Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 6: Trong lòng mẹ (t2) (Nguyên Hồng)

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 6: Trong lòng mẹ (t2) (Nguyên Hồng)

 TIẾT 6 TRONG LÒNG MẸ (T2)

 (Nguyên Hồng)

A- Mục tiêu bài học

- HS thấy được nỗi đau bị hắt hủi của bé Hồng trong cảnh mồ côi cha, tình yêu thương mãnh liệt của chú bé dành cho người mẹ đáng thương của mình.

- Tình mẫu tử thiếng liêng, cao đẹp đối với chú bé Hồng và đới với mỗi con người.

- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự tạo thành sức truyền riêng của văn xuôi NHồng.

B- Đồ dùng- phương tiện

- Giáo viên: Bức tranh trong SGK phóng to

- HS: chuẩn bị bài

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1- ổn định

2- Kiểm tra bài cũ:

 - Trong lòng mẹ, được viết theo thể loại nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Qua cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô của mình. Em thấy bà cô bé Hồng là người ntn? tình cảm của em đối với bà cô ntn?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 6: Trong lòng mẹ (t2) (Nguyên Hồng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 01. 9. 09	
 Tiết 6 Trong lòng mẹ (T2)
 (Nguyên Hồng)
A- Mục tiêu bài học
- HS thấy được nỗi đau bị hắt hủi của bé Hồng trong cảnh mồ côi cha, tình yêu thương mãnh liệt của chú bé dành cho người mẹ đáng thương của mình.
- Tình mẫu tử thiếng liêng, cao đẹp đối với chú bé Hồng và đới với mỗi con người.
- Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm trong văn tự sự tạo thành sức truyền riêng của văn xuôi NHồng.
B- Đồ dùng- phương tiện 
Giáo viên: Bức tranh trong SGK phóng to
HS: chuẩn bị bài
C- Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1- ổn định
2- Kiểm tra bài cũ:
 - Trong lòng mẹ, được viết theo thể loại nào? Nêu xuất xứ của văn bản? Qua cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô của mình. Em thấy bà cô bé Hồng là người ntn? tình cảm của em đối với bà cô ntn?
3- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Hoạt động 1: GTB: Trong giờ học trước, chủ yếu chúng ta đi tìm hiểu nhân vật bà cô quái ác qua cuộc gặp gỡ như là mèo vờn chuột, 1 trò đùa tàn ác, do chính bà ta tạo ra và dàn dựng. Trong màn kịch nho nhỏ ấy và trong những h/ c khác, tâm trạng của chú bé Hồng đã diễn biến ntn? qua đó người đọc thấy rõ tính cách tâm hồn của chú ra sao đó là nội dung của tiết học này.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu văn bản
HS đọc lại 4 câu văn đầu tiên và dựa vào phần chữ nhỏ.
H: Hiện tại bé Hồng đang sống trong cảnh ngộ ntn?
H: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của Hồng lúc này?
- HS đọc từ 1 hôm ....người ta hỏi đến chứ?
H: Theo dõi cuộc đối thoaị , em thấy Hồng đã phản ứng ra sao sau câu hỏi của bà cô Hồng....mộ mày không?
H: Trước câu hỏi ngọt nhạt đầu tiên của bà cô, Hồng đã toan trả lời lại cúi đầu không đáp, VSao Hồng có sự thay đổi thái độ như vậy?
" không ! Cháu không muốn vào.Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về." Qua thái độ, qua câu trả lời của Hồng, em thấy bé Hồng có suy nghĩ gì về mẹ?
H: Bà cô không dừng đòn tấn công ở đó. Trước câu hỏi thứ 2 của bà cô, Hồng có thái độ ntn?
H: Lòng tôi càng thắt lại......cho thấy tâm trạng gì của bé Hồng?
H: Trước câu hỏi tiếp theo của bà cô, Hồng đã đối phó ntn?
H: Qua chi tiết đó, cho thấy tâm trạng của Hồng lúc này ntn? Hồng khóc vì lý do gì?(ko kìm nén được nỗi đau.) 
H: Chi tiết cười dài trong tiếng khóc, có ý nghĩa gì.(Hồng vẫn mạnh mẽ và kiên cường.....)
H: Bà cô vẫn tiếp tục đày đoạ bé Hồng bằng những câu hỏi và vẻ mặt tươi cười.....Hồng có thái độ gì trước lời bà cô?
H: Các từ: Vồ, cắn, nhai, nghiền thuộc từ loại gì? (động từ).
H: Xếp 4 động từ liền nhau trong 1 câu này có tác dụng gì? (thể hiện thái độ phẫn uất)
H: Đến đây Hồng đã hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến cho mẹ khổ chưa? Nếu có đó là nguyên nhân gì? ( những cổ tục...)
H: Hồng có ước muốn gì dành cho mẹ?
H: Nhưng tình cảm của bé hồng dành cho mẹ xuyên suốt cuộc đối thoại là gì?
GV: Và chắc chắn, chú bé Hồng luôn khát khao cháy bỏng được gặp mẹ và nếu gặp mẹ thì sẽ ra sao?
H: Chi tiết nào cho thấy bé Hồng bất ngờ gặp mẹ?
GV: Trong hoàn cảnh bất ngờ gặp mẹ của Hồng tác giả đã sử dụng một cách nói giả định và phép so sánh. H: Hãy tìm phép so sánhvà sự giả định đó? (nếu....sa mạc)
H: Phép so sánh được tác giả sử dụng ở đây có tác dụng gì?( Khao khát mong găp mẹ)
H: Khi người quay lại ấy chính là mẹ hồng đã có những biểu hiện ntn?
H: Những biểu hiện đó cho thấy tâm trạng của Hồng lúc này ntn? (Sung sướng khi gặp mẹ)
H: Niền tin này được thể hiện qua chi tiét nào? 
H: Vẫn là tiếng khóc những tiếng của Hồng lúc này có gì khác tiếng khóc lúc đối thoại với bà cô? 
HS: Đọc đoạn văn: Mẹ tôi.....vô cùng
H: Khi nằm trong lòng mẹ Hồng chú ý đến những đặc điểm nào của mẹ, (gương mặt, đôi mắt)
H: Hình ảnh mẹ trong mắt bé Hồng lúc này ntn?
H: Hồng cảm nhận được điều gì từ mẹ lúc này.
H: Tâm trạng của Hồng khi nằm trong lòng mẹ ntn? từ ngữ nào diễn tả điều đó?
H: Lần này, câu nói của bà cô vọng lại có tác động ntn đến Hồng?
H: Vậy, qua tìm hiểu em thấy Hồng là một chú bé ntn?
* Hoạt động 3: HD tổng kết
H: Câu chuyện được xây dựng rất thành công bởi điều gì?
H: Những NT ấy đã làm nổi bất những nội dung của đoạn trích?
HS đọc nội dung, mục ghi nhớ
GV treo tranh: bức tranh minh hoạ cho chi tiết nào? Tâm trạng của Hồng lúc này?
* Hoạt động 4: HD luyện tập
H: Trong VB tác giả có sử dụng phép tương phản, hãy chỉ ra phép tương phản đó?
H: Phép tương phản được tác giả sử dụng ở đây có tác dụng gì?
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Nhân vật bà cô.
2-Nhân vật bé Hồng
a- Cảnh ngộ của bé Hồng.
 Bố chơi bời nghiện ngập, mất sớm.
Mẹ xa con, tha hương cầu thực, gần năm trời không có tin tức già.
Hồng sống trong sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng.
=>Đó là cảnh ngộ thật đáng thương tâm.
b- Tâm trạng của Hồng khi đối thoại với bà Cô.
-Toan trả lời có – cúi đầu không đáp – vì nhận ra sự giả dối trong giọng nói của bà cô.
->Hồng rất tin vào người mẹ đáng thương.
-im lặng, cúi đầu xuống đất, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay.
->Hồng đang kìm nén nỗi đau trong lòng.
Nước mắt ròng ròng...cười dài trong tiếng khóc.
-> Hồng không thể kìm nén được nỗi đau và sự phẫn uất, bật khóc nhưng Hồng vẫn mạnh mẽ và kiên cường, tin và tự hào về mẹ.
- Cổ họng nghẹn ứ, vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền...
-Hồng ao ước phá bỏ đi những cổ tục để bảo vệ mẹ.
=> Hồng có niềm tin tuyệt đối niềm tin tự hào về người mẹ của mình, tình yêu thương danh cho mẹ.
c- Tâm trạng của Hồng khi bất ngờ gặp mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ.
* Khi bất ngờ gặp mẹ.
- Thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kép giống mẹ, đuổi theo, gọi bối rối
* Khi nằm trong lòng mẹ.
- Mẹ đẹp lạ thường.
- Mẹ ấm áp, thân quen.
- Trong lòng Hồng tràn ngập niềm hạnh phúc sung sướng
=> Hồng là một chú bé mồ côi, cảnh ngộ thật đáng thương, Hồng là một chú bé giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, luôn khao khát được yêu thương bởi tấm lòng người mẹ có tình yêu thương và lòng tin bền bỉ mãnh liệt dành cho mẹ.
III- Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Lời văn chân thành, thấm đượm chất trữ tình.
2. Nội dung
- Kể lại những tủi cựccùngcủa Hồng đối vói người mẹ bất hạnh.
* Ghi nhớ (SGK. Tr21)
IV- Luyện tập 
BT1: Tương phản trong cuộc đối thoại của Hồng với bà cô, đặt 2 tính cách trái ngược nhau, phép tương phản làm bật lên tính cách tàn nhẫn của người cô đồng thời khẳng định tình mẫu tử trong sáng, cao cả của bé Hồng.
 4. Củng cố
- GV củng cố khắc sâu nội dung bài học.
 5. HD về nhà
- Làm câu hỏi 5- phần đọc – hiểu vb.
- Soạn Tức nước vỡ bờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docV8 tiet6doc.doc