Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

2. Kĩ năng: Rèn năng lực quan sát, nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài.

3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh: Làm các bài tập ở SGK.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

III Bài mới:

1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài

Khác với các đối tượng thuyết minh khác, thuyết minh một thể loại văn học có nhiều điểm khác hơn. Vậy điểm khác đó là gì? Bài học hôm nay các em sẽ rõ.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 2440Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/06
Tiết 61: THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
2. Kĩ năng: Rèn năng lực quan sát, nhận thức , dùng kết quả quan sát mà làm bài.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc.
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: Làm các bài tập ở SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
Khác với các đối tượng thuyết minh khác, thuyết minh một thể loại văn học có nhiều điểm khác hơn. Vậy điểm khác đó là gì? Bài học hôm nay các em sẽ rõ.
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(17p)Tìm hiểu các bước làm bài văn thuyết minh
Tìm hiểu đề là tìm hiểu những phương diện nào của đề ?
Hãy tìm hiểu đề đã cho?
Gv tổ chức cho hs quan sát thảo luận
-Nhận xét về số dòng, số chữ.
-Gọi 2 hs lên bảng kí hiệu bằng trắc cho mỗi bài thơ.ư
- Nhận xét về quan hệ bằng trắc.
-Vần.
-Nhịp.
Hoạt động 3(7p).hướng dẫn lập dàn bài.
Trên cơ sở kết quả quan sát, phân tích
Hs tiến hành lập dàn ý.
Gv gọi 1 hs đọc lại
Lớp sửa chữa.
Hoạt động 4(10p): Luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Gọi 1 hs đọc bài tham khảo.
HS rút ra những ra những ý cơ bản.
Dựa trên những gợi ý đó và dựa vào các văn bản đã học để làm bài.
I.Từ quan sát đến mô tả , thuyết minh.
*Đề bài: Thể thơ thất ngôn bát cú.
1. Tìm hiểu đề:
-Đề thuộc thể thuyết minh.
-Đối tượng thuyết minh:Thể thơ thất ngôn bát cú.
-Nội dung thuyết minh: Trình bày, giải thích, giới thiệu các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú.
-Phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân tích, nêu ví dụ, số liệu
2. Tìm hiểu –tích luỹ tri thức:
a. Quan sát:
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu).
Đập đá ở Côn Lôn(Phan Châu Trinh).
-Số dòng, số chữ:
Mỗi bài có tám câu. Mỗi câu có bảy chữ
-Quan hệ bằng trắc giữa các dòng:
+ 1 đối với 2
+ 3 đối với 4
+5 đối với 6
+7 đối với 8
+ 1 niêm với 8
+ 2 niêm với 3
+4 niêm với 5
+ 6 niêm với 7
( Chủ yếu chữ 2, 4, 6)
-Vần:
+Các chữ cuối cùng của câu 1-2-4-6-8 bắt vần với nhau.
+Vần thông: Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông: lưu, tù, châu, thù đâu.
+Vần chính: Đập đá ở Côn Lôn: lôn, non, hòn, son, con.
-Nhịp:Phần lớn là nhịp 4/3
3. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Nêu định nghĩa về thể thất ngôn bát cú.
b. Thân bài: Sử dụng phương pháp phân tích, nêu số liệu để trình bày, giải thích đặc điểm của thể thất ngôn bát cú.
-Số câu, số chữ.
-Quan hệ bằng trắc.
-Vần
-Nhịp
c. Kết luận: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập.
1. Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn.
-Tìm hiểu đề.
-Tích luỹ tri thức.
- Lập dàn bài
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Cách làm bài văn thuyết minh một thể loại văn học.
 * Dặn dò:
 -Học bài, làm bài tập ở phần luyện tập.
- Soạn bài Muốn làm thằng cuội.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 61.doc