Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 125: Tổng kết phần văn

Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 125: Tổng kết phần văn

Lớp 8, Tiết 125

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có được:

 1. Kiến thức:

 - Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.

 - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

 - Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

 - Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.

 2. Kĩ năng:

 - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

 - Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

B. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

 - SGK, SGV, kế hoạch bài giảng.

 - Bảng phụ, máy chiếu.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 707Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 8 tiết 125: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8, Tiết 125 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, học sinh có được:
 1. Kiến thức:
	- 	Một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
	- 	Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
	- 	Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
	- 	Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
 2. Kĩ năng:	
	- 	Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
	- 	Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
B. CHUẨN BỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
	- 	SGK, SGV, kế hoạch bài giảng.
	- 	Bảng phụ, máy chiếu.
2. Học sinh:
	- 	Đầy đủ sách vở.
	-	Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Kiểm tra việc chuẩn bị bài.
II. Tổ chức dạy học bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động 
của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu:	Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp:	Hệ thống hoá bằng sơ đồ; thuyết trình.
Thời gian:	3 phút
* Giới thiệu khái quát về các văn bản được trích trong chương trình Ngữ văn 8.
- Lắng nghe.
- Quan sát sơ đồ.
- Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 chúng ta đã được học các cụm văn bản sau:
+ Văn học Việt Nam với các thể loại: Thơ, truyện kí, văn nghị luận.
+ Văn học nước ngoài với các thể loại: Truyện, kịch, văn nghị luận.
+ Văn bản nhật dụng.
- Quan sát sơ đồ.
- Sự đa dạng và phong phú về hình thức nghệ thuật cũng như nội dung.
- Các văn bản trích học ở chương trình Ngữ văn 8 chủ yếu là:
+ Truyện kí, thơ ca từ đầu TK XX đến 1945
+ Văn nghị luận: Trung đại, Hiện đại.
* Giới thiệu nội dung bài tổng kết phần văn (Tiết 125)
- Lắng nghe.
- Giới hạn nội dung ôn tập của tiết học: phần thơ ca Việt Nam từ đầu TKXX đến 1945.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hệ thống hoá kiến thức về các văn bản thơ
Mục tiêu:	HS nắm được kiến thức văn học Việt Nam về các tác phẩm thơ giai đoạn từ đầu TKXX đến 1945 một cách có hệ thống.
Phương pháp:	Thuyết trình, vấn đáp tìm tòi, trực quan.
Thời gian:	15 phút
* Hướng dẫn: Dựa vào bảng thống kê về các tác phẩm (từ bài 15) đã được chuẩn bị ở nhà, các em hãy thử tài phản ứng nhanh của mình qua phần tìm hiểu này.
I. Hệ thống hoá kiến thức về các văn bản thơ (đầu TKXX đến 1945):
- Trên màn hình có 3 cánh hoa bí ẩn. Hãy lựa chọn và mở ra xem trong mỗi cánh hoa đó yêu cầu em trình bày kiến thức cơ bản (tên văn bản, tác giả, thể loại, nội dung) về cụm bài nào?
- Trình bày.
(Bảng thống kê xem phụ lục)
kiến thức cơ bản (tên văn bản, tác giả, thể loại, nội dung) về cụm bài
- Đưa đáp án đối chiếu.
- Nhận xét, bổ sung, có thể cho điểm.
- Khuyến khích HS tham gia vào việc tìm hiểu các kiến thức.
- Lắng nghe.
Chốt: 
- Lắng nghe.
Bảng thống kê (phần phụ lục)
Nhận xét về nghệ thuật các tác phẩm thơ yêu nước và cách mạng?
1. Thơ ca yêu nước và cách mạng.
a. Hình thức nghệ thuật:
* Trước 1930: Thơ cổ điển 
* Sau 1930: hình thức thơ truyền thống nhưng nội dung rất hiện đại.
Những nội dung chính được đề cập đến trong các tác phẩm thơ yêu nước và cách mạng?
- Lắng nghe.
- Ghi bài.
b. Chủ đề tư tưởng: khí phách kiên cường, tinh thần lạc quan, khát vọng tự do và lòng yêu nước của các chiến sĩ cách mạng.
Chuyển ý:
2. Thơ ca lãng mạng:
(?) Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của trào lưu thơ ca cách mạng?
- Trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
a. Hình thức nghệ thuật: Thơ tự do + thơ truyền thống ® Thơ mới.
b. Chủ đề tư tưởng: Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu quê hương đất nước tha thiết, thầm kín của người dân mất nước.
Thuyết trình
- Lắng nghe.
- Trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức trẻ, bất hoà sâu sắc với xã hội nhưng chưa bắt gặp được ánh sáng của Đảng như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Thế Lữ... đã chọn cho mình cách thoát ly cuộc sống, cách thể hiện cảm xúc mãnh liệt bằng thể thơ tự do hay còn gọi là thơ mới.
Chuyển ý: Các tác phẩm thơ ca cổ khác với thơ mới như thế nào.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân biệt thơ cổ và thơ mới
Mục tiêu:	HS nắm được sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật của thơ cổ và thơ mới.
Phương pháp:	Thuyết trình, Thảo luận, nêu vấn đề
Thời gian:	15 phút
II. Sự khác biệt giữa thơ cổ và thơ mới:
- Tổ chức thảo luận nhóm: 6 nhóm (theo tổ)
Câu hỏi thảo luận:
(?) Chỉ ra sự khác biệt của thơ cổ và thơ mới qua các phương diện sau:
- Hình thức nghệ thuật?
- Nội dung cảm xúc?
- Thảo luận.
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
1. Về hình thức nghệ thuật.
2. Về nội dung cảm xúc.
- Đưa đáp án, chốt kiến thức.
(xem phụ lục)
- Dựa vào bài tập 1 phiếu học tập, em hãy chứng minh sự khác biệt mà chúng ta vừa tìm hiểu.
- Trình bày BT1.
- Nhận xét, bổ sung.
- Sự khác nhau giữa thơ cổ và thơ mới.
- Nêu tình huống: Nhìn vào bảng so sánh, giải quyết tình huống sau:
Biết em là HS lớp 8, có người hỏi em: Thơ mới và thơ cổ khác nhau ở những phương diện nào? Thơ mới mới ở điểm nào? Em sẽ trả lời ra sao?
Dựa vào bảng so sánh giải quyết tình huống
- Sự khác nhau giữa thơ cổ và thơ mới.
Hoạt động 4: Luyện tập (Kết hợp củng cố + dặn dò)
Mục tiêu:	HS khắc sâu kiến thức đã học về các văn bản thơ.
Phương pháp:	Thuyết trình, trực quan, gợi tìm, trò chơi.
Thời gian:	10 phút
- Luyện tập, ghi nội dung luyện tập
- Học thuộc lòng các bài thơ .
- Ôn tập cụm văn bản nghị luận, văn bản nước ngoài, văn bản nhật dụng .
- Luyện tập phần tiếng Việt (trang 130- sgk)
* Rút kinh nghiệm:..
......................................................................................................................................................................
PHỤ LỤC
1. Bảng thống kê các tác phẩm thơ từ đầu TKXX đến 1945 (chương trình Ngữ văn 8)
Văn bản
Tác giả
Năm 
ra đời
Thể loại
Nội dung cơ bản
Các văn bản thơ ca yêu nước từ đầu TKXX đến 1930
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
(Bài 15)
Phan Bội Châu 1867 - 1940
1914
Đường luật thất ngôn bát cú
Phong thái ung dung đàng hoàng, khí phách kiên cường bất khuất của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu
Đập đá ở 
Côn Lôn 
(Bài 15)
Phan Châu Trinh 1872 - 1926
1908 - 1910
Đường luật thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước.
Các văn bản thơ ca yêu nước và cách mạng từ 1930 đến 1945
Khi con tu hú 
(Bài 19)
Tố Hữu
1920 - 2002
1939
Thơ lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng.
Tức cảnh 
Pác Bó 
(Bài 20)
Hồ Chí Minh 1890 - 1969
1941
Đường luật, thất ngôn 
tứ tuyệt
tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.
Ngắm trăng 
(Bài 21)
Hồ Chí Minh 1890 - 1969
1942
Đường luật, thất ngôn 
tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong ngục tù khổ cực tăm tối.
Các văn bản thơ lãng mạng 1930 - 1945
Nhớ rừng
(Bài 18)
Thế Lữ
1907 - 1989
1932 - 1945
Thơ tự do tám chữ
Mượn lời con hổ khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước .
Ông đồ
(Bài 18)
Vũ Đình Liên
1913 - 1996
1932 - 1945
Thơ tự do năm chữ
Niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Quê hương (Bài 19)
Tế Hanh
1921
1932 - 1945
Thơ tự do tám chữ
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương trong sáng, thiết của nhà thơ.
2. Sự khác biệt giữa thơ cổ và thơ mới:
Phương diện
Thơ cổ
(Đường luật)
Thơ mới
(Tự do + truyền thống)
Nghệ thuật thơ
- Số câu chữ hạn chế.
- Số câu chữ không hạn định.
- Luật thơ chặt chẽ (bằng - trắc; phép đối; vần; nhịp điệu).
- Luật thơ linh hoạt, tự do.
- Hình ảnh thơ mang tính ước lệ.
- Hình ảnh thơ sáng tạo, lời thơ tự nhiên, gần với lời nói thường, không có tính chất ước lệ.
Nội dung cảm xúc
- Cảm xúc gò bó, khuôn mẫu, mang tính đạo lý của lớp nhà nho yêu nước.
- Cảm xúc chân thật, mãnh liệt, đề cao cái "tôi" cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 - TIET 125.doc