Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6-8 - Lê Thị Hương

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6-8 - Lê Thị Hương

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài.

 2. Kĩ năng:

- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS có ý thức học tập

B. Phương pháp:

 - Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

C. Chuẩn bị:

1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới

D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:

I. ổn định:(1')

II. Bài cũ:(2') Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 6-8 - Lê Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6
Ngày soạn :...........................................
 Ngày dạy :..............................................
 Trong lòng mẹ (T2)
( Nguyên Hồng)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Hiểu được khái niệm thể loại hồi ký.
- Cốt truyện, nhận vật sự kiện trong đoạn trích Trong lòng mẹ.
- Ngôn ngữ truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
-ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi ký.
- Vận dung kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3. Thái độ:
Giáo dục HS đồng cảm với nỗi đâu tinh thần, tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng.
B.Phương pháp:
	- Đàm thoại, gợi tìm, giải quyết vấn đề, vấn đáp.
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài mới SGK.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
I. ổn định:(1')
II. Bài cũ: (2')- Bài " Tôi đi học " được viết theo thể loại nào? nội dung chính của văn bản đó là gì?
- Nêu thành công về mặt nt thể hiện trong tác phẩm?
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề: ở nước ta Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có một thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ, những kĩ niệm ấy đã được nhà văn viết lại trong tập hồi kí " Những ngày thơ ấu " kĩ niệm về người mẹ đáng thương qua cuộc trò chuyện với bà Cô và qua cuộc gặp gỡ bất ngờ là một trong những chương truyện cảm động nhất.
2. Triễn khai bài dạy: 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2:(30') 
HS đọc lại đoạn kể về cuộc gập gỡ và đối thoại giữa bà cô và bé Hồng.
Tính cách và lòng dạ bà cô thể hiện qua những điều gì?
( Lời nói, nụ cười, cử chỉ, thái độ)
Cử chỉ: Cười hỏi và nội dung câu hỏi của bà cô có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà đối với mẹ bé Hồng và đứa cháu ruột của mình hay ko? Vì sau em nhận ra điều đó? Từ ngữ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà? từ nào biểu hiện thực chất thái độ của bà?
- cử chỉ: Cười, hỏi- nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm, thương cháu, tốt bụng nhưng bằng sự thông minh nhạy cảm bé Hồng đã nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt của bà cô
- rất kịch: Giả dối
Sau lời từ chối của Hồng, bà cô lại hỏi gì? nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao?
 Bà cô hỏi luôn, mắt long lanh nhìn chằm chặp-> tiếp tục trêu cợt
- Cố ý xoáy sâu nổi đau của bé
- Tươi cười kể chuyện xấu mẹ trước bé Hồng-> Người cô lạnh lùng độc ác, thâm hiểm
Sau đó, cuộc đối thoại lại tiếp tục như thế nào?
Qua đây em có nhận xét gì về con người này?
? Khi nghe lời cô nói, bé Hồng có nhận xét gì về ý đồ của bà Cô?
- Nhận ra dã tâm của bà cô muốn chia rẽ em với mẹ
Bé nghĩ gì về mẹ, về những cổ tục đã đày đoạ mẹ?
-khóc thương , căm tức hủ tục phong kiến muốn vồ, cắn ,nhai,nghiền...
? Em có nhận xét gi về 3 động từ đó?
- 3 động từ chỉ 3 trạng tháiphản ứng ngày càng dữ dội, thể hiện nỗi căm phẫn cực điểm
Qua đây, em hiểu được gì về tình cảm của Hồng đối với mẹ? 
? Qua cuộc đối thoại của Hồng với bà cô, em hiểu gì về tính cách đời sống tình cảm của Hồng.
Niềm vui sướng của Hồng khi được gặp mẹ được tác giả miêu tả thật thấm thía, xúc động. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
Nguyên Hồng đã rất thành công khi sử dụng các hình ảnh so sánh.
Em hãy chỉ ra và thử phân tích hiệu quả nghệ thuật của những so sánh đó?
Qua đó, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật?
Hoạt động 4 (5’)
- Đây là văn bản đậm đà chất trữ tình- Yếu tố trữ tình đựơc tạo nên như thế nào? 
Em hãy trình bày nội dung đoạn trích?
( HS đọc ghi nhớ: SGK " Trong lòng mẹ " là lời K/đ chân thành đầy cảm động về sự bất diệt cảu tình mẫu tử )
II/- Tìm hiểu văn bản
1.Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với người cô:
a. Nhân vật bà cô:
Giả dối, cay nghiệt, thâm hiểm, độc ác
b. Tâm trạng bé Hồng qua cuộc đối thoại với bà cô:
-Đau đớn, uất ức, căm giận
 => Thấu hiểu, cảm thông hoàn cảnh bất hạnh của mẹ.
+ Hồng giàu tình thường mẹ, nhạy cảm, thông minh, quả quyết
2. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp mẹvà trong lòng mẹ:
 * Gặp mẹ:
- mừng, tủi
- Gọi mẹ đầy vui mừng mà bối rối.
- Vội vã, cuống cuồng đuổi theo.
* Trong lòng mẹ:
- Ngồi vào lòng mẹ: Vui sướng đến ngất ngây, tỏ rõ những cảm xúc mãnh liệt
Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc. tinh tế xúc động.
III/- Tổng kết
Nhân vật- người kết chuyện để ở ngôi thứ nhất.
- Tình huống truyện phù hợp, đặc sắc, điển hình có điều kiện bộc lộ tâm trạng.
- Kết hợp nhuần nhuyển giữa kể, tả và biểu hiện cảm xúc.
- Những so sanh mới mẽ, hay hấp dẫn.
- Miêu tả tâm lý đặc sắc, tinh tế
+ Nội dung: 
* Ghi nhớ: SGK
IV. Củng cố : (2')
- Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em. Qua chương " Trong lòng mẹ " em thấy ý kiến trên có đúng không? vì sao?
V. Dặn dò:(2')
 - Học kĩ nội dụng văn bản và chú ý đến mặt thành công về nghệ thuật.
 - Viết một đoạn văn ghi lại những ấn tượng sâu sắc nhất về người mẹ của em
 - Xem trước bài: Tức nước vỡ bờ. Đọc tóm tắt nội dung TT Tắt đèn
****************************************************
Tiết 7:
Ngày soạn :...........................................
 	 Ngày dạy :......................................................
Trường từ vựng
A. Mục tiêu:
Giúp HS:
1 Kiến thức: Hiểu được khái niệm trường từ vựng.
2.Kĩ năng:- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.
3 Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của HS
B. Phương pháp:
	- Trực quan, gợi tìm, giải quyết vấn đề, thảo luận.
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu và soạn giáo án.
2/ HS:Học bài cũ, xem trước bài trường từ vựng.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:
I. ổn định:
II. Bài cũ:
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ vừa có nghĩa rộng? vừa có nghĩa hẹp?
III..Bài mới:
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10')
HS đọc kĩ đoạn văn trong SGK, chú ý các từ in đậm.
Các từ in đậm dùng để chỉ đối tượng. " là người, động vật hay sinh vật"?
Tại sao em biết được điều đó?
( - Từ in đậm chỉ người vì chúng nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định)
Nét chung về nghĩa của các từ trên là gì?
Nếu tập hợp các từ in đậm ấy thành 1 nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng. Vậy theo em "Trường từ vựng" là gì?
( Gọi 2 HS đọc kĩ ghi nhớ )
Cho nhóm từ: Cao, thấp, lùn, gầy, béo, lêu nghêu...Nếu dùng nhóm
 từ trên để chỉ người trường từ vựng của nhóm từ là gì?
- Chỉ hình dáng của con người.
 Hoạt động 2:(10')
Trường từ vựng " mắt" có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
( HS phát hiện ....căn cứ vào SGK)
Trong một trường từ vựng có thể tập hợp những từ có từ loaị khác nhau không? Tại sao?
 - HS chỉ ra.
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể phụ thuộc những trường từ vựng khác nhau. Thử lấy 1 ví dụ:
 - Từ lạnh: - Trường thời tiết.
 - T/c của thực phẩm.
 - T/c tâm lý, t/c của người.
HS đọc kĩ phần 2 d và cho biết cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống có tác dụng gì?
Hoạt động 3:(15')
Hướng dẫn HS tự làm
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ sau?
HS đọc kĩ đoạn văn, chỉ ra các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào?
Hướng dẫn HS sắp xếp vào bảng.
I/ - Thế nào là trường từ vững:
1. Tìm hiểu:
 a. Ví dụ:
 b. Nhận xét:
- Chỉ bộ phận của con người.
 2. Ghi nhớ:( SGK)
II/ - Các bậc của trường từ vựng và tác dụng của cách chuyển trường từ vựng
Thường có 2 bậc trường từ vựng là lớn và nhỏ.
Các từ trong một trường từ vựng có thể khác nhau về từ loại.
( Danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ tính chất)
Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều truờng từ vựng khác nhau.
Cách chuyển trường từ vựng làm tăng thêm sức gợi cảm.
III/ - Luyện tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản
- Dụng cụ để đựng.
- Hoạt động của chân.
- Trạng thái tâm lý.
- Tính cách của con người.
- Dụng cụ để viết.
Bài tập 3:
Trường từ vựng: Thái độ.
Bài tập 4:
- Khứu giác: Mùi, thơm, điếc, thính
- Thính giác: Tai, nghe, điếc, rõ, thính.
Bài tập 5:
Chuyển từ trường " quân sự" sang trường " nông nghiệp"
IV. Củng cố (2')
- Trường từ vựng là gì? Thử lấy 1 ví dụ về 1 trường từ vựng bất 
 V. Dặn dò:(3')
- Nắm kĩ ghi nhớ.
	- Làm bài tập 7, 5 ( SGK).
- Chuẩn bị bài " Bố cục của văn bản "
Tiết 8:
Ngày soạn :...........................................
 	 Ngày dạy :....................................................
Bố Cục Của VăN BảN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt cách sắp xếp nội dung trong phần thân bài.
 2. Kĩ năng:
- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS có ý thức học tập
B. Phương pháp:
	- Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy:
I. ổn định:(1')
II. Bài cũ:(2') Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
III. Bài mới: 
 1. Đặt vấn đề(1'):- Lâu nay các em đã viết những bài tập làm văn đã biết được bố cục của 1 văn bản là như thế nào và đẻ các em hiểu sâu hơn về cách sắp xếp, bố trí nội dung phần thân bài, phần chính của văn bản. Cô cùng các em sẽ đi vào t/h tiết học hôm nay.
2. Triễn khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:(15')
Gọi 1 HS đọc văn bản " Người thầy đạo cao đức trọng"
Văn bản trên có thể chia thành mấy phần?
Chỉ ra các phần đó?
Nêu nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên?
+ 3 phần:
- Phần 1: ông CVA... mang danh lợi -> Giới thiệu về Chu Văn An.
- Phần 2: Học trò theo ông....ko cho vào thăm.
- Phần 3: Còn lại, Tình cảm của mọi người đối với Chu Văn An
Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản.
+ Mối quan hệ giữa các phần:
Luôn gắn bó chặt chẽ với nhau phần trưoc là tiền đề, cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối cuả phần trước.
Các phần đều tập trung làm rõ cho chủ đề của văn bản.
Từ việc phân tích trên, hãy cho biết khái quát, bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần và mối quan hệ giữa các phần trong một văn bản
Hoạt động 2:(10') 
Phần thân bài văn bản " Tôi đi học" của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
- Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả,các cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc của một đối tượng trước dây và buổi tựu trường.
Chỉ ra những diễn biến tâm trạng bé Hồng trong phần thân bài?
 - Tình thượng mẹ và thái độ căm ghét cổ tục....
- Niềm vui sướng cực độ khi ở trong lòng mẹ.
Khi tả người vật, con vật, phong cảnh..em sẽ lần lượt miêu tả theo tình tự nào?
Hãy kể một số tình tự thường gặp mà em biết?
Phần thân bài của văn bản " Người thầy đạo cao...." nêu các sự việc như thế nào?
Bằng những hiểu biết của mình hãy cho biết nội dung cách sắp xếp phần thân bài của văn bản?
( Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ vào những yếu tố nào? Các ý trong phần thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
Hoạt động 3:(10') 
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích?
( Cho HS đọc các đoạn văn, sau đó HS thảo luận- đại diện nhóm trả lời)
I/ - Bố cục văn bản:
 1. Tìm hiểu: 
- Bố cục của văn bản 3 phần
- 3 phần có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản.
2. Kết luận: Ghi nhớ : (SGK)
II/ - Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
1. Tìm hiểu:
 a. . Tôi đi học: 
b. Trong lòng mẹ:
a). Tả người, vật, con vật:
- Theo ko gian: Xa gần.
- Theo thời gian.
-Theo chỉnh thể - bộ phận
-- Theo T/c, cảm xúc.
b). Tả phong cảnh:
- Không gian.
- Ngoại cảnh Cảm xúc
*Sự việc nói về Chu Văn An là người tài cao.
-SV nói Chu Văn An là người đạo đức được học trò kính trọng.
2. Kết luận: Ghi nhớ SGK
III/- Luyện tập.
Bài 1:
a). Trình bày ý theo trình tự không gian nhìn xa - đến gần- đến tận nơi- đi xa dần.
b). Trình tự thời gian: Về chiều- lúc hoàng hôn.
c). Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
IV. Củng cố ( 2')
- Bố cục của một văn bản? nội dung của từng phần?
- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tuỳ thuộc vào yếu tố nào?
 V. Dặn dò:(3')
- Nắm kĩ nội dung phần ghi nhớ
- Làm bài tập 2, 3
- Chuẩn bị bài " Tức nước vỡ bờ "
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 da sua..doc