Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61 bài 16: Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61 bài 16: Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học

TIẾT 61 TẬP LÀM VĂN

THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh, đi sâu nắm bắt kiến thức văn thuyết minh về một thể loại văn học. Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh.

 c) Về thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 61 bài 16: Tập làm văn: Thuyết minh về một thể loại văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 NGỮ VĂN BÀI 15, 16
Kết quả cần đạt
- Biết cách quan sát, thuyết minh đặc điểm của một thể loại văn học (thể thơ) đã học.
- Cảm nhận được hồn thơ lãng mạn của Tản Đà và sức hấp dẫn nghệ thuật mới mẻ trong hình thức thể loại truyền thống của bài thơ Muốn làm thằng Cuội.
- Củng cố, hệ thống hoá toàn bộ phần kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm đến giờ.
Ngày soạn: .	Ngày dạy: . Dạy lớp 8B
	Ngày dạy: . Dạy lớp 8C	
TIẾT 61 TẬP LÀM VĂN
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Củng cố kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh, đi sâu nắm bắt kiến thức văn thuyết minh về một thể loại văn học. Thấy được muốn làm bài thuyết minh chủ yếu phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu.
	b) Về kĩ năng: Rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức, dùng kết quả quan sát mà làm bài văn thuyết minh.
	c) Về thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B: ..
	Sĩ số 8C: ..
a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình tiết học.
	* Vào bài (1’): Các em đã được kiến thức cơ bản về văn thuyết minh, đã làm bài thuyết minh về đồ dùng sinh hoạt. Tiết học này, ta cùng tìm hiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. TỪ QUAN SÁT ĐẾN MÔ TẢ, THUYẾT MINH ĐẶC ĐIỂM MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC (27’)
	* Ví dụ:
Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú.
	GV: Gọi HS đọc đề bài.
	?TB: Muốn làm một bài văn thuyết minh ta phải tiến hành các bước nào?
	HS: Tiến hành các bước: tìm hiểu đề, quan sát để tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
	1. Tìm hiểu đề
	?KH: Hãy xác định kiểu bài, đối tượng và phạm vi thuyết minh?
	HS: - Kiểu văn bản: thuyết minh. Đối tượng: đặc điểm một thể loại văn học. Phạm vi: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
	2. Quan sát
	* Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn.
	GV: Gọi HS đọc hai bài thơ.
	?TB: Nhận xét số chữ, số dòng trong mỗi bài thơ? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không?
	HS: Mỗi bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ. Ta không thể tuỳ ý thêm bớt số câu học số tiếng vì bố cục chặt chẽ, nội dung hoàn chỉnh.
	GV: Học thơ Đường luật ở lớp 7, các em đã nắm được tiếng có thanh huyền thanh ngang gọi là tiếng bằng kí hiệu là B, các tiếng có thanh hỏi, ngã, sắc, nặng gọi là tiếng trắc kí hiệu là T.
	GV: Cho HS lên bảng ghi kí hiệu bằng trắc của hai bài thơ. GV nhận xét, kết luận.
	GV: Sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ bố trí thanh điệu hai bài thơ, yêu cầu HS quan sát và giảng: Tiếng thứ hai của câu 1 trong cả hai bài thơ đều mang thanh bằng do vậy, luật của hai bài thơ đều là luật B. Nếu dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới tiếng T thì gọi là “đối nhau”, nếu dòng trên tiếng B ứng với dòng dưới cũng tiếng B thì gọi là “niêm” với nhau. Cặp câu được coi là đối thực sự các chữ đối nhau về nguyên tắc phải cùng từ loại, thanh phải ngược nhau, ý đối nhau.
	?KH: Nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng của hai bài thơ và rút ra nhận xét?
	HS: Các tiếng 2, 4, 6 của từng cặp câu đều có sự đối thanh (đối thanh giữa dòng trên với dòng dưới trong từng cặp câu. Phép đối thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận (các chữ trong hai cặp đó vừa đối thanh lại vừa cùng từ loại, các ý cũng có sự đối nhau). Các câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 niêm với nhau vì các tiếng 2-4-6 của những cặp câu này đều cùng thanh với nhau (theo hệ thống dọc).
	GV: Từ đó ta rút ra kết luận sau:
	Ghi:- Luật bằng trắc được quy định rất chặt chẽ.
	- Luật đối bắt buộc câu 3+4, 5+6 phải có đối.
	- Niêm theo hệ thống dọc: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7.
	?TB: Chỉ ra các tiếng hiệp vần trong hai bài thơ?
	HS: Bài Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác có 5 tiếng hiệp vần đó là các tiếng: lưu, tù, châu, thù, đâu (có hơi ép vận). Bài Đập đá ở Côn Lôn có 5 tiếng hiệp vần đều nằm ở vị trí cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 và đều là vần bằng.
	Ghi:- Vần thường là vần bằng, mỗi bài thơ chỉ có một vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
	?KH: Tìm hiểu cách ngắt nhịp của hai bài thơ và các bài thơ Đường luật đã học, em nhận thấy thể thơ này thường có cách ngắt nhịp như thế nào?
	Ghi:- Ngắt nhịp: 4/3; 2/2/3, nhịp chẵn trước nhịp lẻ sau.
	?KG: Theo em, thể thơ này có ưu, nhược điểm gì?
	HS: Ưu điểm: thơ Đường luật đẹp về sự tề chỉnh, âm thanh trầm bổng, đăng đối nhịp nhàng, uyển chuyển, nội dung súc tích, mang vẻ cổ điển. Nhược điểm: gò bó ràng buộc bởi những niêm luật chặt chẽ không được phóng khoáng
	3. Lập dàn ý
	?KH: Căn cứ vào những điều đã tìm hiểu, em hãy sắp xếp các ý thành một dàn bài?
	a) Mở bài: Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.
	b) Thân bài: Nêu đặc điểm của thể thơ.
	- Số câu, số chữ trong mỗi bài thơ;
	- Quy luật bằng trắc của thể thơ;
	- Cách gieo vần của thể thơ;
	- Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ.
	c) Kết bài: Cảm nhận chung về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
	GV: Treo bảng phụ chép dàn ý chi tiết.
	?KH: Qua phân tích em hiểu gì về cách thuyết minh một thể loại văn học?
	* Bài học
	Ghi: - Muốn thuyết minh một thể loại văn học (thể thơ hay văn bản cụ thể), trước hết phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
	- Khi nêu các đặc điểm, cần lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm ấy.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. T. 154.
	II. LUYỆN TẬP (14’)
	Bài 1 (T.154)
	?: Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
	HS: Thảo luận nhóm theo gợi ý:
	Thế nào là truyện ngắn?
	Sự việc và nhân vật trong truyện ngắn như thế nào?
	Nhận xét gì về không gian, thời gian, cốt truyện?
	Hãy tìm một vài ví dụ trong các truyện ngắn nêu tên làm ví dụ minh hoạ?	GV: Cho HS trả lời kết quả:
	Truyện ngắn: là hình thức tự sự loại nhỏ, kể về một biến cố, một hành động, một trạng thái trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh hay một mặt nào đó của đời sống xã hội.
	Truyện ngắn thường ít sự việc và nhân vật. Ví dụ truyện Lão Hạc có 4 nhân vật (lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư). Sự việc: nhà nghèo, con trai đi phu đồn điền, lão Hạc ốm, bán chó, tự tử. Không gian, thời gian: trong truyện ngắn nhỏ, hẹp, hạn chế: ví dụ: Tôi đi học: từ nhà=>trường=>vào lớp học=>theo trình tự một buổi khai trường.	
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	GV: Gọi HS đọc tài liệu tham khảo SGK (bài 2 phần luyện tập) để củng cố kiến thức về kiểu bài văn thuyết minh về thể loại văn học.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, làm trọn vẹn bài tập 1 SGK. T. 154.
	- Soạn: Muốn làm thằng Cuội. Yêu cầu: 
	+ Đọc kĩ văn bản, chú thích *, chú thích từ khó, các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
	+ Trả lời các câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61 bai 16.doc