Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1. Kiến thức:cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mạng chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin bất diệt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

-Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của nhà thơ chiến sĩ.

2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc, Phân tích thơ.

3. Thái độ: Cảm phục trước khẩu khí ngang tàng của nhà thơ.

 B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, chân dung cụ Phan Bội Châu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài. Tìm h iểu trước các câu hỏi.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)

II. Bài cũ : (3p)

Tại sao cần phải hạn chế gia tăng dân số.

 

doc 3 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 9660Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/12/06
Tiết 57: VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC 
 (Phan Bội Châu)
 A Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1. Kiến thức:cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, những người mạng chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin bất diệt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
-Hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của nhà thơ chiến sĩ.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng đọc, Phân tích thơ.
3. Thái độ: Cảm phục trước khẩu khí ngang tàng của nhà thơ..
 B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, chân dung cụ Phan Bội Châu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài. Tìm h iểu trước các câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số(1p)
II. Bài cũ : (3p) 
Tại sao cần phải hạn chế gia tăng dân số..
III Bài mới:
1.Hoạt động 1:(2p) Giới thiệu bài
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2(10p) Tìm hiểu chung.
Nêu vài nét về tác giả?
Bài thơ r ađời trong hoàn cảnh nào?
Nhận diện thể thơ
Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
Hoạt động 3(6p)Hướng dẫn đọc và tìm hiểu từ khó
Gv hướng dẫn cách đọc, gv đọc mẫu.
Hoạt động 4(12p). Hướng dẫn phân tích.
Chữ vẫn được dùng ntn?Tạo được giọng thơ như thế nào?
Câu hai ý nói gì? Giọng thơ?
Hai câu thơ đã dựng lên hình ảnh Phan Bội Châu-người chí sĩ yêu nước ntn?
Gọi hs đọc hai câu 3-4
HS thảo luận:
-Đặc điểm thơ thất ngôn bát cú thể hiện trong hai câu này ntn?
-Giọng thơ có gì khác với hai câu trước?
-Liên tưởng với cuộc đời PBC, nhận xét về bút pháp của câu thơ (tả thực hay lãng mạn?)
HS liên tưởng, nhận ra câu thơ có nét tả thực.
Nhận xét về tầm vóc hình ảnh con người?
Nhận xét về hình thức đối trong hai câu luận?
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gi?
Giọng thơ trong hai câu cuối như thế nào?
Tác giả khẳng định điều gì?
Hoạt động 5: (5p): Tổng kết
Rút ra những giá trị về nội dung và nghệ thuật?.
I.Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:Phan Bội Châu(1867-1940), tên thưở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam
Quê: Nam Đàn-Nghệ An.
Là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn và là nhà văn, nhà nhà thơ lớn.
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
1914-khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư.( Thư viết trong ngục)
3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
II. Đọc, tìm hiểu từ khó:
Đọc.
Từ kóccGK
III. Phân tích.
1. Hai câu đầu:
-Vẫn lặp lại hai lần: giọng khẳng định.Vẫn hào kiệt, phong lưu, là người có tài năng,lịch sự, phong độ.
-Chạy mõi chân thì hãy ở tù
-> Giọng thơ đùa vui: Mình không phải đi tù mà chủ động nghỉ ngơi.
=> Làm nỏi bật hình ảnh người chí sĩ cách mạng yêu nước-toát lên phong thái tự tin, ung dung, thanh thản.
2. Câu 3-4
-Hai câu đối rất chỉnh:
Đã// khách không nhà// trong bốn biển.
Lại// người có tội// giữa năm châu.
-> giọng thơ trầm lắng
kháchtrong bốn biển.
người giữa năm châu.
-> Tần vóc phi thường-con người của đất trời, vũ trụ.
3.Câu 5-6
Bủa tay// ôm chặt// bồ kinh tế
Mở miệng// cười tan// cuộc oán thù
-> Biện pháp tu từ nói quá-khắc hoạ hình ảnh nhân vật mang tầm vóc lớn lao.
-> Cho thấy sức mạnh tinh thần củaPBC.
4. Hai câu cuối:
-Giọng thơ khẳng định: vẫn còn, còn..
-> thân còn sự nghiệp còn.Khẳng định tư thế hiên ngang.
IV. Tổng kết.
-Bài thơ có giọng điệu hào hùng, đầy nhiệt huyết.
-Khắc hoạ hình tượng nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu có phong thái ung dung đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất đã vượt qua cảnh tù ngục khóc liệt của kẻ thù, vững tin ở sự nghiệp cứu nước.
D.Củng cố, dặn dò:(5p)
* Củng cố:
- Khái quát lại toàn bài.
- Đọc phần ghi nhớ.
 * Dặn dò:
Làm bài tập. Nêu đặc điển thể thơ: Thể thơ gì? Số câu? Số chữ trong một câu? Vần?

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 57.doc