Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 60 - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 60 - Trường TH&THCS Húc Nghì

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 (Phan Bội Châu )

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp của con người có lòng yêu nước ở chốn lao tù.

2. Kĩ năng: Cảm thụ, phân tích tính biểu cảm trong thơ.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.

1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Không.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Đất nước Việt Nam có một truyền thống yêu nước lâu đời. Trong quá trình dựng nước và bảo vệ tổ quốc có không ít những anh hùng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao của họ. Một trong những anh hùng của đất nước đó là Phan Bội Châu. Chúng ta sẽ được biết thêm về khí phách anh hùng của ông qua bài thơ Vào nhà ngục.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 57 đến 60 - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 57
	 Ngày soạn:......../......./..........
Vào nhà ngục quảng đông cảm tác
	(Phan Bội Châu )
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được phong thái ung dung, khí phách kiên cường và lòng tin vào sự nghiệp của con người có lòng yêu nước ở chốn lao tù.
2. Kĩ năng: Cảm thụ, phân tích tính biểu cảm trong thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc.
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Đất nước Việt Nam có một truyền thống yêu nước lâu đời. Trong quá trình dựng nước và bảo vệ tổ quốc có không ít những anh hùng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc, chúng ta cần phải ghi nhớ công lao của họ. Một trong những anh hùng của đất nước đó là Phan Bội Châu. Chúng ta sẽ được biết thêm về khí phách anh hùng của ông qua bài thơ Vào nhà ngục....
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Xác định nội dung chính của bài thơ?
Hoạt động 3:
* Từ hào kiệt, phong lưu cho ta hình dung về con người như thế nào?
* Điệp từ vẫn có ý nghĩa gì?
* Câu thơ Chạy mỏi chân thì hãy ở tù biểu hiện quan niệm sống như thế nào của tác giả?
* Khách không nhà trong bốn biển có ý nghĩa gì?
* Người có tội có ý nghĩa gì?
* Nội dung của hai câu luận?
* Nhận xét về nghệ thuật?
* Qua đó cho thấy phong thái gì của tác giả?
* Qua nội dung hai câu kết thể hiện ý chí như thế nào của tác giả?
 Hoạt động 4
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Phan Bội Châu: (1867-1940) quê ở tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà yêu nước, một nhà cách mạng lớn cũng là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.
* Văn bản: Bài thơ nôm nằm trong tp “Ngục trung thư” bằng chữ Hán sáng tác vào năm 1914.
2. Đọc bài:
* Bài thơ bộc lộ cảm xúc của tác giả trong những ngày đầu mới vào tù.
II. Phân tích:
1. Hai câu đề:
- Hào kiệt, phong lưu có tài, phong thái ung dung.
- Điệp từ vẫn g không bao giờ thay đổi.
- Nhà tù chỉ là nơi dừng chân tạm thời g bình tỉnh, tự chủ.
2. Hai câu thực:
- Người tự do, đi đây đi đó g ung dung. Lạc quan ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo.
- Mĩa mai đối với sự khủng bố của bọn giặc.
a Khí phách hiên ngang của người hoạt động cách mạng.
3. Hai câu luận:
- Sức mạnh chiến thắng âm mưu kẻ thù.
- Nghệ thuật đối xứng, giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn g hiên ngang không khuất phục.
4. Hai câu kết:
- ý chí bất khuất, kiên trì của nhà thơ.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Đập đá ở Côn Lôn.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 58
	 Ngày soạn:......../......./..........
đập đá ở côn lôn
	(Phan Châu Trinh )
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được hình ảnh cao đẹp của người yêu nước, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách, hiên ngang .
2. Kĩ năng: Cảm nhận, phân tích thơ.
3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu đất nước. 
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Nêu ý nghĩa của bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, gv giới thiệu vào nội dung bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích sgk, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Xác định thể thơ, cấu trúc của bài thơ?
Hoạt động 3:
* Tác giả giới thiệu không gian, hoàn cảnh, công việc, nhận xét tư thế của con người?
* Khí thế của công việc đập đá như thế nào?
* Tả công việc qua những hành động nào? Nhận xét?
* Nhận xét về giọng thơ? Qua đó cho thấy hình ảnh người anh hùng như thế nào?
* Nội dung hai câu luận?
* Hai câu kết dựng lên một hình ảnh con người như thấ nào?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Phan Châu Trinh là nhà yêu nước của dân tộc, người giỏi biện luận và có tài văn chương, thơ văn trữ tình thấm đẩm tinh thần yêu nước và dân chủ.
* Văn bản: Bài thơ đời từ khi tác giả cùng các tù nhân khác đang bị bắt lao động khổ sai.
2. Đọc bài:
* Thể thơ: Thất ngôn bát cú.
* Cấu trúc: Đề, thực, luận, kết.
II. Phân tích:
1. Hai câu đề:
- Hiên ngang, sừng sửng.
g Khí thế mãnh liệt, tầm vóc khổng lồ của người anh hùng.
2. Hai câu thực:
- Hành động mạnh mẻ, dứt khoát.
g Giọng thơ ngạo nghể g khí phách hiên ngang sừng sửng giữa đất trời.
3. Hai câu luận:
- Hoàn cảnh gian khổ, ý chí sắt đá của con người.
4. Hai câu kết:
- Con người có chí lớn, gan dạ, xem thường gian khổ.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, chuẩn bị bài Muốn làm thằng cuội.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 59
	 Ngày soạn:......../......./........... 
ôn luyện về dấu câu
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố khắc sâu kiến thức đã học về công dụng của các dấu câu.
2. Kĩ năng: Sử dụng và nhận diện, sữa chữa về các lổi sử dụng dấu câu.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Treo bảng phụ.
Hs: Điền các thông tin về dấu câu.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc ví dụ, thảo luận, thực hiện yêu cầu.
* Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở đâu? (Sau cụm từ vô cùng xúc động)
* Nên dùng dấu gì để kết thúc câu? (dấu chấm)
* Dấu chấm dùng sau từ này là đúng hay sai? Vì sao? (sai, vì chưa kết thúc câu)
* Nên đặt vào đó dấu gì? (dấu phẩy)
Hs: Đọc ví dụ, thảo luận theo yêu cầu.
* Câu này thiếu dấu gì để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận đồng chức? (thiếu dấu phẩy)
* Hãy đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp? (đặt vào giữa các từ cam, quýt, bưởi,xoài)
Hs: Đọc ví dụ, thực hiện theo các yêu cầu.
* Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và dấu chấm ở cuối câu 2 là đúng hay sai? Vì sao? (sai, câu 1 không phải là câu hỏi, câu 2 là câu hỏi)
* Sữa lại cho đúng. (câu 1 dùng dấu chấm, câu 2 dùng dấu chấm hỏi)
Hoạt động 3:
Hs: Viết lại đoạn văn vào vở, điền đầy đủ các dấu câu sau đó trình bày lên bảng phụ.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Tổng kết về dấu câu:
II. Các lỗi về dấu:
 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu kết thúc:
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc:
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết:
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
III. Luyện tập:

Viết lại đoạn văn và điền các dấu câu.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về công dụng và cách sử dụng các dấu câu trong viết.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 60 
Kiểm tra tiếng việt
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức tiếng Việt đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
đề bài:
Phần i: trắc nghiệm
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất.
câu hỏi
phương án trả lời
Câu 1: Từ nào không có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ kim loại ?
Câu 2: Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm nghĩa của từ: liếc, ngắm, nhòm, ngó, nhìn....
Câu 3: Từ nào không nằm trong trường từ vựng của các từ còn lại?
Câu 4: Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Sắt.
B. Đồng.
C. Nguyên liệu.
D. Vàng.
A. Hoạt động của đầu.
B. Hoạt động của mắt.
C. Hoạt động của tay.
D. Hoạt động của miệng.
A. Hiền lành.
B. Vui.
C. Buồn.
D. Phấn khởi.
A. Lom khom.
B. Chán nản.
C. Lật đật.
D. Lộp độp.
Phần ii. Tự luận:
 Câu 1: Thế nào là biện pháp tu từ nói quá? Tìm một số ví dụ có biện pháp tut]f nói quá.
Câu 2: Hãy đặt 3 câu ghép chủ đề tự chọn.
đáp án:
 Câu 1:- Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng.
- Hs tìm các ví dụ có biện pháp tu từ nói quá.
Câu 2: Yêu cầu có đủ 2 cụm chủ vị không bao nhau, có liên kết chặt chẻ với nhau.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Ôn tập kiến thức về kiến thức tiếng Việt đã học, chuẩn bị bài Ôn tập tiếng Việt.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct57-t60.doc