I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “ Tồn tại hay không tồn tại” của loài người.
- Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
2. Kĩ năng
- Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản.
- Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh
3. Thái độ
- Có những suy nghĩ đúng đắn và tích cực vận động người thân tham gia vào việc thực hiện dân số và kế hoạch hóa gia đình
- Tích hợp môi trường về: sự gia tăng dân số
Ngày soạn: 13/ 11/ 2010 Ngày giảng: 16/ 11/ 2010 Bài 15 Tiết 54, văn bản bài toán dân số I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “ Tồn tại hay không tồn tại” của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kĩ năng - Tích hợp với phần Tập làm văn, vận dụng kiến thức đã học ở bài Phương pháp thuyết minh để đọc- hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự trong văn bản. - Vận dụng vào việc viết bài văn thuyết minh 3. Thái độ - Có những suy nghĩ đúng đắn và tích cực vận động người thân tham gia vào việc thực hiện dân số và kế hoạch hóa gia đình - Tích hợp môi trường về: sự gia tăng dân số II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực 5. Kĩ năng tư duy phê phán 6. Kĩ năng ra quyết định III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Sưu tầm các bài viết nói về sự gia tăng dân số 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk; tìm hiểu về vấn đề gia tăng dân số ở địa phương. IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) IV. Các bước lên lớp 1. ổn định.( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ () 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động (1’) Trong Nhân dân hiện nay vẫn còn một số người có quan niệm: - Trời sinh voi, trời sinh cỏ. - Có nếp , có tẻ. - Con đàn cháu đống. Bởi những quan niệm ấy dẫn đến sinh đẻ tự do, vô kế hoạch làm cho dân số nước ta tăng nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới dẫn tới đói nghèo và lạc hậu. Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình từ lâu đã trở thành một trong những quốc sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Vậy bài toán dân số ấy thực chất ntn? HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1:Đọc - hiểu văn bản * Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản. - Sự hạn chế gia tăng dân số là con đường “ Tồn tại hay không tồn tại” của loài người. - Sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. Gv hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, chú ý các câu cảm; những phiên âm. Gv đọc mẫu Hs đọc Gv nhận xét và uốn nắn H: Văn bản này thuộc thể loại văn bản nào? H: Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ? Vì sao ? H: Xác định bố cục của văn bản và nêu nội dung chính của mỗi phần ? P1: Từ đầu -> sáng mắt ra. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. P2: Tiếp đến Ô thứ 31 của bàn cờ. Tốc độ gia tăng dân số P3: Còn lại. Kêu gọi cần hạn chế bùng nổ và gia tăng dân số. H: Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản là gì? - Vấn đề ds và KHHGD sự gia tăng dân số của con người H: Vấn đề này được đặt ra từ bao giờ ? - Vấn đề được đặt ra từ thời cổ đại H. Điều gì đã làm tác giả “ sáng mắt ra”? - Chính là một vấn đề rất hiện đại mới đặt ra gần đây, vấn đề DSKHHGĐ, thế mà nghe xong bài toán cổ, tác giả thấy đúng là vấn đề ấy dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.(Như bừng tỉnh nhận rõ ra vấn đề) . - Cụm từ này được đặt trong dấu ngoặc kép, hiểu theo nghĩa bóng H. Em có nhận xét chung gì về cách nêu vấn đề của tác giả và tác dụng? - Cách nêu vấn đề từ sự tỏ ý nghi ngờ, phân vân và không tin, lại có sự chênh lệch giữa các ý kiến cuối cùng bỗng “ sáng mắt ra” tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn theo dõi sự chú ý của người đọc H. Trong phần 2 của văn bản, tác giả dùng phương thức nào để làm nổi bật vấn đề đã nêu? - Chứng minh và giải thích H. Để chứng minh và giải thích vấn đề tác giả đã đưa ra câu chuyện, mục đích câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính? - Lấy bài toán hạt thóc tăng theo cấp số nhân, công bội là 2, nghĩa là nếu ô 1 đặt 1 hạt thóc thì: - ô 2= 2 6= 64 3= 4 7 = 128 4 =16 8 = 256 5 = 32 9 = 512 GV: cứ như thế tính lên con số sẽ tăng chóng mặt không ai có thể có đủ số thóc để thỏa mãn yêu cầu kén rể của nhà thông thái H: Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói ? - Gây tò mò, hấp dẫn cho người đọc mang lại KL bất ngờ - Là tiền đề so sánh sự gia tăng dân số - Là điểm tựa, đòn bẩy cho người đọc vào vấn đề GV: bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh trí tuệ, dẫn ra để so sánh với sự gia tăng dân số của loài người một cách tự nhiên thuyết phục. H: Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con ở của phụ nữ ở một số nước nhằm mục đích gì? - Đưa ra các con số chứng minh tỉ lệ sinh con của phụ nữ của một số nước khác trên TG + Châu á : ấn độ, Nê-pan,Việt Nam + Châu Phi: Ru an đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa gatx ca - Để cắt nghĩa vấn đề gia tăng dân số từ năng lực sinh sản tự nhiên của phụ nữ rất cao. Việc thực hiện sinh đẻ kế hoạch từ 1 2 con là rất khó. H: Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá và sự gia tăng dân số ở các nước này ? - Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn được xếp vào những nước chậm (đang) phát triển -. Khi kinh tế, văn hoá giáo dục thấp kém trình độ dân trí thấp không thể khống chế được sự bùng nổ gia tăng dân số. H: Qua đó em rút ra được kết luận như thế nào về mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số? - bằng việc dẫn ra những con số cụ thể về sự gia tăng dân số ở một số nước kém và chậm phát triển làm nổi bật mối quan hệ tất yếu dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ và lạc hậu, đói rét, sự mất cân đối về xã hội, tỉ lệ nghịch với sự phát triển về kinh tế văn hóa. GVbình: Sự bùng nổ dân số đi kèm với sự nghèo nàn lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không nâng cao, khi kinh tế văn hóa giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số, hai yếu tố đó tác động qua lại với nhau, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. H: Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số đến năm 2015, dân số thế giới sẽ là hơn 7 tỉ người nói lên điều gì? - Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số và hậu quả khôn lường đang thách thức nhân loại trong tương lai H. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao ? - HS hoạt động nhóm 8/ 2’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chốt: Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra hiểm hoạ của sự bùng nổ và gia tăng dân số. GV tích hợp vấn đề gia tăng dân số bằng việc liên hệ tình gia tăng dân số ở địa phương và chính sách dân số của Đảng và nhà nước ta hiện nay. H. Em có nhận xét chung gì về cách lập luận của tác giả ở phần thân bài? Bằng cách lập luận chặt chẽ số liệu tường minh, chính xác, đáng tin cậy có sức thuyết phục H. Từ sự chứng minh và phân tích trên, tác giả đã đưa ra lời kêu gọi như thế nào? - Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại là hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. H: Tại sao tác giả lại cho rằng: hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người ? Muốn sống, con người cần có đất đai. Đất đai không sinh ra, nhưng con người ngày càng nhiều hơn. Do đó, con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại. H: Qua những lời lẽ đó tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ của mình về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình ntn? H: Bài viết đem lại cho em những hiểu biết gì? em tự nhận thấy bản thân mình có trách nhiệm như thế nào trong việc hạn chế sự gia tăng và bùng nổ dân số? - Dân số VN 80 triệu người - Tỉ lệ tăng hàng năm là 1,3 % HĐ2, rút ra ghi nhớ - Mục tiêu: Rút ra giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. H: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật? - Đưa ra bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn. - Lập luận chặt chẽ, ngắn gọn, số liệu cụ thể. H: Qua văn bản giúp ta hiểu được điều gì? - Sự gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại của thế giới, là nguyên nhân dẫn đến cuộc sống đói nghèo, lạc hậu. - Hạn chế sự gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. Hs đọc và khái quát ghi nhớ. H. Qua tìm hiểu văn bản em rút ra ý nghĩa gì? - văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc và nhân loại. HĐ4, luyện tập - Mục tiêu: Xác định đúng yêu cầu bài tập và chỉ ra được tốc độ gia tăng dân số của thế giới. H: Từ năm 2000 đến tháng 9/2003, dân số thế giới tăng thêm bao nhiêu? - Khoảng 240 triệu người. 35’ 5’ 1’ I. Đọc, thảo luận chú thích. 1. Đọc 2. Thảo luận chú thích. - Thể loại: Văn bản nhật dụng - Các chú thích khác: (3); (4). II. Bố cục 3 phần III. Tìm hiểu văn bản. 1. Vấn đề bài toán dân số Bằng cách nêu vấn đề nhẹ nhàng mà khéo léo, tác giả đã tạo sự bất ngờ lôi cuốn người đọc vào vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. 2. Vấn đề về bài toán dân số xoay quanh bài toán cổ - Bài toán cổ như một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh trí tuệ, dẫn ra để so sánh với sự gia tăng dân số của loài người một cách tự nhiên thuyết phục. - Bằng việc dẫn ra những con số cụ thể về sự gia tăng dân số ở một số nước kém và chậm phát triển trong đó có Việt Nam, làm nổi bật mối quan hệ tất yếu dân số tỉ lệ thuận với sự nghèo khổ và lạc hậu, đói rét, sự mất cân đối về xã hội ảnh hưởng tới tương lai của các dân tộc và nhân loại. 3. Lời kêu gọi của tác giả. Mỗi người cần nhận thức rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó. IV. Ghi nhớ. V. Luyện tập 4. Củng cố (1’) Em học tập được gì từ cách lập luận của tác giả trong văn bản này ? Gv hệ thống KT bài 5. HDHT (1’) Tìm hiểu và nghiên cứu tình hình dân số ở địa phương Học bài và chuẩn bị: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Xác định hoàn cảnh sáng tác và thể thơ.
Tài liệu đính kèm: