
	* Chuẩn bị :
	 - Thầy chấm trả bài 
	 - Trò : Ôn kiểu bài 
	* Lên lớp : 
	 - ổn định tổ chức 
	 - Nội dung 
I - Nhận xét đánh giá .
 1 - Yêu cầu chung 
- Thể loại : Văn thuyết minh 
- Đối tượng thuyết minh : áo dài Việt Nam 
 2 - Cụ thể : ( Dàn ý : Tiết 55- 56 ) 
 3- Nhận xét : 
	a- Ưu điểm :
- Đây là bài kiểm tra đầu tiên về thể loại văn thuyết minh , nhưng nhìn chung học sinh đã bước đầu nắm được yêu cầu của thể loại này
- Đa số bài viết đã trình bày được xuất xứ , quá trình phát triển cho đến ngày nay cũng như dáng dấp của chiếc áo 
- Một số bài viết đánh giá được ý nghĩa quan trọng cuả tà áo dài Việt Nam trong đời sống văn hoá .
- Bài viết tỏ ra nắm vững nội dung thuyết minh ; diễn đạt lưu loát , bố cục mạch lạc : 
b- Tồn tại : 
- Một số ít sa vào phân tích hình ảnh chiếc áo dài : ...
- Diễn đạt chưa trôi chảy, chưa thoát ý : ...
- Bố cục sắp xếp không khoa học, mạch lạc : ...
- Bài viết còn nhiều chỗ cẩu thả, chữ xấu : ...
 3 - Kết quả : 
	- Điểm trên 5 : 
	- Điểm dưới 5 : 
 khảo 4 - Đọc bài tham
- Giáo viên đọc bài tham khảo trong sách thiết kế ngữ văn 8 
- Đọc bài làm tốt của một số học sinh : ...
II- Trả bài, chữa lỗi trong bài : 
	- Lớp truởng trả bài .
 	- Học sinh trao đổi bài cho nhau .-> Đọc -> nhận xét .
	- Sửa lại những lỗi đã mắc .
	 ------------------------------------------------------
Tuần 17 
Hai chữ nước nhà 
Kiểm tra tổng hợp học kỳ I 
Tiết 65- 66 : 
 Văn bản 
Hai chữ nước nhà 
	* Mục tiêu cần dạt : Giúp học sinh : 
	- Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích : Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước 
	- Tìm hiểu sức hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải , cách khai thác đề tài lịch sử , sự lựa chịn thể thơ thích hợp , việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết ...
	* Chuẩn bị : 
	- Thầy : Soạn bài, lên lớp 
	- Trò : Ôn bài cũ soạn bài mới .
 	* Lên lớp : 
	- ổn định tổ chức 
	- KTBC : ? Nêu cảm nhận của em về con người Tản Đà , phong cách thơ Tả Đà qua bài thơ : " Muốn làm thằng Cuội " 
	- Bài mới 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
I - Đọc - Tìm hiểu chú thích 
- Yêu cầu học sinh độc chú thích 
- Giới thiệu chân dung Trần Tuấn Khải 
? Em biết gì về tác giả này ?
 ? Nêu xuất xứ của bài thơ 
- Giáo viên nói rõ hơn về sự việc này : Đây là bài thơ được xem là hay nhất, tiêu biểu nhất trong những bài thơ mượn đề tài lịch sử để thầm kín nói lên tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân ta .Khác với nhiều bài thơ vịnh sử : Bạch Đằng giang phú , Cửa biển Bạch Đằng ... với Trần Tuấn Khải , lịch sử chỉ là cái cớ , cái đinh, cái nền, cái phông để ông bày tỏ tâm sự , và kín đáo lồng nội dung yêu nước , để tác phẩm vẫn được lưu hành công khai trên diễn đàn, trong xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX mà bọn cầm quyền không làm gì được 
- Kiểm tra việc học chú thích từ khó của học sinh 
? Chỉ ra thể thơ trong bài ? Em đã học văn bản nào có cùng thể loại ? 
? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ? 
? Bố cục của văn bản ? 
? Tại sao lại chia như vậy ?
II - Đọc- Hiểu nội dung 
 1- Tâm trạng của người cha khi chia tay : 
? ải Bắc là nơi nào ? 
? ải Bắc - giời Nam được đặt trong thế tương phản có tác dụng gì ? 
? Đó là trạng thái nào ? 
? Không gian nơi này được cụ thể hoá bởi những từ ngữ nào ? 
? Nhận xét về không gian ấy ? 
? Vì sao ? 
? Từ đó em hãy chỉ ra tâm trạng của người ra đi ? 
? ở những câu thơ tiếp theo , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ý chỉ điều gì ? 
? Theo em, giọt nước mắt của người cha là giọt nước mắt của lý do gì ? 
? Qua đấy em hiểu gì về người cha ? 
2- Tâm trạng của người cha trong hiện tình đất nước :
- Đọc thơ. 
? Nhận xét chung về giọng điệu ? 
? Em hiểu như thế nào khi tác giả nói; " Giống Hồng Lạc " ; " Anh hùng hiệp nữ " ? Tác dụng ? 
? Đó là lịch sử như thế nào ? 
? Tại sao người cha lại nhắc tới điều đó với con ? 
? Điều này giúp em hiểu thêm điều gì về người cha ? 
? Những câu thơ tiếp theo đã gợi một hình ảnh đất nước như thế nào ? Tìm ngững từ ngữ chứng tỏ ? 
? Trước cảnh đó gieo vào lòng người tâm trạng gì ?
- Đọc đoạn thơ .
? Chỉ ra những tù ngữ hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh của con người ? 
? Những từ ngữ đó góp phần thể hiện điều gì ? 
- Biện pháp so sánh, nhân hoá cùng giọng thơ thống thiết, lâm ly đã thể hiện nỗi phẫn uất, hờn căm, xót xa, cai đắng của nhân vật trước cảnh nước mất nhà tan .
 3 - Lời trao gửi với con : 
- Đọc 8 câu thơ cuối .
? Tình cảnh người cha hiện lên qua những hình ảnh thơ nào ? 
? Đó là tình cảnh gì ? 
? Tại sao người cha lại nói về cảnh ngộ của mình ? 
? Người cha cậy con việc gì ? 
? Người cha nói điều đó với giọng điệu như thế nào ? Tác dụng ? 
? Từ đó em cảm nhận được nỗi lonhờg nào ccủa người cha ? 
-> Tình yêu con hoà trong tình yêu đất nước, dân tộc .
III- Tổng kết : 
? Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của văn bản ? 
? Nhằm thể hiện nội dung gì ? 
? Tác dụng của văn bản đối với người dân Việt Nam đương thời ? 
 *** Ghi nhớ : 
Yêu cầu học sinh đọc 
IV-Luyện tập 
Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề bài thơ với nội dung văn bản ? 
-- Thơ ông bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm giận bọn cướp nước 
 - Thơ ông khích lệ lòng yêu nước, bày tỏ khát vọng độc lập , tự do .
- Là bài thơ mở đầu tập ; " Bút quan hoài I " - ( 1924 ) 
- lấy đề tài lịch sử từ thời nhà Minh xâm lược nước ta .
- Thể song thất lục bát 
( Chinh phụ ngâm khúc ) 
- Biểu cảm 
- 3 Phần 
+ 8 câu đầu : Tâm trạng của người cha khi phải tiễn con ra nơi ải Bắc 
+ 20 câu tiếp : Hiện tình đất nước và nỗi lòng người ra đi 
+ 8 câu cuối : Lời trao gửi sự ghiệp cho con trai .
- Căn cứ vào nội dung .
- ( Trả lời dựa vào chú thích ) 
- Phản ánh trạng thái, tâm tư của con người .
- Vừa thân thiết ( cõi giời Nam ) vừa xa lạ ( chốn ải Bắc ) 
- ảm đạm, heo hút, tang tóc, thê lương 
- Bởi đây là cuộc chia ly giữa hai cha con , có thể nói là chia ly vĩnh viễn 
- Tâm trạng đau đớn xót xa .
- ẩn dụ 
-> Nói lên nhiệt huyết yêu nước của người cha cùng cảnh ngộ bất lcj của ông .
- ( Tự bộc lộ ) 
- Là người nặng lòng với đất nước quê hương 
- Chân thành, tha thiết, xúc đông.
- Nhắc lại lịch sử dân tộc 
- Đó là nòi giống cao quý 
- Lịch sử lâu đời .
- Có nhiều anh hùng hào kiệt .
- Kích lệ ý thức dân tộc, lòng tự hào dân tộc 
- Lịch sử đó giờ đây đang bị giày xéo -> gợi ý thức trách nhiệm 
- Có lòng tự hào dân tộc 
- Cảnh nước mất nhà tan khi giặc giã xâm lăng .
- Đau đớn tột độ 
( Đọc : " Thảm vong... " 
- Kể ... câu phủ định vì câu có chứa từ phủ định
3-Đọc ví dụ:
Học sinh đọc
4- Đọc và trả lời câu hỏi
Củng cố dặn dò?
- Thế nào là câu phủ định? Lấy ví dụ
? Câu phủ định có những chức năng nào?
 Tuần 24
- Hịch tướng sĩ
- Hành động nói
- Trả bài viết số 5
Ngày soạn : 20-2-2006
Giáo viên : Laị Thị Hương Giang 
Tiết 95-96 Văn bản : 
Hịch tướng sỹ 
( Trần Quốc Tuấn ) 
 * Mục tiêu cần đạt 
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuán , nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc , tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược 
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch . Thấy được đặc sắc văn chính luận của Hịch tướng sỹ 
- Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô gic và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm 
 * Chuẩn bị 
- Thầy : Soạn bài , lên lớp 
- Trò : Ôn bài cũ . chuẩn bị bài mới 
 *Lên lớp 
- ổn định tổ chức 
- Kiểm tra bài cũ : 
? Qua " Chiếu dời đô " em nhận thấy khát vọng gì của tác giả cũng như của nhân dân ta thời đó ? 
- Bài mới :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
I - Đọc - Hiểu chú thích 
Qua chú thích , em hiểu gì về tác giả ? 
- Giáo viên hướng dẫn đọc mẫu 
? Em thấy văn bản này về thể loại có gì giống các văn bản em đã học không?
- Văn bản thuộc thể hịch 
? Nêu những đặc điểm của thể văn này ? 
? Từ những hiểu biết trên , em hãy nêu đặc điểm của bài Hịch tướng sĩ ? 
? Bố cục của bài Hịch này ? Nội dung từng phần ? 
II - Tìm hiểu văn bản 
1- Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ 
? Những ai được nêu gương trong văn bản này ? 
? Họ là những con người như thế nào ? 
? Tuy khác nhau như vậy nhưng họ có những điểm chung nào ? 
? Hãy nhận xét cách sử dụng những biện pháp tu từ cũng như cách dùng kiểu câu ? 
? Tất cả đều nhằm mục đích gì ? 
? Theo em tại sao tác giả lại nêu gương những người trung nghĩa trong lịch sử Trung Quốc ?
? Qua phần văn bản này em hiểu gì về tác giả Trần Quốc Tuấn ?
2 - Tội ác của giắc và tâm trạng của tác giả 
? " Thời loạn lạc " " Buổi gian nan " tức là thời kì lịch sử nào ở nước ta ? 
- Giáo viên nói rõ hơn việc có sứ giả trên đất nước ta .
? Hình ảnh lũ giặc hiện lên như thế nào ? 
? Nhận xét lời văn ? 
? Tác dụng ? 
? Thái độ của tác giả ? 
? Nhận xét phần văn bản này ? 
? Tác dụng ? 
? Từ đó em hiểu gì về tác giả ? 
3 - Tình cảm và ân nghĩa của chủ tướng đối với tì tướng của mình :
? Nhận xét các câu trong đoạn văn này có gì đáng chú ý ? 
? Tác dụng ?
? Đó là mối quan hệ như thế nào ?
? Em hãy nêu cụ thể ? 
? Qua đây em thấy Trần Quốc Tuấn là người như thế nào ? 
? Nhằm mục đích gì ? 
? Từ đó tác giả phê phán tướng sĩ điều gì ? 
? Những sai lầm của tướng sỹ được nhắc đến trên những phương diện nào ?
? Hãy chỉ rõ những điều đó ? 
?Hậu quả của lối sống đó ? 
? Những lời văn đó đã bộc lộ thái độ nào của tác giả ? 
? Để thể hiện điều đó tác giả có cách viết như thế nào ? 
? Lấy dẫn chứng minh hoạ ? 
? Tiếp theo tác giả khuyên răn tướng sĩ những điều gì ? 
? Nhằm mục đích gì ? 
? Để thuyết phục tướng sĩ điều này , trong doạn văn tác giả sử dụng thủ pháp gì ? 
- Vì thế tác giả ra lời kêu gọi 
? Tác giả kêu gọi như thế nào ? 
? Vì sao tác giả lại khẳng định như vậy ? 
? Cũng qua lời nói này em thấy được thái độ gì của tác giả ? 
- Đó cũng chính là thái độ của nhân dân ...
IIITổng kết :
? Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản ? 
? Những biện pháp nghệ thuật đó nhằm thể hiện điều gì ? 
* Ghi nhớ ( Học sinh đọc sách giáo khoa )
- Trần quốc Tuấn ( 1231 ? - 1300 ) là danh tướng kiệt xuất của dân tộc 
- Năm 1285 & 1287 trong hai lần chống Nguyên - Mông , ông đều làm chỉ huy và đều giành được thắng lợi vẻ vang .
- Đến đời Trần Anh Tông ông về ở Vạn Kiếp và mất ở đó 
( Nghe ) 
Học sinh đọc tiếp 
Là thể văn nghị luận thời xưa thường được vua chúa , tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trà dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài 
+ Kết cấu chặt chẽ 
+ Lí lẽ sắc bén , dẫn chứng thuyết phục 
+ Thường được viết theo thể văn biền ngẫu 
- Là bài văn nghị luận , Trần Quốc Tuấn viết nhằm kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư yếu lược 
- 3 phần : 
+ Nêu gương sáng trong lịch sử 
+ Phân tích tình hình địch - ta nhằm khích lệ lòng yêu nước , căm thù giặc của tướng sĩ 
+ Kêu gọi tướng sĩ hãy học tập binh thư yếu lược 
- Có người là tướng, có người là gia thàn , có người làm quan nhỏ 
- Sẵn sàng chết vì vua , vì chủ tướng 
- Không sợ hiểm nguy , gian khó , sẵn sàng hy sinh cả tính mạng .
- Sử dụng biện pháp liệt kê 
- Dùng câu cảm thán 
-> Tạo được sự tin tưởng ở ngững người đọc bởi những dẫn chứng khách quan chân thực 
-> Bộc lộ được tình cảm ngưỡng mộ , cảm phục của người viết đối với gương sáng trong lịch sử .
Khích lệ lòng trung quân ái quốc của trướng sĩ thời Trần .
- Hiểu rõ lịch sử 
- Tôn trọng , đề cao những gương sáng của lòng trng quân ái quốc 
- Muốn truyền tình cảm đó đến vơí người đọc ,người nghe 
- Thời Trần khi quân Mông đang lăm le xâm lược nước ta 
- Dê chó, cú diều ,...
- Ngôn từ gợi hình gợi cảm 
- giọng văn mỉa mai , châm biếm 
- Ví chúng như lài cầm thú 
-> Hình ảnh bọn giặc hiện lên thật ghê tởm , tàn ác và tham lam , chúng như những loài cầm thú 
- Căm thù, khinh bỉ đối với lũ giặc 
- Đău xót cho đất nước 
( Đọc tiếp phần cvăn bản này ) 
- Cả đoạn văn là cả câu văn , dùng nhiều dấu phẩy 
- Dùng nhiều động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt 
- Giọng điệu thống thiết , tình cảm 
-> Diễn tả tâm trạng đau xót uất hận trong lòng để khơi gợi niềm đồng cảm ở người đọc , người nghe 
- Lòng căm thù giặc sâu sắc 
- Lòng yêu nước tha thiết 
- Các câu có hai vế song hành đối xứng ( Câu văn biền ngẫu ) 
- Diễn tả rõ mối quan hệ chủ tướng 
- Có sự gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ của mình trên mọi phương diện vật chất và tinh thần.
- Phân biệt rõ ràng trên dưới ; đầy quyền uy song cũng đầy uy quyền và bao dung 
- Nhắc nhở tướng sĩ phải nhớ đến ân tình ân nghĩa của chủ mà báo đáp cho xứng đáng . Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của môi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục 
- Lối sống sai lầm của tướng sĩ 
- Không biết nhục , lo chochủ tướng và triều đình 
- Ham thú vui tầm thường 
- Quên danh dự và bổ phận 
- Cầu an hưởng lạc 
- Mất hết sinh lực và tâm trí đánh giặc 
- Nước mất nhà tan 
- Phê phán dứt khoát , rạch ròi lối sống cá nhân , hưởng lạc của tướng sĩ 
- Viết với lập luận chặt chẽ tương quan lời của vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền , vừa là lời của người cùng cảnh ngộ : Lời nói khi nghiêm khắc mang tính xỉ mắng , răn đe có khi lại chân thành , tình cảm 
- Phải biết lo xa , nêu cao tinh thần cảnh giác , tăng cường luyện tập võ nghệ ,
 Học tập binh thư để chống được giặc ngoại xâm . Còn nước còn nhà , rạng danh...
- So sánh tương phản điệp từ, điệp ý tăng tiến để nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm , từ nông đến sâu . Cứ từng bước , từng bước người dọc thấy rõ đúng sai , nhận ra điều phải trái 
" Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy bảo của ta ..."
- Vì binh thư yếu lược là sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quyền nổi tiếng trong lịch sử , tướng sĩ cần phải biết 
- Trần Quốc Tuấn là một tươngs tài , biết nhận đụnh tình hình 
- Có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước nên có thái độ dứt khoát , cương quyết , rõ ràng với tướng sĩ 
- Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù 
- Kết cấu chặt chẽ 
- Kết hợp hài hoà lí trí , tình cảm trong lập luận 
- Lời văn giàu hình ảnh , nhạc điệu 
- Phản ánh tình yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong kháng chiến chống ngoạu xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc , ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược 
 * Củng cố , dặn dò :
? Nhận xét về cách lập luận trong văn bản nghị luận này ? 
? Nêu cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn 
_ Về nhà ôn bài , soạn bài tiết sau .
 Ngày soạn : 26 - 2 -2006 
 Ngày dạy : Thứ 6 ngày 3 - 2- 2006
Tiết 95 : Tiếng Việt :
Hành động nói 
 * Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh hiểu :
- Nói cũng là một thứ hành động 
- Số lượng hamnhf động nói khá lớn nhưng có thể quy lại thành một số kiểu câu 
- Có thể sử dụng những kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói 
 * Chuẩn bị : 
- Thầy : Soạn bài lên lớp 
- Trò : 
Ôn bài cũ , chuẩn bị bài mới .
 * Lên lớp : 
- ổn định tổ chức : 
- Kiểm tra bài cũ :
? Nêu chức năng của câu phủ dịnh . Nêu ví dụ minh hoạ ?
- Bài mới : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
I _ Hành động nói là gì ? 
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 
? Mục đích của Lí Thông khi nói với Thạch Sanh là gì ? 
? Câu nào thể hiện ý đồ đó 
? Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? 
? Chi tiết chứng tỏ ? 
- Như vậy , để nhằm một mục đích nhất định của mình Lí Thông đã dùng lời nói . Đó là một kiểu hành động mà người ta gọi đó là hành động nói .
? Vậy thế nào là hành động nói ? 
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ ( Thực hiện hành động nói theo nhóm ) 
II- Một số kiểu hành động nói thường gặp 
? hãy phân tích mỗi câu nói của Lý Thông để thấy được dụng ý trong mỗi câu ?
- Đọc ví dụ 2 
? Chỉ ra các hành động nói và mục đích của hành động đó ? 
? Vậy từ những ví dụ trên hãy cho biết các kiểu hành động nói thường gặp ? 
* Ghi nhớ ( Sách giáo khoa ) 
III- Luyện tập : 
1 
? Mục đích khi viết Hịch tướng sĩ ?
? Chọn một câu : Xác định mục đích hành động nói ? 
2
Chỉ ró các hành động nói và mục đích ? 
- Yêu cầu học sinh đọc phần văn bản và xác định đúng các hành động nói ? Mục đích ? Nhận xét ?
3 Xác định mục đích, hành động ? 
- Để đẩy Thạch Sanh trốn đi nhằm cướp công , hưởng lợi 
- Có 
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 
- (1) Trình bày 
(2) Đe doạ 
(3) Yêu cầu 
(4) Hứa hẹn 
- Tí : Bộc lộ cảm xúc 
- CD : Tuyên bố, báo tin 
+ Hành động hỏi 
+ Hành động trình bày .
+ Hành động điều khển 
+ Hành động hứa hẹn 
+ Hành động bộc lộ cảm xúc
- Khích lệ yướng sĩ ra sức học tập binh thư , khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ 
- 5- 6 Học sinh chọn câu và xác định mục đích và vai trò của câu 
- a- Hỏi, bộc lộ cảm xúc , trình bày điều khiển, hứa hẹn 
b- Trình bày, hứa hẹn 
c- Trình bày, hỏi 
c1-2 : Điều khiển 
c3 : Hứa hẹn 
 * Củng cố, dăn dò : 
? Thế nào là hành động nói ? Các kiểu hành động nói thường gặp 
- Về nhà xem lại các dạng bài tập 
- Tìm trong các văn bản vừa học 5 ví dụ có chứa hành động nói . xác định hành động nói trong môi ví dụ đó 
- Ôn bài và xem bài tết sau 
 Ngày soạn : 02 -2006 
 Ngày dạy : 2- 2006
Tiết 96 : Tập làm văn
Trả bài viết số 5 
Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh đánh giá toàn diện kết quả học bài văn bản thuyết minh- Chuẩn bị:
-Thầy chấm bài
-Trò ôn bài.
Lên lớp (Trong giáo án chẩm trả)

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8(43).doc