Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Văn bản Muốn làm thằng cuội ( hướng dẫn học thêm)- Tản Đà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Văn bản Muốn làm thằng cuội ( hướng dẫn học thêm)- Tản Đà

 Tiết 62

Văn bản

 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI

 ( Hướng dẫn học thêm)- Tản Đà

A. PHẦN CHUẨN BỊ.

 I. Mục tiêu cần đạt.

 1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS

 - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực trạng đen tối, tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng 1 mộng tưởng rất “ ngông”.

- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức 1 bài thơ TNBC (đường luật) của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng nhưng rất gần với lối nói thông thường, không cáh điệu xa vời; ý tứ hàm xúc bộc lộ thật tự nhiên thoải mái; giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.

- Rèn kĩ năng đọc, p/tích cấu trúc thơ TNBC.

 2, Giáo dục HS phải có ý thức quan tâm tới thời cuộc không nên thờ ơ, lảng tránh.

 II. Chuẩn bị.

1, Thầy: Nghiên cứu soạn giảng.

2, Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 62: Văn bản Muốn làm thằng cuội ( hướng dẫn học thêm)- Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/07 Ngày dạy: 8a, 8b: 25/12/07
 Tiết 62
Văn bản
 MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
 ( Hướng dẫn học thêm)- Tản Đà
A. PHẦN CHUẨN BỊ.
 I. Mục tiêu cần đạt.
 1, Kiến thức, kĩ năng, tư duy: Giúp HS
 - Hiểu được tâm sự của nhà thơ lãng mạn Tản Đà: Buồn chán trước thực trạng đen tối, tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng 1 mộng tưởng rất “ ngông”.
- Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức 1 bài thơ TNBC (đường luật) của Tản Đà: lời lẽ thật giản dị, trong sáng nhưng rất gần với lối nói thông thường, không cáh điệu xa vời; ý tứ hàm xúc bộc lộ thật tự nhiên thoải mái; giọng thơ thanh thoát, nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh, duyên dáng.
- Rèn kĩ năng đọc, p/tích cấu trúc thơ TNBC.
 2, Giáo dục HS phải có ý thức quan tâm tới thời cuộc không nên thờ ơ, lảng tránh.
 II. Chuẩn bị.
1, Thầy: Nghiên cứu soạn giảng.
2, Trò: Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.
B. PHẦN TRÊN LỚP.
 I.Kiểm tra bài cũ. ( 4’)
 1, Câu hỏi: Đọc thuộc lòng 2 bài thơ “ Cảm tác...”, “Đập đá...”và nêu h/cảnh sáng tác?
2,Trả lời: - HS đọc 
 - Cả 2 bài thơ đều được sáng tác trong hoàn cảnh t/g bị tù đầy.
 + PBC: Bị bắt giam tại nhà ngục Quảng Đông ( 1914)
 + PCT: Bị đày ở nhà tù Côn Đảo ( 1908)
 II. Bài mới:
 * Vào bài ( 1’)
 Bên cạnh bộ phận văn thơ yêu nước và CM được lưu truyền bí mật ở nước ngoài và trong nước ( 2 bài thơ đã học), trên văn đàn công khai của nước ta đầu thế kỉ XX xuất hiện những t/phẩm thơ văn sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn mà Tản Đà- Nguyễn Khắc Hiếu là 1 trong những cây bút lừng lẫy nhất...
H
G
 ?
G
H
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
 ?
H
 ?
 ?
 ?
G
 ?
G
 ?
 ?
 ?
G
 ?
 ?
 ?
 ?
G
 ?
 ?
Đọc chú thích sgk
Nhấn mạnh
- Mở rộng thêm SGV- T166
Em biết gì về bài thơ?
Nêu yêu cầu đọc: nhẹ nhàng, buồn, mơ màmg, nhịp thơ thay đổi từ 4/4--> 2/2/3.
Đọc- Nhận xét
--> “ Muốn làm...”là 1 bài thơ đề cao nhu cầu sống của cá nhân > Được gọi là thơ lãng mạn.
Thơ trữ tình lãng mạn là tiếng nói trực tiếp của t/giả. Vậy n/v trữ tình trong bài thơ này là ai? Có quan hệ ntn với t/giả?
- “ Em” là cách xưng hô mà t/giả nhân danh mình.
N/vật trữ tình ở đây có tâm sự gì?
- “ Chán” c/sống trần thế, muốn sống trên cung trăng.
Tâm sự ấy thuộc về cá nhân hay cộng đồng?
- Cá nhân.
Tên bài thơ “ Muốn làm...”có gì mới mẻ so với thơ cổ điển mà em đã học?
- Thân mật, suồng sã, lộ rõ.
Vì sao t/giả muốn làm thằng Cuội? Muốn làm thằng Cuội để được gì?
- Vì buồn chán thế gian.
- Để được vui chơi và cười chê thế gian.
Nhắc lại bố cục của bài thơ TNBC?
Đọc 2 câu đề
Đây là lời tâm sự của t/g với ai?Trong hoàn cảnh nào?Nhận xét cách xưng hô?
--> So với thơ văn đuơng thời: t/g gọi trăng là “chị Hằng” - xưng “ em”--> Vầng trăng đã trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ.
Em cảm nhận đuợc điều gì từ lời tâm sự này?
-->Nói như Xuân Diệu đó là “ tiếng của trái tim, tiếng của linh hồn” là “ cái qúi báu nhất của 1 thi sĩ”.
--> Tiếng than đó chất chứa 1 nỗi buồn da diết khôn nguôi, t/giả diễn tả qua 2 tiếng giản dị mà hàm xúc “ buồn lắm”. Đó cũng là nỗi buồn bàng bạc trong hầu khắp các bài thơ của tản Đà mà có lúc thi sĩ đã dẫn giải thật cụ thể trong 1 bài văn xuôi ngắn “ Giải sầu”: “ Từ độ đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát càng sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu...sầu không có mối, chém sao cho đứt; sầu không có khối, đập sao cho tan...”--> Đó là lí do khiến t/giả muốn làm thằng Cuội.
Vì sao t/g chán “trần thế” mà lại chỉ chán có nửa thôi?
Bài thơ không nói rõ, nhưng căn cứ vào cuộc đời và t/cách của ông, căn cứ vào tình hình đất nước- XHVN thời bấy giờ chúng ta có thể suy đoán được Tản Đà chán đời bởi vì:
- Tài cao, phận thấp, chí khí uất
 Giang hồ mê chơi quên quê hương.
- Vì XH nhiều ngang trái, bất công, đất nước mất độc lập, tự do.
- Là 1 hồn thơ lãng mạn tài hoa, TĐ tìm cách chốn đời, lánh đời thoát li vào thơ, vào rượu, vào những chuyến lang bạt kì hồ, vào nam ra bắc để quên đời, quên sầu. Ông thích lãng du trong mộng, trong thiên nhiên--> Bởi vậy thoát trần lên trăng chỉ là 1 trong những cách để thực hiện giấc mộng lớn, giấc mộng con của TĐ
--> Nhưng tại sao chỉ chán 1 nửa mà không chán tất cả? Phải chăng đó là vì tấm lòng TĐ xét từ trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc đời thường với những thú vui, thú ẩm thực thanh tao cầu kì mà ông nghĩ ra với những việc mà ông muốn làm cho đời. Vừa chán đời, vừa yêu đời chính là tâm sự đầy mâu thuẫn nhưng lại thống nhẩt trong con người TĐ. Nó giải thích cái chán nửa rồi mà giọng thơ vẫn tha thiết tình đời ấy. 
Em hiểu ntn về h/ảnh “ cung quế”, “ cành đa”, “ thằng cuội”?
- Theo truyền thuyết Trung quốc thì cây quế mọc bên cung trăng nơi chị Hằng Nga ở.Theo truyền thuyết VN thì trên cung trăng có cây đa cổ thụ , có thằng cuội ngồi dưới gốc cây đa trông trâu, chăn trâu
 Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
 Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời...
Bám sát chi tiết trong truyền thuyết, trước hết t/g đặt 1 câu hỏi thăm dò “ Cung quế...”? Rồi tiếp luôn 1 lời cầu xin chị Hằng hãy thò 1 “ cành đa” xuống để “nhắc” mình lên cung trăng với chị--> Thật thơ mộng, tình tứ. Tâm hồn lãng mạn của thi sĩ đã tìm được 1 địa điểm thoát li lí tưởng, tuyệt đối. Bởi lên đấy là có thể hoàn toàn xa lánh được cái “ cõi trần nhem nhuốc” mà ông chán ghét.
Em có nhận xét gì về giọng thơ của 2 câu này và qua đó t/g thể hiện khát vọng gì?
--> trong cõi trần, TĐ luôn cảm thấy buồn, vì sự trống vắng cô đơn khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ:
 “ Chung quanh những đá cùng cây
 Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm”
Luôn ước ao thả hồn cùng mây gió:
 “ Kiếp sau xin chớ làm người
 Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay”.
Gìơ đây lên cung quế tâm trạng của TĐ chuyển biến ntn?
--> Còn gì thú vị hơn và làm sao có thể cô đơn buồn tủi được.
Nhiều người đã nhận xét: TĐ là một hồn thơ “ ngông’. “ Ngông” có nghĩa là gì?
-Làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường. Đúng vậy, chính TĐ đã tự nhận mình vốn xưa là một vị tiên trời bị đày xuống hạ giới vì tội
“ ngông”, đã từng viết bài thơ “ Dạm bán áo đoạn” để mà “ mua giấy viết ngông”. “ Ngông” có nghĩa là làm việc trái với lẽ thường, khác với người bình thường. Ngông trong văn chương...( SGV-T 168) 
Có 3 hành động chứa đựng trong 1 câu thơ. Đó là các hành động nào?
- HS trả lời- GV gạch chân
 Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của t/g?
- Cười
Đối tượng “cười” ở đây là thế gian. Điều này cho thấy 1 thế gian ntn trong con mắt của t/g? 
- Thế gian đầy rẫy những điều xấu xa, đáng cười.
- Mỉa mai cõi “trần gian bé tí” và cả sự thích thú khi đã lánh xa hoàn toàn cõi đời bụi bặm đáng chán ấy.
Khái quát nội dung cơ bản của 2 câu kết?
Mạch cảm xúc lãng mạn và “ngông” được đẩy lên đến cao độ bằng 1 h/ảnh tượng trưng đầy bất ngờ và ý vị của TĐ. Đêm trung thu trăng sáng đẹp, mọi người đều ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng thì nhà thơ lại đang ngồi trên cung trăng tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và cùng ...cười. Cái cười ở đây có thể có cả 2 ý nghĩa vừa thoải mái vì đã được khát vọng thoát li...cõi trần. Giờ đây “cõi trần’là “bé tí” khi mình đang bay bổng lên trên nó. Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà. 
Tóm lại: TĐ sống trong tâm trạng bất đắc chí
“ tài cao, phận thấp, chí khí uất” nhưng mối sầu của TĐ không chỉ do bất mãn cá nhân mà đó là cả 1 nỗi buồn về nhân sinh, thời thế, đất nước. Tâm hồn sầu mộng ấy có nhu cầu thoát li, và thường cũng chỉ thực hiện thoát li bằng mộng tưởng. “Muốn làm...’là 1 cuộc thoát li trong mộng của TĐ.
Em hiểu gì về tâm hồn lãng mạn của TĐ từ bài thơ này?
- Nỗi buốn chán thực tại cuộc sống.
- Khát vọng được sống có ý nghĩa cho cá nhân.
Theo em những yếu tố nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn của bài?
- Nguồn c/xúc mãnh liệt, dồi dào vừa phóng túng bay bổng lại vừa sâu lắng, tha thiết được biểu hiện 1 cách tự nhiên thoải mái nhuần nhị như giọng tâm tình thân mật với người bạn tri âm, tri kỉ.
- Lời lẽ giản dị, trong sáng không gọt rũa cầu kì mà vẫn mượt mà ý nhị giàu sức b/cảm, lại rất đa dạng trong lối biểu hiện ( khi than, khi nhắn hỏi, khi cầu xin).
- Sức tưởng tượng phong phú, táo bạo đã tạo ra được 1 giấc mộng kì thú với những chi tiết gợi cảm, bất ngờ.
- Thể thơ đường luật nhưng không hoàn toàn gò bó, công thức.
 III. Hướng dẫn học ở nhà. ( 2’)
Học thuộc lòng bài thơ
Phân tích bài thơ.
Làm phần luyện tập.
Chuẩn bị bài tiết sau 
 I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 8’)
 1, Vài nét về t/giả- t/phẩm.
- Tản Đà ( 1889-1939)xuất thân từ nhà nho.Thơ ông tràn đầy c/xúc lãng mạn lại đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm toì sáng tạo, mới mẻ. Ông được xem là gạch nối giữa nền văn thơ cổ điển và nền văn thơ hiện đại.
- Bài thơ nằm trong quyển “ Khối tình con I” xuất bản năm 1917.
 2, Đọc bài.
II. Phân tích ( 25’)
 1, Hai câu đề.
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
--> Lời tâm sự của t/g với chị Hằng trong một đêm thu
--> cách xưng hô thật tình tứ, mạnh bạo và mới mẻ.
--> Một tiếng than, 1 cõi lòng, 1 tâm trạng
=>Tản Đà cảm thấy bất hoà sâu sắc với XH và muốn thoát li khỏi trần thế để lên trăng--> Muốn làm thằng Cuội.
 2, Hai câu thực.
 Cung quế đã ai ngồi đó chửa
 Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
=> Giọng thơ trở nên nũng nịu, hồn nhiên biểu hiện hồn thơ rất độc đáo, rất ngông của t/g”: Tìm được 1 địa điểm thoát li lí tưởng, hoàn toàn xa lámh cõi trần để được hoà mình vào thiên nhiên.
 3, Hai câu luận.
 Có bầu có bạn can chi tủi
 Cùng gió, cùng mây thế mới vui. 
-->Được sánh vai với chị Hằng, được vui chơi thoả thích cùng mây, gió.
=> Niềm vui sướng của TĐ khi được sống trên cung trăng.
 4,Hai câu kết
 Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
=> Khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn cõi trần bụi bặm, vừa thể hiện sự mỉa mai, khinh bỉ cõi trần.
III. Tổng kết- Ghi nhớ ( 5’)
1, Nội dung.
2, Nghệ thuật.
 * Ghi nhớ: SGK- T 157.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 62.doc