Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61 đến 72 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61 đến 72 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh:

Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn thuyết minh.

 Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

B. TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC:

Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.

 Sách bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra bài cũ:

Nêu các đặc điểm của văn thuyết minh và điều kiện khi làm văn thuyết minh?

 Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.

(I) Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 61 đến 72 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 61
 Ngày 17 / 12 /2008
thuyết minh một thể loại văn học 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát để làm bài văn thuyết minh.
Thấy được muốn làm bài văn thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập. 
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Nêu các đặc điểm của văn thuyết minh và điều kiện khi làm văn thuyết minh?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
(I) Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh đọc đề ở sách giáo khoa.
1. Đề bài:
Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
Học sinh đọc lại 2 bài thơ: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn.
? Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy tiếng?
? Số tiếng và số dòng đó có bắt buộc không?
? Hãy ghi ký hiệu bằng - trắc cho từng tiếng trong 2 bài thơ đó?
Giáo viên cùng các nhóm nhận xét, sửa chữa.
? Tìm "đối" và "niêm" giữa các dòng và nhận xét về mối quan hệ bằng - trắc giữa các dòng?
? Xác định các tiếng hiệp vần trong mỗi bài? (Chỉ ra các tiếng hiệp vần nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, nó là vần gì?).
? Cách ngắt nhịp?
2. Quan sát:
Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ.
Bắt buộc theo luật thơ Đường.(đặc biệt là tiếng 2- 4- 6).
Gọi học sinh trình bày ở bảng.
Học sinh tự xác định và nhận xét.
Các tiếng cuối ở các câu 2, 4, 6, 8.
Linh hoạt: 4/3 hoặc 2/2/3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thuyết minh
(II) Lập dàn bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh quan sát dàn bài ở sách giáo khoa.
Học sinh phát biểu thuyết minh về thể thơ theo từng nội dung.
Giáo viên đánh giá, nhận xét.
Mở bài: Định nghĩa chung về thể thơ.
Thân bài: Nêu các đặc điểm của thể thơ: số câu, số chữ, luật bằng - trắc, cách gieo vần, cách ngắt nhịp phổ biến.
Kết bài: Cảm nhận của em về vẽ đẹp và nhạc điệu của thể thơ. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết nội dung bài học.
(III) Ghi nhớ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Để thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học chúng ta cần thực hiện như thế nào?
Sách giáo khoa.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
(IV) Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ở nhà.
Bài 1:
Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn.
Thân bài: Giới thiệu các đặc điểm:
Dung lượng: nhỏ.
Kết cấu: ngắn gọn.
Trình độ người viết: Điêu luyện.
Kết bài: Vị trí của truyện ngắn trong nền Văn học Việt Nam.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà.
	- Làm bài tập 1 ở nhà.
	- Soạn bài mới: Muốn làm thằng Cuội.
Tiết: 62
 Ngày 17 / 12 /2008
Hướng dẫn đọc thêm: Muốn làm thằng cuội
(Tản Đà) 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Hiểu được tâm sự của tác giả: Buồn chán trước thực tại đen tố, tầm thường, muốn thoát li khỏi thực tại ấy bằng ước mộng rất ngông.
Cảm nhận được cái mới mẻ trong hình thức một bài thơ Đường luật, lời lẽ giản dị, trong sáng, ý tứ hàm súc, cảm xúc bộc lộ tự nhiên, giọng thơ thanh thoát nhẹ nhàng pha chút hóm hỉnh duyên dáng.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Sách bài tập. 
Chân dung tác giả.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Hãy đọc thuộc lòng bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và nêu nội dung bài thơ đó?
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiẻu chú thích.
(I) Đọc - chú thích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn đọc: Diễn cảm, giọng điệu mới mẻ.
Học sinh đọc giáo viên đọc lại.
? Nêu những nét chính về tác giả và văn bản?
1. Đoc:
2. Chú thích:
Tác giả:
Văn bản:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ.
(II) Hiểu văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Hai câu thơ đầu diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
? Nhà thơ đã tâm sự nỗi niềm đó cùng ai? Điều đó có gì khác biệt?
? Tại sao tác giả lại có tâm trạng buồn chán đó?
1. Lời tâm sự của tác giả:
Nỗi buồn da diết khôn nguôi.
Tâm sự cùng chị Hằng, sự khác thường vì tâm sự với người ở cung trăng.
Nỗi buồn trong đêm thu, nỗi chán chường với cuộc sống hiện tại làm ông thấy bất hoà sâu sắc với XH và muốn thoát li khỏi cuộc sống đó.
Học sinh đọc các câu thơ: 3, 4, 5, 6.
? Qua lời tâm sự của ông, em hãy lý giải tại sao Tản Đà được gọi là 1 hồn thơ ngông?
? Cái ngông của Tản Đà được thể hiện như thế nào? 
? Qua lời tâm sự đó ta nhận thấy được khát vọng gì của tác giả?
2. Một hồn thơ ngông:
Ngông có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, thể hiện bản lĩnh của con người có cá tính mãnh mẽ, bất hoà với XH, không chịu ép mình trong khuôn khổ.
Cái ngông thể hiện ở:
Ước muốn làm thằng Cuội.
Xin Chị Hằng thả cành đa nhắc mình lên chơi cho vui.
Khát vọng trốn chạy, xa lánh cuộc đời muốn được sống cuộc sống đích thực với những niềm vui mà ở cõi trần không có ị cảm hứng lãng mạn.
Học sinh đọc 2 câu thơ cuối.
? Kết thúc bài thơ là tiếng cười. Cái cười đó có ý nghĩa như thế nào? 
3. Cái cười lãng mạn:
Hàm chứa 2 nghĩa:
Vừa thoã mãn vì đạt được ước khát vọng thoát li cỏi trần bụi bặm
Vừa thể hiện sự khinh bỉ mĩa mai cỏi trần giờ đây chỉ "bé tí" khi mình đã bay bổng được lên trên nó.
ị Đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của Tản Đà.
? Tìm những nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Giáo viên tổng kết nội dung và nghệ thuật.
4. Nghệ thuật:
Nguồn cảm xúc mãnh liệt, dồi dào, phóng túng vừa thiết tha sâu lắng.
Lời lẽ giản dị, trong sáng, giàu sức biểu cảm.
Sự tưởng tượng phong phú táo bạo đã tạo ra giấc mộng kì thú và bất ngờ.
(III) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Làm bài ở sách giáo khoa, học thuộc bài thơ.
- Soạn bài ôn tập.
Tiết: 63
 Ngày 20 / 12 /2008
Ôn tập tiếng việt
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Qua tiết ôn tập giúp học sinh nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Bảng phụ.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Dạy bài mới
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập phần từ vựng.
(I) Từ vựng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh nhắc lại lý thuyết các nội dung đã học.
Tìm dẫn chứng để minh hoạ.
Giáo viên chia nhóm làm bài tập:
Nhóm 1: bài a.
Nhóm 2: bài b. SGK
Nhóm 3; bài c.
Học sinh trình bày sơ đồ trên bảng.
? Giải thích các từ có nghĩa hẹp.
Giáo viên lưu ý: Khi giải thích những từ có nghĩa hẹp cần xác định từ ngữ rộng hơn.
1. Lý thuyết.
Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
Từ tượng thanh, từ tượng hình
Trường từ vựng.
Từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Nói quá.
Nói giảm, nói tránh.
2. Thực hành.
Bài a: Sơ đồ
Truyện dân gian
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Các từ có nghĩa hẹp: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Các từ đó đều có từ truyện dân gian chung.
Học sinh trình bày miệng, chỉ ra biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh.
Bài b:
(Quá)
 Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ, cấn tiền vỡ tư.
Bài c:
Ví dụ: Lom khom dưới núi ...
 Côn Sơn suối chảy rì rầm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập phần ngữ pháp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh nhắc lại nội dung lý thuyết.
Tìm ví dụ dẫn chứng.
Chia nhóm giao bài tập.
Nhóm 1: bài a.
Nhóm 2: bài b.
Nhóm 3: bài c.
Các nhóm thảo luận và nêu kết quả.
Giáo viên đánh giá, sửa chữa
Lý thuyết.
Trợ từ.
Thán từ 
Tình thái từ.
Câu ghép
Thực hành:
Bài a:
Ví dụ: Quyển sách này mà chỉ có 20.000 đồng à?
Bài b: Câu 1 của đoạn trích là câu ghép. Có thể tách thành 3 câu đơn nhưng khi tách thì mối quan hệ và sự liên tục của chúng không được thể hiện rõ.
Bài c: Câu 1, 3 của đoạn trích là câu ghép. Chúng nối với nhau bằng quan hệ từ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà.
Ôn tập kỹ nội dung lý thuyết.
Hoàn thành các bài tập.
Soạn bài: Hai chữ nước nhà.
Tiết: 64
 Ngày 20 / 12 /2008
Trả bài tập làm văn số 3
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Tự đánh giá được bài làm của mình theo yêu cầu của văn bản và nội dung đề bài.
Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá và sửa chữa bài văn của mình.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Bảng phụ.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Dạy bài mới
Hoạt động 1: Nhắc lại đề ra, xác định yêu cầu của đề ra.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh nhắc lại đề.
? Em hãy xác định đối tượng và trọng tâm đề ra.
1. Đề bài:
Em hãy thuyết minh một con vật nuôi có ích đối với người nông dân.
2. Yêu cầu.
Kiểu bài: Thuyết minh.
Đối tượng: trâu ( bò).
Trọng tâm: Thuyết minh về đối tượng.( đặc điểm, lợi ích, cách nuôi, chăm sóc . . .) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dàn bài.
Mở bài: Giới thiệu chung về vật nuôi.
Thân bài: Thuyết minh về:
- Đặc điểm của vật nuôi.
- Giá trị của vật nuôi trong đời sống con người.
Kết bài: Thái độ, tình cảm đối với vật nuôi đó.
Hoạt động 3: Nhận xét bài làm của học sinh.
a. Ưu điểm:
Làm bài đúng thể loại, biết kết hợp miêu tả và vào kể chuyện.
Trình bày trôi chảy, sạch sẽ.
Diễn đạt theo bố cục văn bản biểu cảm.
Một số bài khá: Linh, Hằng, Giang, Quyết, Hoàn, Hoa, Hùng, 
b.Tồn tại:
Một số bài làm yếu: Chiến,Mĩ , Tọa , Cường...
Lỗi chính tả nhiều, diễn đạt thiếu trong sáng, dùng từ sai.
Trình bày bẩn, nội dung còn sơ sài.
* Đọc bài mẫu:Mai Thị Linh.
* Giáo viên trả bài, nêu kết quả chung của cả lớp.
Hoạt động 4: Tổng kết giờ học.
Nhận xét giờ học.
Học sinh chữa lỗi mắc phải. ( ở nhà)
Soạn bài: Ông đồ.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 65 
 Ngày 22 / 12 /2008
Ông đồ
 ( Vũ Đình Liên ) 
Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh :
Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm thương cảm và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đét đẹp văn hoá cổ truyền.
Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
 Hình ảnh, tài liệu tham khảo về Vũ Đình Liên và văn bản “Ông đồ”.
Máy chiếu, máy vi tính.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” của nhà thơ Phan Châu Trinh? Nêu nội dung chính của bài thơ đó ?
Giáo viên giới thiệu bài. – Mất vị thế của nền Hán học và chữ nho đầu thế kỷ XX nên các ông đồ cũng dần mất vị thế của mình trong lòng mọi người.
 - Dẫn vào bài
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung.
(I) Đọc và tìm hiểu chung.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn cách đọc, giáo viên đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc.
Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh .
1. Đọc.
- 1 học sinh đọc.
Dựa vào chú thích ... n trích.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiẻu chú thích.
(I) Đọc - chú thích.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc.
Gọi học sinh đọc diễn cảm.
Học sinh đọc lại chú thích *, giáo viên kiểm tra 1 số chú thích 1, 8, 9, 12.
1. Đọc:
2. Chú thích:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm cấu trúc văn bản.
(II) Hiểu cấu trúc văn bản
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? Tìm một sô bài thơ có cùng thể thơ mà em đã học?
? Bài thơ có bố cục như thế nào? Nêu nội dung từng phần? 
Thể thơ: Song thất lục bát.
Bố cục: 3 phần. 
8 câu đầu: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
20 câu tiếp: Tình cảnh đất nước qua lời dặn của người cha.
8 câu sau: Tình cảnh bất lực của người cha và lời trao gữi cho con.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản.
(II) Hiểu văn bản
?Cuộc chia ly diễn ra trong khung cảnh như thế nào? 
? Hoàn cảnh của cuộc chia ly?
? Tâm trạng của người cha ra sao?
1. Tâm trạng người cha.
Địa điểm: nơi tận cùng của đất nước, là điểm biên ải heo hút.
Cha bị giải đi, con muốn theo phụng dưỡng tuổi già nhưng cha đã khuyên con ở lại vì nước vì nhà.
Người cha đau đớn, xót xa vì nước mất, nhà tan, cha con li biệt.
ị Lời khuyên như lời trăng trối.
? Tác giả đã tái hiện lại tình cảnh đất nước lúc bấy giờ như thế nào? 
? Xen kẽ những lời tự sự là lời cảm thán, em hãy phân tích giá trị những lời cảm thán ấy?
? Cảm nhận của em về các câu:
" Thảm vong quốc . . . .
 ... ... ... ... ... ... ... ... nỗi này"
? Em có nhậ xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này?
2. Tình cảnh đất nước.
Tác giả nhập vai người trong cuộc để miêu tả hiện tình đất nước, kể tội ác quân xâm lược cho nên cảm xúc chân thành, nỗi đau da diết làm xúc động tâm can người đọc.
Các từ ngữ và hình ảnh diễn tả cảm xúc mạnh, sâu: Kể sao xiết, kể xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than thương tâm.
Nỗi đau vượt lên nỗi đau cá nhân trở thành nỗi đau non nước, kinh động cả đất trời.
ị Một nỗi đau thiêng liêng và cao cả.
Giọng điệu lâm li, thống thiết xen lẫn nỗi phẩn uất căm hờn; mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng.
?Người cha nói đến thế bất lực của mình như thế nào? 
? Dụng ý lời nói của người cha?
? Lời khuyên của người cha vào thời điểm chia biệt có ý nghĩa như thế nào? 
3. Thế bất lực của người cha và lời trao gữi cho con.
Cha già, sức yếu, lỡ sa cơ chịu bó tay.
Nhằm kích thích, hun đúc ý chí “gánh vác” của người con làm cho lời trao gữi thêm có sức nặng.
Có giá trị như lời trăng trối nên người con sẽ cố gắng thực hiện cho bằng được.
Hoạt động 4: Tổng kết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên tổng kết nội dung chính và nghệ thuật.
Học sinh đọc Sách giáo khoa.
* Ghi nhớ: sách giáo khoa.
(IV) Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn thảo luận: Tại sao tác giả lấy "Hai chữ nước nhà" làm đầu đề cho văn bản? Nó gắn với tư tưởng chung của toàn bài như thế nào? 
Trong hoàn cảnh đó thì nước nhà có mối quan hệ không thể tách rời bởi nước mất thì nhà tan, thù nhà chỉ trả được khi nợ nước đã rữa. Đó cũng chính là điều người cha và cũng chính tác giả đã gữi gắm.
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Nắm nội dung bài học.
- Học thuộc văn bản.
- Ôn tập tốt chuẩn bị cho kiểm tra học kì 1.
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
Tiết: 67- 68
 Ngày 26 / 12 /2008
Kiểm tra tổng hợp kì I 
Mục tiêu bài dạy: Qua tiết kiểm tra nhằm:
Kiểm tra kiến thức về chương trình Ngữ văn từ đầu năm đến nay.
Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận cho học sinh.
Giáo viên có hướng bổ cứu những mặt còn hạn chế của học sinh về kiến thức và cách trình bày.
Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách tham khảo Ngữ văn 8.
Đề kiểm tra.
C.hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Theo dõi học sinh làm bài.
Nhận xét tiết kiểm tra.
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu tác giả Phan Châu Trinh.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của tác giả Phan Châu Trinh. 
(II) Đáp án, biểu điểm:
Câu 1: ( 3 điểm ) Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Phan Châu Trinh phải đảm bảo các ý cơ bản:
Về cuộc đời. ( 0,5 điểm )
Về sự nghiệp cách mạng. ( 0,5 điểm )
Về sự nghiệp văn chương. ( 0,5 điểm )
Về hình thức: Viết đoạn văn thuyết minh về tác giả. ( 1,5 điểm )
Câu 2: ( 4,0 điểm ) Đảm bảo các ý cơ bản sau:
Về hình thức: Viết đoạn văn phát biểu cảm tưởng về tác phẩm văn học. (1 điểm) 
Về nội dung: (1,5 điểm)
Từ một việc làm cụ thể nặng nhọc, tác giả viết bài thơ thể hiện một cách nhìn mới của nhà cách mạng, chí sĩ yêu nước.
Bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, ý chí bất khuất, tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh đặc biệt.
Về nghệ thuật: (1,5 điểm) Giọng điệu bài thơ hào hùng, mãnh liệt, khoẻ khoắn, cách sáng tạo của tác giả trong việc dùng từ có hai lớp nghĩa, bài thơ: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
Tiết: 69 - 70
 Ngày 26 / 12 /2008
Hoạt động ngữ văn
 	Làm thơ bảy chữ 
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4, biết gieo đúng vần.
Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo cho học sinh.
Tài liệu thiết bị dạy học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
- Sách bài tập. 
- Bảng phụ.
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Tổ chức hoạt động.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện luật thơ.
(I) Nhận diện luật thơ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh đọc các bài thơ ở sách giáo khoa.
? Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần và mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ đó?
Gọi học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên giới thiệu mô hình 2:
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T 
T T B B T B B
- Giáo viên tổng kết.
Nhịp thơ 4/3 hoặc 3/4.
Gieo vần: Tiếng cuối của câu 2 và câu 4.
Vần có thể Trắc hặc Bằng nhưng phần nhiều là Bằng.
Luật Bằng - Trắc.
B B T T T b B
T T B B T t B
T T B B B T T 
 B B T T T B B
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm chỗ sai luật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Học sinh đọc bài thơ 2 ( phần b).
? Bài thơ trên chép sai một chỗ. Em hãy tìm ra chỗ sai đó? Vì sao?
? Hãy sửa lại thành câu thơ hợp lý?
( Có thể sửa bằng nhiều cụm từ khác)
Sai ở câu thơ thứ 2: Không có dấu phẩy, sai cụm từ cuối.
Có thể sửa như sau:
Ngọn đèn mờ tảo ánh xanh lè.
Ngọn đèn mờ tảo ánh vàng khè.
Ngọn đèn mờ tảo bóng đêm nhoè.
Ngọn đèn mờ tảo bóng trăng nhoè.
Hoạt động 3: Tổ chức hướng dẫn tập làm thơ.
(II) Tập làm thơ.
? Hãy tập làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương?
Giáo viên gợi ý: Nội dung phản ánh của bài thơ, sắc thái tình cảm của bài, luật bằng trắc của hai câu đó:
B B T T B T T 
T T B B T t B
Học sinh các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và sửa chữa.
Tập làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây: 
Vui sao ngày đã chuyển sang hè
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tập làm tiếp hai câu thơ sau:
Tôi thấy người ta có bảo rằn:
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Có thể sẽ là các câu:
a. Của Tú Xương:
Chứa ai chẵng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
b. Để nhấn mạnh cho việc bị người đời chê cười Cuội nói dối khiến cuội lên cung trăng:
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
c. Chế diễu Cuội bị cô đơn:
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng?
Có thể các câu sau sẽ:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi.
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
Hoạt động 4: Học sinh trình bày bài thơ tự làm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đại diện các nhóm trình bày.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
(III) Tổng kết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên tuyên dương những học sinh tích cực hoạt động, chỉ ra chổ còn yếu để học sinh rút kinh nghiệm.
Dặn dò học sinh: Tập làm một bài thơ theo đề tài tự chọn.
Trong hoàn cảnh 
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 71
 Ngày 1 / 1 /2009
trả bài kiểm tra tiếng Việt 
Mục tiêu bài dạy:
Qua tiết trả bài giúp học sinh thấy rõ ưu điểm và những phần còn hạn chế so với yêu cầu bài làm.
Giáo viên đánh giá năng lực tiếp thu và thực hành kiến thức Tiếng Việt của học sinh.
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Giáo án.
Bài kiểm tra
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Tổ chức hoạt động.
Học sinh nhắc lại đề ra.
Xây dựng đáp án, chữa bài.
 Đáp án- biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm) - Trường từ vựng về người: Cổ , miệng ( bộ phận của cơ thể người)
 - Trường từ vựng về hoạt động của người: túm , ấn, dúi ,xô đẩy ,ngã ,thét
Câu 2: (3 điểm): HS Viết đoạn văn giáo viên linh động cho điểm
Câu 3:(4 điểm)
a.Các câu trên là câu ghép
b. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong mỗi câu:
- Câu ghép có quan hệ tơng phản.
- Câu ghép có nguyên nhân kết quả.
- Câu ghép có quan hệ bổ sung.
*Trình bày: 1 điểm.
Nhận xét bài làm của học sinh.
Lấy điểm, nêu cách khắc phục.
- Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh tự chữa bài.
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết: 72
 Ngày 2 / 1 /2009
trả bài kiểm tra tổng hợp 
Mục tiêu bài dạy:
Qua tiết trả bài giúp học sinh thấy ra ưu điểm và nhược điểm trong bài làm đồng thời giúp học sinh khắc sâu hơn nội dung kiến thức đã được học.
Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kỳ I. 
Tài liệu thiết bị dạy học:
 Giáo án.
Bài kiểm tra
hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức.
Tổ chức hoạt động.
Học sinh nhắc lại đề ra.
Xây dựng đáp án.
 Đáp án, biểu điểm:
Câu 1: ( 4 điểm ) Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Phan Châu Trinh phải đảm bảo các ý cơ bản:
Về cuộc đời. ( 0,5 điểm )
Về sự nghiệp cách mạng. ( 0,5 điểm )
Về sự nghiệp văn chương. ( 0,5 điểm )
Về hình thức: Viết đoạn văn thuyết minh về tác giả. ( 1,5 điểm )
Câu 2: ( 6,0 điểm ) Đảm bảo các ý cơ bản sau:
Về hình thức: Viết đoạn văn phát biểu cảm tưởng về tác phẩm văn học. (1 điểm) 
Về nội dung: (1,5 điểm)
Từ một việc làm cụ thể nặng nhọc, tác giả viết bài thơ thể hiện một cách nhìn mới của nhà cách mạng, chí sĩ yêu nước.
Bài thơ thể hiện khí phách anh hùng, ý chí bất khuất, tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh đặc biệt.
Về nghệ thuật: (1,5 điểm) Giọng điệu bài thơ hào hùng, mãnh liệt, khoẻ khoắn, cách sáng tạo của tác giả trong việc dùng từ có hai lớp nghĩa, bài thơ: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
 Nhận xét
Nhận xét bài làm của học sinh.
Lấy điểm, nêu cách khắc phục.
 Chữa bài
- Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh tự chữa bài.
Dặn dò: Soạn bài: Nhớ rừng
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet61-Tiet72).doc