Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 55: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 55: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

 - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng

 - Đọc- hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.

 - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

3/ Thái độ

 - Trân trọng và biết ơn các vị tiền bối yêu nước.

 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: bản lĩnh anh hùng cách mạng.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 55: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 11/ 2010
Ngày giảng: 17/ 11/ 2010
Bài 14
Tiết 55, văn bản Vào nhà nguc quảng đông cảm tác
(Phan Bội Châu)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
 - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng
 - Đọc- hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.
 - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
3/ Thái độ
 - Trân trọng và biết ơn các vị tiền bối yêu nước.
 - Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: bản lĩnh anh hùng cách mạng.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng xác định giá trị
2. Kĩ năng giao tiếp
3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
4. Kĩ năng hợp tác
III. chuẩn bị
1. Giáo viên: Sưu tầm các bài viết nói về Phan Bội Châu
2. Học sinh: Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Phan Bội Châu; đọc và trả lời các câu hỏi sgk.
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Đọc sáng tạo( Giao nhiệm vụ), phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, ( đặt câu hỏi, động não)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (4’)
H. Nêu nội dung của văn bản “ Bài toán dân số” ? và cho biết ý nghĩa của văn bản?
Trả lời
 - Đất đai không sinh thêm, nếu mỗi người không nhận thức rõ vấn đề dân số thì chính mình lại hại mình. Bài toán dân số xoay quanh câu chuyện bài toán cổ buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngai của thế giới và nhất là của những nước chậm phát triển.
 - Văn bản đã nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc và nhân loại.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
 * Khởi động( 1’) Phan Bội Châu nhà chí sĩ cách mạng xuất sắc đầu thế kỷ XX. Xuất thân từ nhà nho. Với lòng yêu nước nồng nàn và tư tưởng tránh nhiệm đối với vận mệnh dân tộc, cụ Phan đã hoạt động cách mạng một cách tích cực, say sưa, bất chấp mọi khó khăn, gian khổ, kể cả khi sa cơ lỡ bước, tù đày, ông vẫn thể hiện rõ bãn lĩnh, khí phách của mình.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung
HĐ1. Đọc- hiểu văn bản
* Mục tiêu
 - Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản
 - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
 - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
Gv hướng dẫn đọc: Giọng đọc hào hùng, to vang, chú ý nhịp 4/3 (câu 2 nhịp 3/4). Câu cuối giọng cảm khái, thách thức, ung dung. Câu 3, 4 đọc với giọng thống thiết
- Gv đọc mẫu
- Hs đọc->Gv nhận xét, uốn nắn cách đọc.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả văn bản này ?
GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử đất nước đầu thế kỉ XX, giới thiệu phong trào Cần Vương (giúp vua) vũ trang chống Pháp, phong trào CM Việt nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo.
H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Bài thơ trích trong tác phẩm " ngục trung thư" sáng tác vào đầu năm 1914 khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam. Một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào đồng chí...
H: Bài thơ được viết theo thể loại gì ?
Thất ngôn bát cú. 
H: Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ?
GV đọc lại 4 câu thơ đầu
H. 4 câu thơ đầu cho em hiểu gì về hoàn cảnh của tác giả?
- ở tù
“ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
H. Hai câu thở đầu cho ta thấy phong thái của cụ Phan Bội Châu như thế nào khi vào ngục? Chú ý các từ "hào kiệt" và "phong lưu" 
Người có tài chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng sang trọng.
H, Em có nhận xét gì về giọng điệu trong hai câu thơ đầu?
- Bằng giọng điệu vui đùa tác giả đã thể hiện rõ phong thái đàng hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, coi việc vào tù chỉ như một chặng nghỉ chân trên con đường đấu tranh cách mạng. Giọng điệu thơ thể hiện sự coi thường mọi gian nan thể hiện rõ khí phách ngang tàng của trang anh hùng hào kiệt.
GV tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Bác Hồ khi bị Tưởng Giới Thạch bắt và giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác nhưng Bác vẫn luôn lạc quan, đàng hoàng tự tin. Trong tù Bác vẫn làm thơ 
 “Ăn cơm nhà nước ở nhà công
Binh lính theo sau để hộ tùng
Non nước dạo chơi tuỳ sở thích
Làm trai như thế cũng hào hùng”
 ( Nói cho vui )
Hs đọc 2 câu thực
“ Đã Khách không nhà trong bốn biển
 Lại người có tội giữa năm châu”
H: Giọng điệu, âm hưởng hai câu này có gì khác với 2 câu trên ? 
Giọng trầm thống.
Giáo viên : Từ 1905 => bị bắt gần 10 năm lưu lạc, khi NB, khi TQ, khi Xiêm la (TL). 10 năm không 1 mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Phan Bội Châu đã từng nếm trải biết bao nhiêu. Thêm vào đó còn có sự săn đuổi của quân thù. Dù ở đâu Ông cũng là đối tượng bị truy bắt của thực dân Pháp. 
H: Giọng điệu ấy giúp em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ ? 
- Diễn tả nỗi đau cố nén.1 cuộc đời đầy sóng gió, bất trắc. đằng sau tấn bi kịch của cá nhân là tấn bi kịch của đất nước
H: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong câu 3,4?
- Nghệ thuật đối cả thanh lẫn ý tạo nhạc điệu, giọng thơ trầm tĩnh thống thiết.
GV bình: Than thân chăng? một người đã coi thường nguy hiểm đến thế, một người ngay từ đầu dấn thân vào con đường cách mạng đã tự nguyện gắn cuộc đời mình với sự tồn vong của đất nước như Phan Bội Châu “ Non sông đã chết sống thêm nhục” con người ấy đâu cần than cho số phận của mình
H. Chỉ ra hình ảnh khoa trương và giọng điệu trong hai câu thơ?
- Khẩu khí hào hùng sảng khoái , dù ở tình trạng bi kịch vẫn theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời. Cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
- Lối nói khoa trương quen thuộc, NT đối cả ý và thanh, câu thơ kết tinh cao độ CX lãng mạn hào hùng của tác giả.
- Nghệ thuật đối tiếp tục được hoàn chỉnh. Hình ảnh “Bủa tay ôm chặt” đối xứng với “Mở miệng cười tan” . Hình ảnh “bồ kinh tế” đối chọi với “cuộc oán thù”
H: Biện pháp nghệ thuật ấy biểu hiện điều gì?
Hs đọc hai câu cuối.
H: Các từ thân ấy, sự nghiệp được hiểu như thế nào ?
- Thân ấy: PBC
- Sự nghiệp: cứu nước mà ông theo đuổi 
H: Em có nhận xét chung gì về tư thế của người tù trong hai câu kết? ( chú ý từ còn)
- Còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước.
- ý chí gang thép, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, bất chấp thử thách gian nan.
HĐ2. rút ra ghi nhớ.
* Mục tiêu: Rút ra giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
H. Qua bài thơ em có nhận xét chung gì về âm hưởng chủ đạo của bài thơ?
- Viết theo thể thơ truyền thống
- Xây dựng hình tượng người anh hùng
- sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự rắn rỏi
H. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì?
H. Sau khi học song văn bản em rút ra được ý nghĩa gì?
- Vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh ngục tù.
HĐ3. luyện tập
* Mục tiêu: Nhận biết lại thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
H: Ôn lại thể thơ TNBCĐL, em hãy nhận dạng thể thơ của bài thơ này về các phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần ?
30’
27’
3’
3’
I. Đọc, thảo luận chú thích.
1. Đọc
2. Thảo luận chú thích
a. Chú thích *
- Tác giả: 
+ PBC (1867-1940) hiệu là Sào Nam quê ở Nam Đàn- Nghệ An 
+ Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất trong vòng 25 năm đầu thế kỷ XX
- Tác phẩm:
+ Bài thơ trích trong tác phẩm " ngục trung thư" sáng tác vào đầu năm 1914
+Thể thơ: thất ngôn bát cú
b. Các chú thích khác.
(1), (2) và (6)
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tư thế của Phan Bội Châu khi vào ngục
“ Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
 Hai câu thơ đầu bằng giọng điệu vui đùa tác giả đã thể hiện rõ phong thái đàng hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản, coi việc vào tù chỉ như một chặng nghỉ chân trên con đường đấu tranh cách mạng.
“ Đã Khách không nhà  bốn biển
 Lại người có tội giữa năm châu”
 Với giọng trầm thống cùng với nghệ thuật đối, hai câu thơ đã nói lên nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng và cũng là nỗi đau thương của cả đất nước.
2. Khát vọng và ý chí của Phan Bội Châu
“ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
 Bằng những hình ảnh khoa trương, những động từ mạnh, hai câu thơ dựng lên hình ảnh người anh hùng đầy khí phách, ôm ấp khát vọng muốn làm nên sự nghiệp lớn.
“ Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp
 Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
 Lời thơ đanh thép hùng hồn, khẳng định dứt khoát ý chí hiên ngang bất khuất coi thường tù ngục - còn sống là còn chiến đấu.
III. Ghi nhớ
- NT
- ND
IV.Luyện tập
 Toàn bài có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng, vần hiệp ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 ''lưu'', ''tù'', ''châu'', ''thù'', ''đâu''; hai cặp 3-4; 5-6 đối nhau
4. Củng cố (2’)
H: Em hiểu gì về tinh thần của các nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX ?
TL: Vượt lên thử thách hiểm nguy, giữ vững khí phách kiên cường, niềm lạc quan, lòng tin không lay chuyển vào sự nghiệp cứu nước
	Gv hệ thống kiến thức bài
5/ HDHT (1’)
Học thuộc thơ và phân tích giá trị nội dung nghệ thuật
Chuẩn bị: Đập đá ở Côn Lôn 
+ Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 55.doc