Tuần 15 Ngày dạy:
TPPCT:55,56
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
( Văn thuyết minh)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Cho học sinh tập dợt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này.
- Luyện kĩ năng diễn đạt, xây dựng đoạn, văn bản tự sự mạch lạc, tri thức về đối tượng phải khách quan, chính xác.
- GD học sinh làm bài trung thực, trình bày đảm bảo nội dung và hình thức.
II/ CHUẨN BỊ
- GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm.
-HS: chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
GV chép đề lên bảng:
Đề bài: Hãy thuyết minh về cây bút bi.
Tuần 15 Ngày dạy: TPPCT:55,56 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( Văn thuyết minh) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cho học sinh tập dợt làm bài thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về loại bài này. - Luyện kĩ năng diễn đạt, xây dựng đoạn, văn bản tự sự mạch lạc, tri thức về đối tượng phải khách quan, chính xác. - GD học sinh làm bài trung thực, trình bày đảm bảo nội dung và hình thức. II/ CHUẨN BỊ - GV: giáo án , đề, đáp án, biểu điểm. -HS: chuẩn bị bài III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: GV chép đề lên bảng: Đề bài: Hãy thuyết minh về cây bút bi. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM: *Yêu cầu chung. - Học sinh viết đúng kiểu bài thuyết minh, cung cấp các tri thức chính xác, đầy đủ về đối tượng, có tính thuyết phục cao. - Vận dụng được các phương pháp thuyết minh phù hợp. - Văn gọn gàng, trong sáng, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, dùng từ, dấu câu chính xác, dựng đoạn hợp lí. - Làm nổi bật được chủ đề và có bố cục chặt chẽ. - Trình bày cẩn thận, rõ ràng, sạch đẹp. *. Yêu cầu cụ thể. Nội dung:( 8 điểm) +. Mở bài: (1điểm) Giới thiệu chung: Cây bút bi là vật dụng cần thiết, nhất là đối với học sinh, sinh viên. +. Thân bài: (6điểm) Trình bày các tri thức về đối tượng. - Nguồn gốc: do Laszlo Biro người Hunggari phát minh. - Các loại – các hãng bút bi. - Cấu tạo ngoài: vỏ, nắp ( bấm) - Cấu tạo trong: ruột, ngòi, lò xo. - Cách bảo quản, sử dụng, công dụng. + Kết bài:(1điểm) Cảm nghĩ của em về cây bút bi. Hình thức: (2 điểm) - Trình bày sạch 0,5đ - Văn phong, diễn đạt 0,5đ - Bố cục ba phần 0,5đ - Chữ viết đẹp,rõ ràng 0,5đ 4. Củng cố: Thu bài, kiểm tra số bài, nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.( đọc thêm) TUẦN15 Ngày dạy : /11/2010 TPPCT: 57 Lớp 81,2 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC - Phan Bội Châu - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được nét mới mẻ về nội dung trong một số tác phẩm thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật của văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX qua 1 sáng tác tiêu biểu của Phan Bội Châu. - Cảm nhận được vẻ đẹp và tư thế của người chiến sĩ yêu nước, nghệ thuật truyền cảm, lôi cuốn trong tác phẩm.. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : - Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỷ XX. - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản. 3. Thái độ : GD Học sinh lòng yêu nước, niềm tin. III CHUẨN BỊ: - GV: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, - HS: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : HD tìm hiểu tác giả – tác phẩm. GV yêu cầu học sinh đọc phần chú thích *. HS: Đọc - Em hãy nêu những nét chính về tác giả ? HS:Trả lời - Văn bản này được rút ra từ tập thơ nào? HS: Trả lời Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung. - Bài thơ đọc với giọng như thế nào? HS: C1,2: hào hùng, C3,4: thống thiết -> gợi lòng thương cảm sâu sắc. GV: gọi học sinh đọc, nhận xét. -Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 7 xác định thể thơ của văn bản? Và thuyết minh ngắn gọn về thể thơ này? Gợi ý: số câu, số chữ, ngắt nhịp, hiệp vần, phép đối, bố cục? HS: - 8 câu, mỗi câu 7 chữ. - Nhịp 4/3, 3/4 - Hiệp vần tiếng cuối câu 1,2,4,6,8. - Đối cặp câu: 3-4, 5-6. - Bố cục: đề -thực –luận - kết. - Bố cục gồm mấy phần? - Theo em văn bản này đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Vì sao em xác định như thế? -Nhân vật trữ tình là ai? “ cảm tác” nghĩa là gì?. HS :- Là nhà yêu nước Phan Bội Châu. - Cảm xúc được viết ra. Chuyển ý vào mục III I/ Tác giả – tác phẩm. 1. Tác giả. - Phan Bội Châu ( 1867 – 1940). - Quê: Nghệ An. - Là nhà thơ, nhà văn, nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc trong 25 năm đầu thế kỉ XX 2. Tác phẩm. - Là một bài thơ Nôm. - Rút từ tập “Ngục trung thư” ( 1914) II/ Đọc – tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 3. Bố cục: 4 phần ( đề, thực, luận, kết) 4. PTBĐ: Biểu cảm. HĐ3 * Gọi học sinh đọc lại 2 câu đầu. - Các từ hào kiệt, phong lưu giúp chúng ta hình dung về một con người như thế nào? HS: Trả lời - Nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu là gì? Tác dụng? HS:Trả lời - Em nhận xét gì về giọng điệu câu thơ? HS: Nhận xét * Gọi học sinh đọc lại 2 câu thực. - Dựa vào chú thích, giải thích nghĩa của hai câu thơ? -Qua cách giải thích ấy, em hiểu gì về hoàn cảnh của người tù? HS: Trình bày - Em hãy chỉ ra phép đối giữa hai câu? HS: Trả lời - Em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ? Giọng điệu có gì khác so với hai câu thơ trên? HS: Nhận xét - Mặc dù là như vậy thế nhưng tư thế của người tù vẫn ntn? HS: Trả lời * Gọi học sinh đọc lại 2 câu luận. GV: Em hiêủ kinh tế là gì? Từ đó câu thơ đã toát lên khí thế, lí tưởng gì? HS: Chí khí ko dời đổi vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước,cứu đời(Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế). - Gắn với hoàn cảnh ra đời của bài thơ, theo em ý nghĩa tiếng cười ở đây là gì? HS: Tiếng cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù. -Hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc và giọng điệu của hai câu thơ? HS:Phép đối GV: phân tích nghệ thuật đối - Các từ: bủa, mở, ôm, cười thuộc từ loại gì? HS: Động từ * Gọi học sinh đọc lại 2 câu kết. - Theo dõi cặp câu kết, ta cần hiểu thân ấy, sự nghiệp là như thế nào? HS: Thân ấy: là con người PBC. Sự nghiệp: Cứu nước cứu dân đang theo đuổi. - Ý nghĩa của hai câu cuối khẳng định tư thế gì của tác giả? HS: Trao đổi, trình bày Hoạt động 4 Hướng dẫn tổng kết. III. Tìm hiểu văn bản 1.Hai câu đề => Phong thái ung dung, bình tĩnh, chủ động trong hoàn cảnh nguy nan. 2. Hai câu thực: => Tư thế người tù tự do với cái to lớn của vũ trụ. 3. Hai câu luận. => tầm vóc và năng lực lớn lao của người anh hùng. 4. Hai câu kết => Tư thế hiên ngang luôn đứng cao hơn hoàn cảnh và ý chí kiên định không kẻ thù nào bẻ gãy. IV. Tổng kết : Ghi nhớ sgk (T148) 4. Củng cố : Gọi HS đọc ghi nhớ. 5.Hướng dẫn về nhà : - Học bài và đọc thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung nghệ thuật. - Chuẩn bị: Đập đá ở Côn Lôn. Tuần 15 Ngày dạy : /12/2011 TPPCT:58 Lớp:81,2,. ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN - Phan Châu Trinh - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được đóng gáp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của người chiến sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, một giọng điệu hào hùng trong một số tác phẩm của Phan Châu Trinh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ 1.Kiến thức : - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX - Chí khí lẫm liêt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh . - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng : -Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản. 3.Thái độ -GD: Học sinh lòng yêu nước, khâm phục và biết ơn những vị tiền bối cách mạng. III CHUẨN BỊ: - GV: Nghiên cứu SGK,CKTKN, chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, - HS: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định: 2. Bài cũ: -Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông? 3.Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : HD tìm hiểu tác giả – tác phẩm. -Giới thiệu một vài nét chính về tác giả? HS: Dựa vào chú thích * trả lời. - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc tìm hiểu chung. GV hướng dẫn đọc: giọng hào hùng thể hiện khẩu khí ngang tàng cuả tác giả, trầm ở 4 câu sau GV: gọi học sinh đọc, nhận xét. - Thể thơ và PTBĐ của văn bản? -Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú, gồm 4 phần, tương ứng với 4 cặp câu. Nhưng ý kiến cho rằng: ở bài thơ này xét về ý thì 4 câu đầu là một ý, 4 câu sau là một ý. Nêu ý kiến của em? HS : - 4 câu đầu: Hình ảnh người anh hùng trong việc đập đá. - 4 câu cuối: Cảm xúc và suy nghĩ của tác giả I.Tác giả – tác phẩm. 1. Tác giả.( sgk) - Phan Châu Trinh ( 1872 – 1926). - Quê: Quảng Nam. 2. Tác phẩm. Bài thơ được viết khi PCT bị bắt lao động khổ sai ở Côn Lôn. II. Đọc – tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 3. PTBĐ: Biểu cảm. Hoạt động 3 : HD tìm hiểu chi tiết văn bản. * Gọi học sinh đọc lại 4 câu đầu. - Ở câu phá đề, qua từ làm trai, em hiểu gì về quan niệm sống của tác giả? LH: - Đã làm trai thì phải khác đời. ( PBC) - Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông Chỉ phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.( NCTrứ) - Ngay ở câu thơ này, gợi lên trước mắt ta hình ảnh gì? HS: Thế đứng của con người giữa đất trời. - Qua hai từ “đứng giữa”, em cảm nhận là thế đứng như thế nào? HS: Trả lời. - Những từ ngữ trong câu gợi cho em suy nghĩ gì về thế đứng của người tù cách mạng? GVBình: Xuất hiện lên một con người với vẻ đẹp hùng tráng, hiên ngang trước đất trời bao la... Chuyển ý: - Ba câu thơ tiếp theo tập trung miêu tả công việc gì? HS: Công việc đập đá ( câu 2,3,4). - Đất Côn Lôn là một nơi như thế nào? HS: Đó là một hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, nơi lưu đày, tù ảikhắc nghiệt, - Ở nơi đó, những người tù thường làm những công việc gì? HS: Công việc đập đá cực nhọc, vất vả. - Công việc đập đá được miêu tả qua những từ ngữ nào? HS: Trình bày - Tác giả đã sử dụng từ loại và nghệ thuật gì? Giọng thơ như thế nào? HS: Trả lời -Qua giọng thơ, biện pháp nghệ thuật, làm nổi bật công việc đập đá, hình ảnh người tù hiện lên như thế nào? - Từ đấy, thể hiện ý chí, khí phách gì của nhà thơ? Chuyển ý: * Gọi học sinh đọc 4 câu thơ còn lại.. GV:Chú ý hai câu đầu của đoạn và giải thích: -Tháng ngày, mưa nắng? -Thân sành sỏi, càng bề dạ sắt son? HS: Dựa vào chú thích để giải thích Ở hai câu thơ này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Giọng điệu như thế nào? HS: Trả lời - Người tù đã bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ gì? GV Bình: Gian khổ phải chịu đựng ko phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ, ý chí sắt son của người chiến sĩ cách mạng. Chú ý 2 câu kết. - Những kẻ vá trời là ai? HS: Hình ảnh Nữ Oa -> người chí sĩ cách mạng. - Vậy, đối với sự nghiệp cách mạng, tác giả đã có ý thức gì? GV: Em hiểu qua câu thơ: gian nan.con, tác giả đã có thái độ gì ? LH –GD: Nhiều anh hùng yêu nước -> Tình cảm đối với anh hùng DT. Hoạt động 4 Hướng dẫn tổng kết. Yêu cầu HS tổng kết phần nội dung và nghệ thuật của văn bản. III Tìm hiểu văn bản 1. Hình ảnh người anh hùng trong việc đập đá. - Làm trai: làm người anh hùng, hiên ngang, chí khí. - “ Đứng giữaCôn Lôn” -> Thế đứng đàng hoàng giữa biển rộng non cao. => Tư thế hiên ngang, sừng sững, một vẻ đẹp hùng tráng. - “ Lẫy lừng, lở núi non, xách búa, ra tay, đánh tan, đập bể” -> Động từ mạnh, nét bút khoa trương, giọng thơ hào hùng. -> Sức mạnh phi thường, hành động quả quyết, biến công việc khổ sai thành một cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh. => Khí phách hiên ngang, ý chí chiến đấu, tấm lòng yêu nước, coi thường thử thách, gian nan. 2. Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. - “ Tháng ngày.sỏi. Mưa nắng.son” -> Đối lập, giọng điệu như lời tự bạch. . => Thử thách gian nan, sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chí sĩ cách mạng. - “ Những kẻđất Gian nancon” ->Ý thức sâu sắc về sự nghiệp cứu nước-> công việc gian khổ nhưng vĩ đại. => Coi thường tù ngục, gian truân. 3.Ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế cách mạng của người chiến sĩ Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù. IV. Tổng kết : Ghi nhớ ( sgk) 4. Củng cố : Học sinh đọc ghi nhớ sgk 5. Hướng dẫn về nhà : - Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ,nắm nội dung và nghệ thuật. - Chuẩn bị: ôn tập dấu câu. TPPCT:55-58 Ngày/11/2011 TT: Châu Thanh Gương Tuần 15
Tài liệu đính kèm: