Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 58: Văn bản Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 58: Văn bản Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

 Văn bản Đập đá ở Côn Lôn

 Phan Châu Trinh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nước và cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX – những người mang chí lớn cứu nước cứu dân dù trong hoàn cảnh tù đày khốc liệt vẫn hiên ngang phong thái đường hoàng, ung dung, bất khuất, kiên cường với niềm tin son sắt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giọng thơ khẩu khí, tỏ chí, hoà sảng, khoa trương, có sức lôi cuốn, xúc động sâu sắc.

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kì trung đại – hiện đại; tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.

II. CHUẨN BỊ:

Thầy: nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.

Trò: đọc và soạn bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Em hãy nêu những đắc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu)?

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1135Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tiết 58: Văn bản Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn 8
 Tiết 58 . 
 Văn bản Đập đá ở Côn Lôn 
 Phan Châu Trinh
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nước và cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX – những người mang chí lớn cứu nước cứu dân dù trong hoàn cảnh tù đày khốc liệt vẫn hiên ngang phong thái đường hoàng, ung dung, bất khuất, kiên cường với niềm tin son sắt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giọng thơ khẩu khí, tỏ chí, hoà sảng, khoa trương, có sức lôi cuốn, xúc động sâu sắc.
Củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kì trung đại – hiện đại; tác dụng của lối nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
Chuẩn bị:
Thầy: nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
Trò: đọc và soạn bài.
Các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
 ? Em hãy nêu những đắc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” (Phan Bội Châu)?
Bài mới:
Gv: Giới thiệu bài
 Trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, cùng với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cũng là một chí sĩ yêu nước rất đáng kính.Năm 1908 cụ bị giặc bắt , rồi bị đày ra Côn Đảo . Tại đây , Phan Châu Trinh đã sáng tác một số bài thơ nổi tiếng trong đó nhiều người biết đến nhất vẫn là bài “ Đập đá ở Côn Lôn”. 
 Để nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ này các em mở sgk/ 148, chúng ta cùng học tiết 58 văn bản: Đập đá ở Côn Lôn
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt 
Gv: Chiếu chân dung nhà thơ Phan Châu Trinh 
Cô mời các em quan sát lên màn hình đây chính là chân dung nhà thơ Phan Châu Trinh 
? Theo dõi vào phần chú thích Sgk,kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả PCT? ( máy)
HS:- Phan châu Trinh ( 1872- 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã quê ở Quảng Nam
Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc đầu thế kỉ XX.
Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú và sôi nổi
 Là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Thơ văn ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và dân chủ.
Các tác phẩm chính: Tây hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng- tê thi tập, Giai nhân kì ngộ.....
Gv:Bạn đã trình bày khá đầy đủ về tác giả Phan Châu Trinh . ( máy) 
Các em ạ :Trưởng thành trong một gia đình có truyền thống Nho học, lại sống trong cảnh nước mất nhà tan , PCT có tinh thần đề xướng dân chủ sớm ở Việt Nam, người mở đầu cho phong trào Duy tân và có công lớn trong việc lập Đông Kinh NghĩaThục.Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu cùng hoạt động cách mạng trong những năm đầu thế kỉ XX, tuy chủ trương đường lối khác nhau nhưng hai ông vẫn là bạn thân, rất khâm phục tài năng và chí khí của nhau.
 Ông được nhiều người biết đến không phải chỉ là một nhà yêu nước mà còn là một nhà văn nhà thơ mang khuynh hướng dân chủ với một sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ. ( máy) 
 Trên đây là một số tác phẩm của Phan Châu Trinh mà cô đã sưu tầm được.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 Bài thơ được sáng tác trong thời gian Phan Châu Trinh bị tù đày ngoài Côn Đảo từ tháng 4 năm 1908 đến tháng 6 năm 1910
Gv: So với bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn ra đời trước 6 năm .Xa cách về thời gian , không gian nhưng cảnh ngộ của hai nhà thơ lại có những nét tương đồng.
 ở tiết học trước các em đã thấy được phần nào không khí xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ phát triển mạnh mẽ( nhất là từ năm1905- 1909) trở thành một cao trào cách mạng lớn với nhiều hình thức khác nhau nhưng đều chung mục đích là lật đổ áp bức thống trị đem lại độc lập tự do cho đất nước.Sau đó thực dân Pháp đã thẳng tay khủng bố, phong trào suy yếu dần.Nhiều lãnh tụ các phong trào bị bắt trong đó có Phan Châu Trinh 
( năm 1908 với tội danh : xúi giục nhân dân nổi loạn).
?Trước khi đến với bài thơ này em đã có những hiểu biết gì về Côn Đảo?
Đây là nơi trước kia thực dân pháp giam cầm các chiến sĩ cách mạng yêu nước của ta.
Gv: Chiếu một số tranh ảnh và về Côn Đảo và nhà tù thực dân
 Côn Đảo hay còn có tên là Côn Lôn ,là một hòn đảo nằm ở phía Đông Nam Tổ quốc, giữa mênh mông trời nước. Nay thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.Nơi đây thực dân Pháp đã lập nhà tù để giam cầm , đày ải những người yêu nước với nhiều hình thức tra tấn dã man , tàn khốc .
 Gv : Quả đúng như lời PCT viết để động viên, an ủi nhiều thân sĩ yêu nước khác khi bị đày ra Côn Đảo: “Đây là một trường học thiên nhiên , mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này không thể không nếm cho biết”
Gv: 
Hướng dẫn học sinh đọc: Đọc to rõ ràng thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả.
GV đọc mẫu.
 Gọi học sinh đọc
 Nhận xét.
ở văn bản này có một số từ ngữ khó các em có thể theo dõi vào các chú thích sgk. Ngoài ra, còn từ nào em thấy khó hiểu?
Từ “đập đá”: 
 Gv: Đây là một hình thức lao động nặng nhọc ở Côn Đảo . Bọn cai ngục bắt các tù nhân vào núi khai thác đá, đập đá hộc đá to thành những viên đá nhỏ để làm lối đi . Không ít người đã gục ngã. 
? Dựa trên những kiến thức đã học, em hãy xác định thể thơ của bài thơ này?Vì sao em lại xác định như vậy?
Bài thơ được làm theo thể thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật”
Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ, vần bằng được gieo ở chữ thứ 7 của câu 1, 2, 4,6,8 nhịp thơ 4/3 hoặc 2-2-3.
Hai cặp câu 3và 4, 5 và 6 đối nhau 
?Em còn biết những bài thơ nào cũng được sáng tác theo thể thơ này?
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Bạn đến chơi nhà, Qua đèo Ngang.
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Phương thức biểu cảm, kết hợp với miêu tả và tự sự. Trong đó biểu cảm là phương thức chính.
? Theo em, nhân vật trữ tình trong bài là ai? Nhân vật đó có liên quan gì đến tác giả?
Nhân vật trữ tình ở đây là người tù đập đá - kẻ vá trời.
Đây chính là hình ảnh tác giả PCT vì bài thơ đựơc sáng tác khi ông đang bị bắt lao động khổ sai: Đập đá ở Côn Đảo.
?Vậy chúng ta có thể chia bố cục của bài thơ như thế nào?
 - Bài thơ có bố cục 4 phần : Đề – thực – luận – kết( theo đúng bố cục của một bài thất ngôn bát cú Đường luật).
 ? Có bạn nào có cách chia bố cục khác không ?
 - Căn cứ vào nội dung bài thơ em chia bài thơ thành 2 phần: 
+ Phần 1: 4 câu đầu: Hình ảnh người tù và công việc đập đá.
+ Phần 2: 4 câu cuối – Cảm nghĩ về công việc đập đá và lí tưởng cách mạng.
GV: cả 2 cách chia bố cục đều hợp lí.Trước hết các em thấy bài thơ có bố cục 4 phần theo đúng bố cục của bài thơ thất ngôn bát cú đường luật . Nhưng nếu để ý kĩ ta thấy 4 câu chủ yếu nói về hình ảnh người tù còn 4 câu thơ cuối thiên về bộc lộ cảm xúc . ở đây cô sẽ hướng dẫncác em tìm hiểu bài thơ theo cách thứ 2
? Đọc lại 4 câu thơ đầu?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của 4 câu thơ này?
Giọng điệu hùng hồn , ngang tàng, sôi nổi.
? Mở đầu bài thơ, tác giả đã tâm sự với chúng ta điều gì?
Tác giả đã bộc lộ tâm sự về kẻ làm trai.
Gv: Hay nói rõ hơn đó chính là quan niệm về chí làm trai.
? Quan niệm ấy được biểu hiện cụ thể qua những từ ngữ hình ảnh nào ?
Đứng giữa đất Côn Lôn.
GV; từ đứng giữa có tác dụng gợi tả như thế nào ?
Các em thử suy nghĩ và cho cô biết:
? Tại sao ở đây nhà thơ lại không lựa chọn các từ khác như “đứng trên, bên, ở, đất côn lôn” mà lại nói là đứng giữa?
“Đứng giữa” nói lên vị trí trung tâm trời đất , vừa gợi tư thế vừa gợi không gian rộng lớn, hùng vĩ, tự do,
? Từ đây, em hình dung được điều gì về tư thế của kẻ làm trai?
- Kẻ làm trai có tư thế đường hoàng đứng giữa đất Côn Lôn - đững giữa biển rộng non cao, đội trời ,đạp đất, hiên ngang lẫm liệt, sánh ngang cùng vũ trụ
GV: Nói tới Côn Lôn mọi người VN thuở ấy hiểu rằng: Đây là Côn Đảo - nơi TDP dùng để xây nhà tù giam cầm đày đọa những người yêu nước đứng lên chống lại chúng. Cho nên, hình ảnh “làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” dễ dàng làm cho người đọc nghĩ tới một con người hiên ngang, ngạo nghễ giữa tù ngục, xiềng xích.
? Chí làm trai cũng là một quan niệm nhân sinh truyền thống của các đấng nam nhi trong văn học trung đại. Em hãy tìm những câu ca dao, câu thơ nói về trí làm trai?
Làm trai cho đáng lên trai
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên
 (ca dao).
Chí làm trai Nam, bắc, tây, đông
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
 (Nguyễn Công Trứ).
Làm trai trong cõi thế gian
Phò đời cứu nước phơi gan anh hùng.
 (Nguyễn Đình Chiểu)
GV: Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt của người trai thời loạn. Còn người tù đứng giữa đất trời Côn Lôn, đứng giữa biển rộng non cao, không cảm thấy mình nhỏ bé mà tự hào về vị thế của mình .
? Theo dõi vào câu thơ tiếp , em hãy cho biết chí làm trai còn được diễn tả quatừ ngữ, hình ảnh nào?
- Từ lừng lẫy và hình ảnh “ lở núi non”
? “ Lừng lẫy ” ở đây được hiểu như thế nào?
- “ lững lẫy” ở đây có nghĩa là ngạo nghễ, lẫm liệt.
? Đặt vào dòng thơ, trong mối quan hệ với công việc đập đá, việc sử dụng từ lừng lẫy có tác dụng gì?
Đây là cách nói khoa trương nói lên khí thế hiên ngang như bước vào một trận chiến đấu mãnh liệt. Người tù hiện lên với vị thế và tầm vóc cao lớn dị thường 
Gv: Hình tượng nhân vật hiện lên oai phong lẫm liệt như một vị thần. Ta ngỡ như vị thần ấy đang xẻ núi khơi sông để sắp xếp lại núi non trời đất. Rất kiêu hãnh, người anh hùng đã tự khẳng định 
Mình với tất cả khát vọng được cống hiếncho đời.
Gv; Nếu hai câu thơ đầu , tác giả đã khẳng định một tư thế, phong cách sống đầy bản lĩnh của bậc anh hùng . Thì đến hai câu tiếp phong cách sống ấy được bộc lộ rõ nét hơn qua công việc đập đá.
?Đọc thầm lại hai câu thơ 3 và 4, và cho cô biết cách diễn đạt của tác giả có gì đặc biệt ?
- Tác giả sử dụng hàng loạt các động từ mạnh: Xách( trong xách búa), đánh ( trong đánh tan), đập ( trong đập bể) Thể hiện hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi thường.
 - Nghệ thuật đối: Đối hành động( Xách búa đối với ra tay, đánh tan đối với đập bể) , đối hình ảnh( Năm bảy đống đối với mấy trăm hòn)
...--> diễn tả sức mạnh ghê gớm gần như thần kì và khí phách hiên ngang của con người.
?Cách diễn đạt này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung các dòng thơ? Tác giả vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc của những người tù trên Côn Đảo vừa khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ của những người anh hùng với những hành động phi thường. 
Gv: Đập đá vốn là một công việc nặng nhọc nhất là đối với người tù phải đối mặt với nắng gió khắc nghiệt của Côn Đảo. Tuy nhiên ở đây tác giả lại không hề nhắc tới sự vất vả cực nhọc mà ngược lại những động từ mạnh được đặt trong những vế đối chặt chẽ làm mờ đi nhòa đi hình ảnh người tù gầy guộc , đen sạm, tả tơi vì đói khát vì bị đánh đập đang trần lưng dưới nắng gió biển khơi để làm nổi bật tư thế chủ động,tầm vóc lớn lao , khí thế , tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh lao động khổ sai của người tù yêu nước. 
?Không  ... ày để thể hiện chính mình, khẳng định sức mạnh của bản thân.
 Và như thế có thể nói: Bốn câu thơ đầu đã tạo dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt , sừng sững giữa đất trời . 
?Vậy điều gì đã giúp nhà thơ lí tưởng hoá công việc đập đá khiến cho nó trở lên kì vĩ như vậy?
Đó chính là cảm hứng lãng mạn cách mạng
Gv:Đó là sức mạnh vượt lên trên tù ngục gông xiềng vượt lên trên sự đày ải khổ sai.
Từ công việc đập đá , tác giả có suy nghĩ như thế nào về hoàn cảnh của mình
? Đọc lại 4 câu thơ cuối .Em thấy giọng điệu của 4 câu thơ này có gì thay đổi so với 4 câu thơ đầu ?
Hs Đọc
Nhận xét: giọng thơ trở lên trầm lắng , thiên về bộc lộ cảm xúc.
 Gv: Giọng điệu đó hoàn toàn phù hợp trong việc thể hiện những suy ngẫm, tạo ra sự sâu lắng của cảm xúc tâm hồn.
 Trước hết các em theo dõi vào 2 câu thơ 5 và 6 .
 ? ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ra sao?
Để trả lời được câu hỏi này trước hết các em theo dõi vào các từ ngữ “tháng ngày” , “mưa nắng”, những hình ảnh “thân sành sỏi” , “dạ sắt son” và cho cô biết em hiểu như thế nào về ý nghĩa của các từ ngữ , hình ảnh đó? 
+Tháng ngày : chỉ thời gian, sự thử thách kéo dài.
+ Mưa nắng : những khó khăn gian khổ phải chịu đựng
 Hai hình ảnh này ẩn dụ tượng trưng cho những khó khăn tiếp nối không chỉ một sớm một chiều
+Thân sành sỏi: ý nói thân dày dạn phong trần , sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn gian khổ
+ dạ sắt son : ý nói tinh thần cứng cỏi, trung kiên, không sờn lòng đổi chí 
ví ngầm với bản lĩnh , tinh thần cứng cỏi , trung kiên của con người dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách
? Ngoài phép ẩn dụ tượng trưng , ta thấy tác giả còn sử dụng thành công nghệ thuật nào nữa?
- Nghệ thuật đối: đối lời , đối ý
 + Đối lời: Tháng ngày / bao quản / thân sành sỏi
 Mưa nắng / càng bền / dạ sắt son
 + Đối ý : Có sự đối lập giữa những thử thách gian nan với 
sức chịu đựng và ý chí chiến đấu sắt son của người cách mạng .
? Đặc biệt từ “bao quản” và “càng bền” được đặt giữa hai dòng thơ đã biểu thị thái độ nào của người tù?
- Thái độ sẵn sàng chấp nhận, càng khó khăn càng bền chí
? Đến đây phẩm chất cao quý nào của người tù được khẳng định?
- Khẳng định thái độ trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng
- Thể hiện niềm tin và ý chí kiên cường của người tù, càng khó khăn càng bền chí , càng gian khổ càng son sắt một lòng.
Gv: Một sự sẵn sàng chấp nhận , một quyết tâm dám thách thức với bao thế lực quân thù. Coi nhà tù là nơi để người cách mạng tôi luyện, trưởng thành trên bước đường đấu tranh Đây là lối nói quen thuộc của loại thơ tỏ chí tỏ lòng .Không khó khăn nào , công việc nặng nhọc nào có thể làm chùn bước, làm thay đổi , lung lay ý chí và quyết tâm của người tù trên đảo.Càng khó khăn càng bền chí, càng gian khổ càng son sắt một lòng.Đó là lòng chung thuỷ sắt son của một đấng nam nhi có chí lớn, của một kể sĩ chân chính: phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất. Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế thế của mình.
 Tinh thần ấy ta bắt gặp trong nhiều bài thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau:
 “ Kiên trì và nhẫn lại 
 Không chịu lùi một phân 
 Vật chất tuy đau khổ
 Không nao núng tinh thần”
 ( Bốn tháng rồi)
Hay: Nghĩ mình trong bước gian truân
 Tai ương rèn luyện tinh thần thêm cao”
 ( Tự khuyên mình)
Từ đây người tù có suy nghĩ gì về hoàn cảnh của mình, các em theo dõi tiêp vào hai câu thơ cuối.
? Cô mời một bạn đọc lại hai câu thơ ?
? Hình ảnh nào gây ấn tượng nhất đối với em?
- Hình ảnh “Những kẻ vá trời”
?Hình ảnh đó giúp em liên tưởng đến nhân vật nào trong thần thoại?
- Em liên tưởng đến bà Nữ Oa đội đá vá trời trong thần thoại
? Trong câu: “ Những kẻ vá trời khi lỡ bước”,thì “Những kẻ vá trời ở đây là ai và họ mang trong mình khát vọng lí tưởng gì”?
- Những kẻ vá trời ở đây chỉ tác giả Phan Châu Trinh , chí sĩ cách mạng...
- Họ mang trong mình khát vọng và lí tưởng cao đẹp- khát vọng cứu dân ,cứu nước.
? Cách gọi này có gì đặc biệt?
- Là lối nói quá , nói khoa trương.
? Tự nhận mình là kẻ vá trời , người tù có suy nghĩ như thế nào về bản thân và công việc mà mình đang theo đuổi?
- Họ tự thấy sự nghiệp mình đang theo đuổi thật lớn lao có thể sánh ngang với công việc tạo lập ra vũ trụ của bà Nữ Oa
- Và thể hiện thái độ tự hào kiêu hãnh về công việc mà mình đang theo đuổi .
? Hoàn cảnh của người tù lúc này được khắc hoạ qua hình ảnh nào ?
- Hoàn cảnh đó được thể hiện qua từ lỡ bước và từ gian nan.
? Vậy “lỡ bước” ở đây có nghĩa là gì ?
Lỡ bước : có nghĩa là tạm thời thất bại , tạm thời gặp khó khăn
?Thái độ của người tù khi gặp khó khăn này ra sao?
Coi đó là việc con con , là việc nhỏ không có gì phải kể đến phải nói đến 
? Sự thực những gì nhà thơ , người tù đangtrải qua có phải là việc con con không?( tại sao ở đây nhà thơ lại nói đó là việc con con ?)
Thực tế những gì mà nhà thơ đang phải chịu đựng: như là lao dịch khổ sai ,xiềng xích, tra tấn...Không phải là việc con con
 Nhưng ở đây nó được đặt trong thế tương quan với những kẻ vá trời ,với con đường cách mạng ,với sự nghiệp cứu nước cứu dân lớn lao mà nhà thơ đang theo đuổi
 Gv: Đúng rồi các em , Sự thực cái bản án mà nhà thơ đang phải mang cùng với nhưng gian khổ phải chịu đựng đâu có phải là việc con con . Sự nghiệp thì lỡ dở, phải sống trong cảnh tù đày cực khổ ngoài Côn Đảo nơi được xem là địa ngục trần gian lúc bấy giờ. Bị đày ra Côn Đảo là gần như đã lĩnh trước bản án tử hình .Có điều đặt bên cái chí lớn gan to ấy thì quả nó chẳng có gì phải kể đến.
?Như Vậy ở hai câu kết những thủ pháp nghệ thuật nào tiếp tục được nhà thơ vận dụng?( máy)
Lối nói khoa trương 
Nghệ thuật đối
? Từ đây ta thấy được phong thái tinh thần nào của người tù cách mạng Phan Châu Trinh?
- Phong thái Ngạo nghễ ,ung dung ,tự tại
- Tinh thần: Lạc quan , tin tưởng vào sự nghiệp yêu nước của mình; coi thường , thách thức với mọi khó khăn gian khổ.
Gv:không phải ai ở trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó cũng có thể có được cái khẩu khí ngang tàng như PCT. Đó là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh , xem thường mọi gian nan thử thách luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu . Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc oai phong lẫm liệt ở hai câu thơ đầu tạo nên một hình tượng vừa chân thực vừa lãng mạn và gây ấn tượng mạnh. 
? Cách kết thúc bài thơ này có gì gần gũi với bài “ Vào nhà 
ngục Quảng Đông cảm tác”?
Cách kết thúc này gần gũi với cách kết thúc bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác: Đều được kết thúc bằng những câu cảm thể hiện thái độ thách thức ngạo nghễ
Đó là sự ngạo nghễ , là khí phách hiên ngang và bản lĩnh cứng cỏi của người trai thời loạn, mang trong mình khát vọng cao cả lớn lao.
Đằm mình trong cảnh tù đày gian khổ, con người ấy không một chút bi quan,không một lời than thở. Chữ chữ đều mạnh, lời lời đều vangvọng dõng dạc,cứng cỏi,can trường. Có thể xembài thơ đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh như một bài ca chính khí của một con người đất Việt trong cuộc trường kì chống thực dân Pháp giành độc lập tự do
Để củng cố thêm kiến thức bai học , các em chuyển sang phầnIII
? Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là gì?
- Cảm hứng mãnh liệt , hào hùng bao trùm thực tại.
? Những đặc sắc nghệ thuật nào đã làm nên thành công của bài thơ? ( Thể thơ, ngôn ngữ hình ảnh , giọng điệu , các biện pháp nghệ thuật...) 
- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật 
- Bút pháp lãng mạn,khoa trương, giọng điệu hào hùng
- Nghệ thuật đối , những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc.
( chiếu lên màn hình)
?Từ những nét nghệ thuật này em cảm nhận được vẻ đẹp nào của người tù yêu nước Phan Châu Trinh?
Bài thơ đã giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí, vẫn lạc quan tin tưởng vào con đường mình đã chọn. 
? Những bài thơ khẩu khí như “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, “ Đập đá ở Côn Lôn ” có tác động như thế nào đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bấy giờ?
 - Những bài thơ khẩu khí này đã có những tác động rất lớnđối với phong trào yêu nước ở Việt Nam lúc bấy giờ:
 Khơi dậy , thúc giục tinh thần yêu nước, tạo làn sóng yêu nước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Gv: Đây chính là nội dung mục ghi nhớ Sgk
? Cô mời một em hãy đọc to nội dung mục ghi nhớ Sgk/150 ?(Chiếu ghi nhớ lên màn hình)
Gv: Để khắc sâu hơn những kiến thức vừa học, chúng ta chuyển sang phầnIV
Để làm bài tập này cô sẽ cho các em thảo luận theo nhóm .Mỗi nhóm cử một bạn làm nhóm trưởng . Nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp các ý kiến của các bạn trong nhóm để đưa ra câu trả lời đúng nhất. Thơi gian giành cho các nhóm thảo luận là 3 phút
TRả lời:
- Giống nhau:
 + Đều sáng tác trong hoàn cảch tù đày.
 + Đều là loại thơ tỏ chí, tỏ lòng.
 + Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật, nghệ thuật ẩn dụ, đối
 + Thể hiện tư thế hào hùng, phong thái ung dung, nghị lực phi thường, tinh thần lạc quan, tin tưởng của người tù cách mạng .
- Khác nhau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Đập đá ở Côn Lôn
- Từ một việc hệ trọng thì coi là bình thường,
- Giọng thơ vừa vui, hóm hỉnh vừa hào hùng
- Từ một công việc tầm thường nâng lên thành tư thế, khí phách, tinh thần của người trai thời loạn.
-Giọng điệu hào hùng
I Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian PCT bị tù đày ngoài Côn Đảo từ tháng 4- 1908 đến tháng 6- 1910
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Bố cục:
II. Đọc, hiểu văn bản
1.Bốn câu thơ đầu:
- Hình ảnh người tù:hiên ngang, ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ.
2. Bốn câu thơ cuối:
- Thái độ :trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng.Thể hiện niềm tin và ý chí kiên cường của người tù.
- Phong thái: ung dung, tự tại.
- Tinh thần : lạc quan, tin tưởng 
I
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật 
2. Nội dung:
*Ghi nhớ( SGK/150)
IV. Luyện tập
Bài 1:So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ” của Phan Bội Châu và bài “Đập đá ở Côn Lôn”
Của Phan Châu Trinh.
Bài 2: (SGK trang 150)
D. đánh giá:
Qua nội dung bài thơ em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?
Học sinh tự bộc lộ
 GV: Đọc những vần thơ khẩu khí kiểu Đập đá ở Côn Lôn.Chúng ta không chỉ thấy nét đẹp hình tượng nhân vật trong thơ mà còn ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống cách nghĩ của tác giả :Hãy sống hết mình, nghĩ phóng khoáng , biến những gian khổ , vất vả trong công viêc đời thường thành những hành động hào hùng những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái , sống có ý nghĩa hơn.
 e) Hoạt động nối tiếp:
Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài thơ và nội dung ghi nhớ SGK
Hoàn thành bài tập số 2 
Chuẩn bị bài ôn luyện dấu câu.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58 Dap da o Con Lon HG Huyen.doc